Theo đó, bổ sung thêm 04 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên vào điểm c Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV gồm:

- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

- Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

{keywords}
 

3 trường hợp khác hiện hành vẫn đang áp dụng bao gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương.

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV.

Thông tư 03/2021/TT-BNV có hiệu lực thi hành từ 15-8-2021.

(Theo Người Lao Động)

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 có thể sẽ lỡ hẹn?

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 có thể sẽ lỡ hẹn?

Làn sóng dịch bệnh thứ 4 bùng phát đã tác động mạnh đến hầu hết người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Vì thế, rất có thể đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ lỡ hẹn sau nhiều năm liền điều chỉnh...