Trợ lý ảo thông minh cho các cuộc họp. Tencent Meet đã công bố ra mắt trợ lý ảo thông minh của mình. Phần mềm có thể “tóm tắt các bài thuyết trình trước đó, tạo lời nhắc tự động và ghi lại cuộc họp một cách thông minh”. Trong ứng dụng, với các bảng trò chuyện, người dùng có thể nhấp vào nút “Bạn vừa nói gì?” và trợ lý ảo thông minh sẽ cung cấp những nội dung chính của báo cáo. 

Ngoài ra, trợ lý ảo thông minh còn tự động xác định chủ đề chính của hội nghị và khi một trong các diễn giả đề cập tới chủ đề đó, nó sẽ chủ động thông báo cho người sử dụng.

Theo tuyên bố chính thức của Tencent Meet, bằng cách bật "ghi âm thông minh", người dùng sẽ có thể nhận được "phút thông minh", "điểm nói chuyện thông minh" và "tổng quan về bài phát biểu", giúp họ "nhanh chóng xem lại cuộc họp kéo dài một giờ chỉ trong vòng 5 phút". 

Các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc bắt tay hợp tác. Hai gã khổng lồ Huawei Technologies và Xiaomi Corp đã chấm dứt tranh chấp bằng sáng chế và ký kết thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế cho nhiều công nghệ truyền thông khác nhau. Trước đó, Huawei, công ty nắm giữ số lượng bằng sáng chế 5G lớn nhất thế giới đã kiện Xiaomi vi phạm bằng sáng chế về công nghệ 4G LTE, phương pháp khóa màn hình và chụp ảnh trên smartphone.

Hai gã khổng lồ Huawei Technologies và Xiaomi Corp đã chấm dứt tranh chấp bằng sáng chế và ký kết thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế cho nhiều công nghệ truyền thông khác nhau. 

Xu Ran, Tổng Giám đốc của Xiaomi cho biết, thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế mới “cho thấy cả hai bên đều công nhận và tôn trọng tài sản trí tuệ của nhau”. Thỏa thuận này cũng báo hiệu Huawei và Xiaomi đang chuẩn bị cạnh tranh với Apple ở phân khúc smartphone cao cấp.

Mua sắm trực tuyến cho người Mỹ. TikTok, thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, đã chính thức ra mắt dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop tại Mỹ. Hiện tại, nút “Cửa hàng” trên ứng dụng đang có sẵn cho 40% người dùng.

Theo đại diện TikTok, 150 triệu người dùng Mỹ sẽ có thể sử dụng chức năng này vào đầu tháng 10/2023. TikTok Shop cho phép người dùng Mỹ khám phá và mua các sản phẩm được sử dụng trong các chương trình phát sóng và video trực tiếp.

Hơn 200.000 người bán đã đăng ký dịch vụ. TikTok cũng vận hành chương trình Fulfill by TikTok cung cấp cho người bán tất cả các dịch vụ hậu cần, bao gồm lưu trữ, đóng gói và giao sản phẩm.

Apple phải đối mặt với đối thủ nặng ký tại Trung Quốc. Sự ra mắt của dòng điện thoại thông minh iPhone 15 hỗ trợ 5G đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều của người Trung Quốc. Trên mạng xã hội, người dùng Trung Quốc đánh giá phiên bản điện thoại thông minh chủ lực mới nhất của Apple không có những thông số mới ấn tượng. Một số người viết rằng iPhone mới không thể so sánh với điện thoại thông minh Mate 60 Pro và Mate 60 Pro+ của Huawei.

Các mẫu điện thoại thông minh nội địa mới nhất đã khơi dậy làn sóng yêu nước, tượng trưng cho việc người dân Trung Quốc sẵn sàng bất chấp các lệnh trừng phạt công nghệ của Mỹ. Mặc dù tại Trung Quốc vẫn có hàng chục nghìn người hâm mộ iPhone một cách cuồng nhiệt, nhưng Apple sẽ phải đối mặt với một trong những mùa bán hàng khó khăn nhất tại quốc gia này.

Tham quan quá khứ bằng công nghệ tương lai. ZTE - một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại di động lớn nhất Trung Quốc, và China Mobile đang giúp Bảo tàng “Tang West Market Museum” thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số. Để làm được điều này, họ đã tạo ra cơ sở hạ tầng đám mây và 5G, công cụ metaverse cũng như nền tảng thực tế ảo và mở rộng. Thông qua các chuyến tham quan trực tuyến các di tích và triển lãm văn hóa, du khách sẽ có được trải nghiệm hoàn toàn mới, “vượt qua thời gian và không gian, họ sẽ xoa dịu tiếc nuối vì không được tận mắt chứng kiến ​​sự nở rộ của văn hóa thời nhà Đường”.

Trong tương lai, các nhà phát triển lên kế hoạch sẽ xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”. Bằng cách kết hợp các công nghệ blockchain từ khắp nơi trên thế giới, một nền tảng đa quốc gia sẽ được tạo ra để đăng ký, trao đổi, giao dịch và phân phối các tác phẩm nghệ thuật bằng các ngôn ngữ, danh mục và tiền tệ khác nhau.

Học tập dễ dàng cho mọi người. Qiu Yumo, một nữ sinh 13 tuổi đến từ Trung Quốc, đã tạo ra AI Button, một nền tảng giáo dục sử dụng trí tuệ nhân tạo, để giúp quy trình giáo dục trở nên dễ tiếp cận hơn. Học sinh chỉ cần nhập tài liệu cần học và trợ lý ảo thông minh sẽ cung cấp các điểm mấu chốt và các đề xuất được cá nhân hóa, từ đó giúp cải thiện trải nghiệm học tập của người học.

AI Button không chỉ giúp củng cố kiến ​​thức đã học và chuẩn bị cho kỳ thi, mà còn thu hút học sinh tham gia các hoạt động xã hội và khuyến khích các em sáng tạo các dự án của riêng mình. Nền tảng này hiện hỗ trợ tiếng Trung và tiếng Anh.

(Theo vc.ru)