1. Cuốn từ điển này được xuất bản vào thế kỷ nào?

  • Thế kỷ XV
  • Thế kỷ XVI
  • Thế kỷ XVII
  • Thế kỷ XVIII
Chính xác

Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La Tinh, hay Việt – Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latium), in tại Roma năm 1651 và được xem là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.

Khi đó, các nhà truyền giáo phương Tây dưới sự bảo trợ của Bồ Đào Nha đã tới Việt Nam (bấy giờ đang bị chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài) để truyền giáo. Họ học tiếng Việt và tìm cách tạo ra hệ thống chữ viết dựa trên chữ Latinh. Cuốn từ điển Việt – Bồ - La là thành quả đúc kết trong nhiều năm nghiên cứu của những giáo sĩ này.

2. Từ điển Việt – Bồ - La gắn liền với tên tuổi của ai?

  • Bác sĩ Alexandre Yersin
  • Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
  • Giáo sĩ Joseph Marchand
  • Giáo sĩ Pigneau de Béhaine
Chính xác

Alexandre de Rhodes (1593-1660) là giáo sĩ và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông là một trong những người truyền giáo đầu tiên có mặt tại Việt Nam thời kỳ phong kiến.

Từ năm 1624, Rhodes đã tới Việt Nam 5 lần. Trong nhiều năm, ông sinh sống cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, đồng thời tiếp thu ngôn ngữ của người Việt. Năm 1651, Rhodes dùng trải nghiệm của bản thân và kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp để hoàn thành từ điển Việt – Bồ - La, với khoảng 8.000 từ tiếng Việt được dịch ra tiếng Bồ Đào Nha và Latinh. Cuốn từ điển này tiếp tục được nhiều người kế thừa để phát triển chữ Quốc ngữ.

3. Chữ Quốc ngữ chính thức trở thành chữ viết toàn dân của người Việt từ năm nào?

  • 1936
  • 1945
  • 1954
  • 1975
Chính xác

Tháng 9/1945, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh số 20, quy định toàn dân phải học chữ Quốc ngữ. Lúc này, chữ Quốc ngữ đã chính thức thay thế chữ Hán, trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, chữ Quốc ngữ có thêm những cải tiến để hoàn thiện như ngày nay.

4. Tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được xuất bản ở đâu?

  • Hà Nội
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Sài Gòn
Chính xác

Gia Định báo là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, ra mắt ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Gia Định báo phát hành trong khu vực chiếm đóng của Pháp, bấy giờ là ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nội dung xoay quanh các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền và kinh tế, xã hội.

5. Trong Lời kêu gọi chống nạn thất học năm 1945, Bác Hồ nhấn mạnh có bao nhiêu % dân Việt Nam mù chữ vào thời điểm đó?

  • 30%
  • 50%
  • 70%
  • 90%
Chính xác

Ngày 3/9/1945, Bác Hồ chủ trì cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, người nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào ta mù chữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.

Theo đó, Chính phủ ban hành các sắc lệnh để hỗ trợ nông dân, thợ thuyền tham gia các lớp học bình dân vào buổi tối. Việc học chữ trở nên bắt buộc nhưng hoàn toàn miễn phí. Mục tiêu là trong thời hạn một năm, toàn thể nhân dân Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Đến năm 1958, Việt Nam đã thành công xóa mù chữ cho hơn 10 triệu người. Hồ Chủ tịch đánh giá đây là công việc mà “tượng đồng, bia đá cũng không sánh bằng”.