‘Tên lửa có tầm bắn xa nhất thế giới’ của Trung Quốc có thể được đưa vào biên chế của đơn vị tên lửa tại Hà Nam vào đầu năm nay.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất của Trung Quốc, đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

{keywords}

Với tầm tác chiến lên tới trên 14.500km, Washington mô tả DF-41 là tên lửa có tầm bắn xa nhất thế giới. Từ đơn vị tên lửa ở Hà Nam, DF-41 có thể bay tới lục địa Mỹ trong vòng nửa giờ qua cực Bắc, hoặc hơn một chút nếu vượt qua Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng nói rằng, hiện chưa rõ DF-41 có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng lớp của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương hay không.

“Không ai nghi ngờ về tầm bắn của DF-41 lên tới gần 15.000km. Nhưng chỉ vài phút sau khi phóng, tên lửa này có thể bị hệ thống phòng không của Mỹ chặn đứng tại căn cứ hải quân ở đảo Guam” – giáo sư He Qisong, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, nhận định.

Tên lửa di động DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn, đã qua thử nghiệm ít nhất 5 lần kể từ tháng 7/2014.

Thông tin từ trang Washington Free Beacon và tình báo Mỹ cho thấy, họ đã phát hiện ra đơn vị tên lửa của Trung Quốc tiến hành phóng thử DF-41 từ một bệ phóng di động trên đường sắt vào ngày 5/12.

Thử nghiệm này là dấu mốc quan trọng cho các nhà phát triển vũ khí chiến lược của Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy, Bắc Kinh đang có bước tiến trong việc xây dựng và triển khai DF-41 trên các toa tàu khó định vị, bên cạnh các bệ phóng di động trên bộ.

Andrei Chang, Tổng biên tập tờ báo về quân sự Kanwa, nhận định tỉ lệ không kích của DF-41 sẽ còn cải thiện hơn sau năm 2020, khi Trung Quốc hoàn thiện tên lửa điều hướng BeiDou sản xuất trong nước, giúp Trung Quốc ngừng phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ.

Nhưng ông Chang nói thêm, Mỹ có thể phát triển công nghệ gây nhiễu tín hiệu của hệ thống BeiDou. “Mỹ không tiếc công sức nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa mỗi năm. Cho tới nay, hệ thống tên lửa vẫn là một trò dọa dẫm mà các cường quốc chơi với nhau” – ông Chang nói.

Lê Thu

Nga dỡ bỏ tên lửa trên tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới

Nga sẽ dỡ bỏ hệ thống tên lửa của tàu ngầm Arkhangelsk, lớp Typhoon, tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trên thế giới trong năm 2016, theo một thỏathuận giữa Moscow và Washington.

Mỹ tiết lộ tên lửa hạ được chiến hạm Nga, Trung

Đầu đạn nhỏ và tốc độ lớn, tên lửa SM-6 cũng có thể đương đầu hiệu quả với tàu tuần dương lớp Kirov của Nga, hay tàu khu trục Type 52D của Trung Quốc.

Xem "tên lửa Mỹ" nã trúng xe tăng Nga

Quân nổi dậy ở Syria dường như đã tự quay lại cảnh họ lần đầu tiên phóng một tên lửa chống tăng TOW do Mỹ chế tạo vào một xe tăng T-90 của Nga.