1. Cảng biển này có tên là gì?

  • Cảng Vân Đồn
    0%
  • Cảng Đà Nẵng
    0%
  • Cảng Quy Nhơn
    0%
  • Cảng Vũng Tàu
    0%
Chính xác

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đào nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh. Huyện Vân Đồn bao gồm hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển, bảo vệ đất nước.

Từ thế kỷ XI, các vị vua người Việt đã nhận ra điều này và cho xây dựng Vân Đồn thành cảng biển quy mô hàng đầu trong khu vực.

2. Vị vua nào đã ra lệnh thành lập cảng Vân Đồn?

  • Vua Lý Thái Tổ
    0%
  • Vua Lý Anh Tông
    0%
  • Vua Trần Thái Tông
    0%
  • Vua Trần Anh Tông
    0%
Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1149, vua Lý Anh Tông chính thức thành lập trang Vân Đồn. Kể từ đó, Vân Đồn trở thành thương cảng lớn và là trung tâm tâm buôn bán sầm uất bậc nhất Đông Nam Á.

Lịch sử ghi nhận thuyền buôn của rất nhiều quốc gia khác nhau đã ghé thăm cảng Vân Đồn, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Hà Lan,…

3. Trận Vân Đồn năm 1288 là bước ngoặt trong cuộc chiến chống quân xâm lược nào của Việt Nam?

  • Quân Nam Hán
    0%
  • Quân Minh
    0%
  • Quân Nguyên – Mông
    0%
  • Quân Thanh
    0%
Chính xác

Năm 1288, quân và dân Đại Việt do danh tướng Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan đoàn thuyền lương của quân xâm lược Nguyên – Mông ở trận Vân Đồn.

Chiến thắng này đóng vai trò quyết định trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 3 của người Việt.

4. Thương cảng Vân Đồn luôn được duy trì an ninh rất chặt chẽ. Để đề phòng người ngoại quốc có thể trà trộn và tấn công, binh lính Đại Việt thường nhận biết nhau bằng thứ gì?

  • Áo giáp
    0%
  • Vũ khí
    0%
  • Giày
    0%
  • 0%
Chính xác

Dưới triều đại nhà Trần, thương cảng Vân Đồn được bảo vệ rất kỹ. Các rào gỗ được dựng ở chỗ buôn bán và nhiều nơi hiểm yếu xung quanh cảng.

Ngoài ra, tướng Trần Khánh Dư còn lệnh cho quân lính tại Vân Đồn đội mũ Ma Lôi để kẻ thù không thể giả dạng và xâm nhập. Đây là loại mũ đặc biệt chỉ sản xuất tại hương Mai Lôi, Hồng Lộ (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay).

5. Thương cảng Vân Đồn từng suy tàn và không còn hoạt động dưới triều đại nào?

  • Nhà Nguyễn
    0%
  • Nhà Mạc
    0%
  • Nhà Lê sơ
    0%
  • Nhà Hậu Lê
    0%
Chính xác

Đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, Vân Đồn mất đi vị thế của mình và có thời điểm bị ngừng hoạt động. Nguyên nhân bao gồm việc có nhiều hải cảng khác được xây dựng mới, đồng thời nhà Nguyễn cũng ban hành một số chính sách khắt khe với ngoại thương. Tuy nhiên, đến hiện tại, Vân Đồn đang là khu kinh tế ven biển quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam.