Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu giảm 3.365 hộ nghèo, 1.346 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững

Để đạt được kết quả này, các cấp, ngành chức năng của tỉnh chú trọng xây dựng những mô hình giảm nghèo bền vững để từng bước nhân ra diện rộng.

Cụ thể, các mô hình đã được triển khai là hỗ trợ vốn vay, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề và chia sẻ kinh nghiệm… Nhiều hộ nghèo, cận nghèo được nâng cao năng lực sản xuất, thay đổi tư duy, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Thái Nguyên huy động các cấp, ngành cùng vào cuộc. Hội Nông dân có phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội Phụ nữ có phong trào giúp nhau xóa giảm nghèo, vươn lên làm giàu; Hội Cựu chiến binh có phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi.

Bình quân trên toàn tỉnh có gần 25.000 người được giải quyết việc làm mới/năm. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề cho gần 40.000 người/năm, trong đó có gần 3.000 người là lao động nông thôn.

Trong tháng 1/2023, nhân Tuần cao điểm Tết vì người nghèo, toàn tỉnh đã huy động được 25,4 tỷ đồng cho Quỹ Giảm nghèo của tỉnh; gần 39 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ gặp khó khăn đột xuất ổn định cuộc sống.

dân tộc thiểu số.jpg
Giảm nghèo bền vững cho người dân là một trong các mục tiêu quan trọng của Đảng, nhà nước. 

Khi các địa phương đưa chính sách vào thực tế

Tại Đồng Hỷ, huyện nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, lồng ghép nguồn vốn của các dự án khác với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để xây dựng các mô hình kinh tế; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo. Huyện đã hỗ trợ giống lúa, ngô lai năng suất cao, triển khai mô hình trồng đào, trồng na, hỗ trợ bò giống… 

Ngoài ra, thời gian qua, huyện còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ngày 16/10, UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2023. 

Tham gia hội thi có 15 đội đại diện cho 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với hơn 100 thí sinh. Đối tượng dự thi là cán bộ, hội viên Hội Nông dân; cán bộ làm công tác giảm nghèo; cán bộ văn hóa xã hội; trưởng xóm, tổ trưởng dân phố.

Nội dung thi tập trung vào các chương trình, dự án, chính sách theo văn bản pháp luật của Trung ương và của tỉnh ban hành để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. 

Tại huyện Quan Hóa, người dân được hỗ trợ về bảo hiểm y tế; giáo dục, đào tạo; việc làm và đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Số hộ nghèo năm 2021 là 3.738 hộ, năm 2022 là 3.154 hộ, năm 2023 là 2.520 hộ.

Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Số hộ nghèo và cận nghèo giảm từ 36.798 (vào cuối năm 2021) xuống còn 26.869 (vào cuối năm 2022). 

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới, mua con giống, cây giống, phương tiện hỗ trợ sản xuất. 

Tỉnh cũng trích ngân sách đầu tư hỗ trợ xây dựng 15 tuyến đường vào các xóm bản khó khăn, triển khai xây dựng 15 công trình lớp học, 3 công trình nhà văn hóa, 11 công trình điện lưới quốc gia, 2 công trình nước sinh hoạt tập trung bằng nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách.

Thái Nguyên xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc.