Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi. Vì vậy, nó được xem là một trong những thiên hà “già” nhất mà con người từng phát hiện.

XMM-2599 sản sinh ra vô số vì sao trong suốt cuộc đời của mình rồi đột nhiên dừng lại. Sự biến mất đột ngột và không giải thích được khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Họ cho rằng, diễn biến khó lường này chưa từng xảy ra trong tiền lệ của lịch sử thiên văn.

“Ngay từ khi vũ trụ chưa đầy 2 tỷ năm tuổi, XM-2599 đã ra đời và có tới tận 300 tỷ mặt trời. Điều này khiến nó trở thành một thiên hà vô cùng phức tạp và rực rỡ”, Benjamin Forrest, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

“Đáng chú ý hơn, XM-2599 đã “lớn” nhanh một cách đáng kinh ngạc khi vũ trụ chỉ mới 1 tỷ năm tuổi. Đồng thời, nó đột ngột dừng lại khi vũ trụ 1,8 tỷ năm tuổi. Vòng đời như vậy là rất bất thường đối với một thiên hà như XM-2599”.

{keywords}

Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi.

Hiện tượng “sớm nở chóng tàn” này trái ngược hoàn toàn với quy luật hoạt động của các thiên hà mà khoa học thiên văn từng biết.

“Nó thách thức các mô hình chúng tôi vốn dùng để giải thích sự hình thành vũ trụ. Chúng tôi không biết vì sao nó không tiếp tục sản sinh thêm các vì sao nữa. Có thể do nó đã cạn kiệt năng lượng hoặc đã có sự xuất hiện của các hố đen”, Benjamin nói.

Vào thời kì cực thịnh, mỗi năm XM-2599 sản sinh ra những ngôi sao lớn gấp 1.000 lần mặt trời của chúng ta. Tốc độ này lớn hơn bất kì thiên hà nào từng được phát hiện. Một cách dễ so sánh, Dải ngân hà của chúng ta chỉ sản sinh ra được 1 ngôi sao mỗi năm.

Do thiên hà này nằm ở rất xa, ánh sáng từ nó cần rất nhiều năm để đến được Trái đất, vì vậy, những gì chúng ta quan sát được bây giờ thực ra đã xảy ra từ nhiều tỷ năm trước.

“Hiện tại chúng tôi không biết XM-2599 đã trở thành thứ gì. Có thể nó đang ở một hình thái nào đó ngoạn mục không kém. Chúng tôi biết khối lượng của nó vẫn còn rất lớn. Lực hấp dẫn do nó tạo ra kéo các thiên hà khác lại gần và biết đâu, XM-2599 có thể tỏa sáng một lần nữa”, Wilson nói.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ cao tại đài thiên văn Keck để tìm hiểu sâu hơn về XM-2599. Hi vọng trong tương lai, họ sẽ đưa ra được lời giải thích hợp lý về sự “biến mất” của thiên hà kì lạ này.

Trường Giang (Theo The Independent)

Kính viễn vọng “uy lực” nhất trái đất nói lời chia tay với loài người

Kính viễn vọng “uy lực” nhất trái đất nói lời chia tay với loài người

Sau hơn 16 năm quan sát vũ trụ, ngày 30/1/2020, kính viễn vọng không gian Spitzer đã kết thúc sứ mạng của mình bằng nhiệm vụ cuối cùng. Thế chỗ cho nó sẽ là loại kính viễn vọng đời mới của NASA.