- Đông đảo bạn đọc đã rất bức xúc sau khi đọc bài “Chế biến thạch dừa trắng ngon nhờ phân bón”. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Danh sách ‘đen’ có thêm thạch dừa?

Ý kiến của email nhanedu02@gmail.com: “Cám ơn tác giả. Thêm thạch dừa vào danh sách ‘đen’. Bây giờ chạy trời không khỏi thực phẩm ‘bẩn’. Làm sao con cái chúng ta không biến dị đây? 

Đầu độc kiểu này khác gì tội ‘giết’ người. Phải đem xử nghiêm làm gương thì họa may...”

Bạn Minh Tâm (email mtamc2@gmail.com thốt lên: “Ôi thạch dừa Bến Tre. Thà không có thạch dừa, chứ có thạch dừa thế này thì… Còn gì là niềm tự hào của dáng đứng Bến tre?”

Giọng ‘giễu’ của email phpxy007@yahoo.com: “Kinh nghiệm là …không nên nhìn người ta chế biến, nếu biết rùi hết muốn ăn luôn! 

Bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) xác nhận: “Tôi là người quê ở Bến Tre, tôi đã thấy người ta làm thạch dừa như thế này 8 - 9 năm nay rồi. Toàn bộ rau câu thạch dừa trên thị trường (bất kể do ai sản xuất) đều lấy hàng từ Bến Tre. Dù bạn mua hàng giá rẻ hay hàng nhiều màu, nhiều hình dạng khác nhau giá cao thì cũng đều từ một gốc.

Cùng với trà trân châu, rau câu thạch dừa là món ăn chơi xuất xứ từ Đài Loan. Hơn 10 năm trước, người Đài Loan sang VN mua dừa tươi mang về Đài Loan lấy nước làm thạch dừa. Chi phí vận chuyển cao buộc họ phải chế biến thạch dừa bán thành phẩm tại VN. Họ truyền đạt lại công nghệ chế biến cho người VN. Tuy nhiên, nếu làm theo công nghệ của họ (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) thì giá rất cao chỉ phù hợp với túi tiền của người Đài Loan. 1 hộp rau câu thạch dừa nhiều màu sắc, hình dạng, mùi vị nhập khẩu lúc ấy có giá đến gần 200 nghìn. 200 nghìn của những năm đầu thế kỷ 21 giá trị hơn 200 nghìn bây giờ nhiều lắm. 

Các ‘chuyên gia hóa chất’ ở chợ Kim Biên không mấy khó khăn nghĩ ra cách ‘thay đổi công nghệ’ để giảm chi phí. Ngay lập tức, rau câu thạch dừa từ hàng nhập khẩu chuyển thành 100% ‘made in VN’ bán tràn lan trên thị trường với giá siêu rẻ. 

Đừng nói chi thạch dừa, còn có rau tươi bị phun hóa chất độc hại nữa. Nói đến thạch dừa ‘bẩn’ có thể đổ lỗi cho Bến Tre, còn rau thì trên cả nước VN này, có vẻ nơi nào cũng… như nhau!”

Bạn Hoàng Trung (email hta52007@gmail.com) lo lắng: “Thức ăn thức uống thế này! Có lẽ dân mình sẽ thoái hóa nòi giống mất!

Chia sẻ của email nguyetphamvn@yahoo.com: “Đừng hỏi tại sao dân mình lúc này ung thư nhiều quá?”

Bạn Nguyễn Tâm phụ họa: “Ôi bảo sao càng ngày càng nhiều người vô sinh? Là vì thế.”

Tâm trạng của bạn Hồng (email hoanghongpham@yahoo.com): “Mình rất thích ăn thạch dừa, đọc bài này hoảng quá!”

Mong mỏi cơ quan có trách nhiệm vào cuộc

Ý kiến của email meru_tl@yahoo.com: “Thực phẩm như thế thì rồi nhiều nhiều bệnh viện mọc lên nữa cũng không đủ chỗ chứa bệnh nhân ung thư.

Kiếm những đồng tiền bằng cách tàn ác như thế thì rồi ‘quả báo nhãn tiền’ thôi. 

Các cơ quan chức năng đâu rồi?”

Bạn Chi Lăng (email rockiessoul@yahoo.com) sợ sệt: “Thôi chết, thạch dừa là món khoái khẩu của tôi từ nhỏ. Từ mai bỏ gấp. Hơi hối hận là đã ăn tương đối nhiều! 

Nhưng sao không thấy sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhỉ?”

Chia sẻ của email vanthu368@yahoo.com: “Sau khi đọc bài báo này thấy hãi hùng quá! Mọi người đừng ăn thạch dừa nữa. Cơ quan chức năng hãy vào cuộc đi, đừng làm lơ cho những người mất đạo đức này nữa.”

Bạn Nhân Chính (email thuytien89@gmail.com) lên án: “Đây phải coi là tội ác, vì lợi nhuận mà các chủ cơ sở làm thạch dừa này không từ một thủ đoạn nào. Vậy cơ quan vệ sinh và an toàn thực phẩm ở đâu? Làm gì?”

Email hungvuong@gmail.com tán đồng: “Người làm thạch dừa coi đồng tiền hơn sinh mạng con người! Hỡi các vị của các cơ quan chức năng, các vị đang ở đâu?”

Thắc mắc của email scandalbody@yahoo.com.vn: “Cơ quan chức năng ở Bến Tre không làm được gì sao?”

Email thietkhafeed@yahoo.com.vn nêu câu hỏi: “Không biết đọc xong bài báo này các bác ở cơ quan chức năng nhà mình nói gì nhỉ? Các bác nhận lương nhà nước để kiểm tra phát hiện mà chưa thấy vụ nào ra hồn, khi có thông tin từ báo chí thì lại nghe điệp khúc ‘sẽ cho kiểm tra lại’.”

Bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) nhắc nhở: “Tôi đã nhiều lần đề xuất xây dựng ‘hàng rào kỹ thuật’ không phải chỉ để đối phó với hàng công nghiệp kém chất lượng mà còn cả với hàng thực phẩm kém vệ sinh. Nhưng người có trách nhiệm vẫn thờ ơ vì đủ thứ lý do!

Như thế thì, rau câu thạch dừa cũng sẽ không phải là món ăn ‘mất vệ sinh’ cuối cùng!”

Mong mỏi của email long82lc@gmail.com: “Các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật cần vào cuộc để điều tra. Đây là một hành vi gián tiếp giết người, phải xử lý ngiêm khắc để răn đe, nếu không thế hệ sau của chúng ta sẽ ra sao?

“Thật là kinh khủng. Sau bài này và cho đến khi các cơ quan ‘sờ’ đến, thì người dân tiêu thụ bao nhiêu thạch dừa rồi. Sức khỏe ảnh hưởng ra sao?

Không thể hiểu nổi những người làm thạch dừa lại xem thường sức khỏe cộng đồng đến như vậy! Đề nghị cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra các cơ sở sản xuất thạch dừa và cho nhân dân biết.Trước hết người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình không sử dụng sản phẩm độc hại này”, đó là ý kiến của email ngotanthuytien@yahoo.com.

Kiến nghị của email duongdien91@gmail.com: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng nâng cao hơn nữa trách nhiệm để tìm ra và xử lý thỏa đáng những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ý thức kém, đầu độc người tiêu dùng như thế này.” 

Ban Bạn đọc