1. Cầu Thê Húc được xây dưới thời vua nào?

  • Gia Long
  • Minh Mạng
  • Tự Đức
  • Bảo Đại
Chính xác

Cầu Thê Húc là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Cây cầu này được xây dựng vào năm 1865, dưới thời trị vì của vua Tự Đức, triều Nguyễn. Cầu Thê Húc ban đầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng, nối bờ hồ Gươm với đền Ngọc Sơn.

2. Vị quan nào đã cho xây cầu Thê Húc?

  • Nguyễn Công Trứ
  • Nguyễn Văn Siêu
  • Tôn Thất Thuyết
  • Trương Công Định
Chính xác

Người đầu tiên có công xây dựng cầu Thê Húc là danh nhân Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), còn gọi là Án Sát Siêu, làm quan dưới triều Nguyễn. Ông còn là nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng thế kỷ XIX.

Với việc góp phần tạo nên cụm di tích nổi tiếng, sau trở thành biểu tượng của Hà Nội, Nguyễn Văn Siêu được đời đời ghi nhớ công ơn. Năm 1872, Nguyễn Văn Siêu mất, ông được lập đền thờ ở quê nhà làng Kim Lũ. Tên của ông được đặt cho đường phố ở quận trung tâm của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Nhiều trường học cũng đặt theo tên ông.

3. Ngoài cầu Thê Húc, tên tuổi vị quan này còn gắn liền với công trình nổi tiếng nào?

  • Tháp Rùa
  • Tháp Bút
  • Tháp Hòa Phong
  • Đền Ngọc Sơn
Chính xác

Tháp Bút ở Hồ Gươm là ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của Nguyễn Văn Siêu.  Tháp cao 28m, đỉnh có hình chiếc bút lông dựng ngược, thân tháp có ba chữ “tả thanh thiên” hay “viết lên trời xanh”. Hiện tháp nằm ngay lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn.

4. Màu đỏ trên cầu Thê Húc tượng trưng cho điều gì?

  • Sự may mắn
  • Sự dũng cảm
  • Sự trường tồn
  • Mặt trời
Chính xác

Sau khi cầu được xây dựng, Nguyễn Văn Siêu đặt tên là Thê Húc với ý nghĩa: “Nơi lưu lại ánh sáng” hay “Ngưng tụ hào quang”. Cầu cũng được xây quay về hướng Đông, sơn màu đỏ tượng trưng cho Mặt trời,  màu của sự sống, hạnh phúc theo quan niệm của người Á Đông.

5. Cầu Thê Húc từng bị gãy vào năm nào?

  • 1938
  • 1945
  • 1952
  • 1972
Chính xác

Cầu Thê Húc không bị tàn phá bởi chiến tranh. Tuy nhiên, cầu từng bị gãy một nhịp vào đêm Giao thừa năm Nhâm Thìn 1952, nguyên nhân được cho là do khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông. Do hư hỏng nặng, cầu cũ bị phá bỏ, cầu mới được xây dựng với thiết kế như cầu cũ nhưng độ cong lớn hơn, 16 hàng cọc được giữ nguyên. Các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông, mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ.