Giá cả leo thang, cả người mua và người bán đều “méo mặt”
Dạo qua các khu chợ dân sinh, các tiểu thương cho biết họ đang phải chật vật với việc tăng giá. Tăng theo giá xăng để bù chi phí thì không bán được hàng, không tăng thì buôn bán không có lời. Tại các chợ trên địa bàn quận Thanh Xuân, so sánh với thời điểm đầu tháng 6, giá nhiều loại thực phẩm, rau củ giá tăng rất cao như rau muống tăng từ 18.000 nghìn đồng/mớ lên 25.000 nghìn đồng/mớ. Giá cà rốt cũng lên tới 30.000 đồng/kg, cao nhất trong vài năm trở lại đây.
Chị Thu Hằng (Khương Trung, Thanh Xuân) chia sẻ: “Mình đi cả chợ và siêu thị hàng ngày nên nhận thấy một số mặt hàng tại siêu thị bình ổn, có giá tốt hơn ở chợ. Ví dụ như thịt vai xay ở chợ là 150.000 đồng/kg, trong khi siêu thị là 130.000 đồng/kg.”
Khảo sát tại một số chợ dân sinh, giá thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm tăng thêm khoảng 10.000 - 30.000 đồng/kg, giá các loại thủy, hải sản cũng tăng tương tự.
Đại diện WinMart /WinMart+ cho biết, siêu thị đã nỗ lực đàm phán với các nhà cung cấp để neo giá được ở mức tốt nhất, đặc biệt với mặt hàng nhu yếu phẩm. Đồng thời WinMart/WinMart+ cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá định kỳ 2 lần một tháng với hàng trăm mặt hàng thiết yếu như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, đồ uống, thời trang, hóa mĩ phẩm.
Trong bối cảnh kinh tế đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, sức mua còn yếu, việc tăng giá hàng hóa là việc làm bất đắc dĩ với cả tiểu thương và các doanh nghiệp. Cả người bán và người mua đều “méo mặt” khi điều chỉnh tăng giá. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá cả hàng hóa vẫn phải tuân theo cơ chế thị trường. Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao khi giá xăng giảm, một số mặt hàng đã tăng trước đó chưa giảm. Lý giải điều này một số chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế nền kinh tế thị trường, nhưng giá cả thị trường lên xuống do biến động chuỗi cung ứng cần có độ trễ nhất định, tức có thể hiểu là cần một khoảng thời gian để các ngành nghề, lĩnh vực điều chỉnh giá cả.
Hơn thế nữa, xăng, dầu là chủng loại hàng hóa đặc biệt, khi giá cả mặt hàng này có biến động thì chắc chắn tác động ít nhiều đến nhiều mặt hàng khác, tuy nhiên không phải ngay lập tức và tùy ngành nghề, lĩnh vực sẽ có mức tác động khác nhau.
Siêu thị bình ổn giá, “giữ chân” khách hàng
Hơn bao giờ hết, việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu tác động rõ rệt tới đời sống của người dân, đặc biệt là người công làm công ăn lương, lao động tự do thu nhập thấp…
Linh hoạt và thích ứng nhanh với sự biến động của giá xăng thời gian qua, nhiều chuỗi bán lẻ có những phương thức bán hàng sáng tạo. Chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đã cho ra mắt thị trường các sản phẩm nhãn hàng riêng đặc trưng, gồm: WinMart Good (thực phẩm khô); WinMart Cook (thực phẩm chế biến); WinMart Home (đồ gia dụng); WinMart Care (chăm sóc cá nhân). Tất cả các nhóm sản phẩm này hiện có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.
Đặc biệt, WinCommerce gần đây còn cho ra mắt nhãn hiệu Beng’s - chuyên về các loại thực phẩm tiện lợi, chất lượng tốt với giá thành bình dân, hướng đến mục tiêu cung cấp đa dạng lựa chọn về sản phẩm và mức giá, để mọi khách hàng có thể thoải mái chọn lựa theo nhu cầu và thị hiếu riêng của mình. Trong thời gian tới, sản phẩm nhãn hiệu riêng Beng’s sẽ được tiếp tục được đa dạng hóa về số lượng và chủng loại. Các mặt hàng này ra đời không chỉ đem tới cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú, phù hợp túi tiền mà còn đem lại doanh thu, lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
“Bên cạnh các mặt hàng nhãn riêng phân khúc bình dân, chúng tôi cũng phát triển các nhãn hàng thực phẩm chất lượng cao như rau sạch tiêu chuẩn Nhật Bản WinEco, gạo Ngọc Nương, trứng gà và các sản phẩm từ thịt mang nhãn hiệu O’lala; cũng như kế thừa thế mạnh của Tập đoàn Masan với sản phẩm thịt mát tiêu chuẩn châu Âu MEATDeli với giá thành cạnh tranh so với chợ truyền thống.
WinCommerce (đơn vị vận hành chuỗi WinMart/WinMart+) không chỉ là một đơn vị bán lẻ mà còn đóng vai trò là nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm với quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Đây cũng chính là lợi thế của WinCommerce trong việc chủ động kiểm soát chất lượng và giá thành sản phẩm trước những biến động thị trường.” - bà Tạ Thị Minh Hợp - Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ chia sẻ.
WinCommerce hiện là chuỗi bán lẻ lớn nhất cả nước về quy mô với hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ trên toàn quốc. Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã mở mới hơn 300 điểm bán trên toàn quốc nhằm tăng độ phủ, phục vụ người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Vĩnh Phú