Tạp chí Charlie Hebdo đã cho đăng hàng chục tranh biếm họa về ông Khamenei trong khuôn khổ cuộc thi mà họ phát động vào tháng 12/2022, nhằm ủng hộ phong trào biểu tình bắt đầu ở Iran hồi tháng 9 năm ngoái.

Lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei là nhân vật chính trị, tôn giáo quyền lực nhất Iran. Ảnh: Zuma

Theo báo Guardian, cuối ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Iran cho biết đã triệu tập Đại sứ Pháp Nicolas Roche vì vụ việc.

“Pháp không có quyền xúc phạm những điều thiêng liêng của các quốc gia Hồi giáo và những nước khác với lí do tự do ngôn luận. Iran đang chờ đợi lời giải thích và hành động đền bù của Chính phủ Pháp trong việc lên án những hành vi không thể chấp nhận được trên ấn phẩm ở nước này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh.

Trong một thông điệp trên Twitter, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cáo buộc Paris đã dung túng “hành vi xúc phạm” của tờ Charlie Hebdo vì “không có phản ứng quyết liệt và hiệu quả”. Ông Amir-Abdollahian nói, Tehran “sẽ không cho phép Chính phủ Pháp đi quá giới hạn của mình”, nhưng không nêu rõ nhà chức trách Iran định làm gì.

Các nội dung châm biếm về tôn giáo, đặc biệt về những tín đồ sùng đạo, đã khiến Charlie Hebdo trở thành đối tượng của nhiều vụ kiện tụng cũng như là mục tiêu công kích từ các thành phần cực đoan trên khắp thế giới.

Ngay tại Pháp, Charlie Hebdo cũng gây tranh cãi khi những người ủng hộ coi tạp chí là tiếng nói đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, còn những người chỉ trích lên án họ “khiêu khích không cần thiết”.

Tháng 1/2015, cả nước Pháp rúng động khi hai tay súng Hồi giáo xông vào tòa soạn của Charlie Hebdo ở thủ đô Paris và xả đạn thảm sát, nhằm trả thù việc tạp chí quyết định xuất bản tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad. Vụ việc đã khiến 12 người thiệt mạng.

Biểu tình ở nhiều nơi phản đối tranh biếm họa của Charlie Hebdo

Biểu tình ở nhiều nơi phản đối tranh biếm họa của Charlie Hebdo

Liên quan đến làn sóng phản đối tạp chí Charlie Hebdo của Pháp tiếp tục vẽ tranh biếm họa có nội dung báng bổ nhà tiên tri Mohamed. Ngày 16/1, hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối tạp chí Charlie Hebdo đã đồng loạt nổ ra tại nhiều nước Ả rập và Hồi giáo, với sự tham gia của hàng nghìn người.
Báo chí Hồi giáo phẫn nộ với Charlie Hebdo

Báo chí Hồi giáo phẫn nộ với Charlie Hebdo

 Truyền thông toàn cầu đã có phản ứng đa chiều về "ấn bản của những người sống sót" thuộc tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với trang bìa in hình biếm họa Đấng tiên tri Mohammed.