Từ năm 2019, có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế.

Không in thẻ mới, thẻ BHYT 2019 được dùng thế nào?

Mức đóng BHYT theo hộ gia đình năm 2019 có gì mới?

Theo BHXH Việt Nam, với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019, hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây.

Dễ dàng biết giá trị sử dụng thẻ

Ngoài ra, trên thẻ mới chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày nào, bỏ quy định ghi giá trị sử dụng đến ngày nào. Vì vậy, người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải đổi lại hằng năm. Việc cấp thẻ BHYT chỉ thực hiện với các trường hợp như: mất, hỏng, có thay đổi thông tin quản lý in trên thẻ (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, loại đối tượng, mã hưởng, thay đổi nơi khám chữa bệnh, thời gian đủ 5 năm liên tục). Ðể biết giá trị sử dụng thẻ, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số ghi trên thẻ; danh sách cấp thẻ lưu tại đơn vị quản lý đối tượng... hoặc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài theo số 1900 969 668 để được giải đáp.

Cấp lại thẻ trong 24 giờ

Cũng từ năm 2019, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT sẽ rút từ 7 ngày còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Ðối với trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày. Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện tại cơ quan BHXH quản lý thu và cấp thẻ BHYT trước đó. Người dân được đổi thẻ trong trường hợp chủ thẻ làm rách nát, mất thẻ BHYT hiện có. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc cấp lại ngay trong ngày nếu thông tin trong thẻ BHYT đó không có gì thay đổi.

{keywords}
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019, hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm.

Tăng mức đóng với nhiều đối tượng

Từ ngày 1-7-2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng kéo theo việc điều chỉnh mức đóng BHYT với nhiều đối tượng sẽ tăng lên 67.050 đồng/tháng, thay cho 62.550 đồng/tháng như hiện nay. Cùng đó, mức đóng BHYT theo hộ gia đình trong năm 2019 cũng được điều chỉnh tăng đối người thứ nhất là 67.050 đồng/tháng, người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; người thứ 3 là 40.230 đồng/tháng; người thứ 4: 33.525 đồng/tháng và từ người thứ 5 trở đi 26.820 đồng/tháng.

Điều kiện để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh

Theo quy định, trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Từ ngày 1-1 đến 30-6-2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 208.500 đồng/ người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng).

Bệnh nhân HIV được BHYT chi trả nhiều dịch vụ

Theo Thông tư 27/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành về hướng dẫn thực hiện BHYT và khám chữa bệnh BHYT liên quan đến HIV/AIDS, người nhiễm HIV tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS sẽ được Quỹ BHYT chi trả cho các khoản sau:

Thuốc kháng HIV; xét nghiệm HIV trong khám chữa bệnh đối với phụ nữ thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng virus HIV và dịch vụ khám chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn; xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro; điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Ðến thời điểm này, đã có 90% bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT. 

Hàng loạt thuốc được BHYT chi trả

Từ năm 2019, Bộ Y tế áp dụng danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh...

(Theo NLĐ)

Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 1/1/2019

Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 1/1/2019

BHXH TP HCM vừa có công văn hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ ngày 1-1-2019.