- Đây là thông tin được Thủ tướng chia sẻ với báo giới trong cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6.
Cuộc họp báo do Thủ tướng và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao chủ trì.
Thủ tướng cho biết các kết quả đạt được sau Hội nghị Thượng đỉnh GMS6 |
Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị Thượng đỉnh GMS6 kết thúc thành công với việc thông qua 3 văn kiện quan trọng: Tuyên bố chung hội nghị GMS, Kế hoạch hành động Hà Nội 2018 -2022, Khung đầu tư khu vực 2022.
Kế hoạch hành động Hà Nội 2018–2022 nhấn mạnh việc thúc đẩy mở rộng hành lang kinh tế; Khung đầu tư khu vực 2022 được các nước đồng thuận với danh sách hơn 220 chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với tổng trị giá khoảng 66 tỷ USD.
Thủ tướng cho biết, Hội nghị lần này mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu 25 năm GMS ra đời và phát triển. Qua ¼ thế kỷ, GMS đã khẳng định bản sắc riêng với chiến lược 3C bao gồm: Kết nối, Cộng đồng và Cạnh tranh.
Cuộc họp báo do Thủ tướng và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao chủ trì |
Với quy mô hợp tác rộng lớn, GMS đã dần khẳng định bản thân là một khu vực năng động, hội nhập và tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thành tựu này cho thấy khát vọng luôn tiến bước của các nước trong khu vực. Thủ tướng cũng cảm ơn tới Ngân hàng Phát triển châu Á luôn đồng hành cùng GMS nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hội nghị Thượng đỉnh GMS6 đã đề ra những định hướng hợp tác lớn trong quy hoạch và mở rộng việc xây dựng tầm nhìn cho tương lai thông qua ba văn kiện quan trọng.
Đáng chú ý, Hội nghị hướng tới việc mở rộng tầm nhìn dài hạn tới giai đoạn 2022 với rất nhiều chương trình nghị sự nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững. Điều này chứng tỏ GMS đã chú trọng đến việc nắm bắt những tầm nhìn dài hơn để phát triển thịnh vượng, đặc biệt trong vấn đề phát triển bền vững, hài hòa và thúc đẩy phát triển bao trùm.
Thủ tướng tặng quà Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao |
Thủ tướng nêu rõ, Hội nghị lần này thu hút sự tham dự kỷ lục từ các đoàn, đại biểu, doanh nghiệp và báo chí. Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS là sáng kiến của Việt Nam và lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác GMS đạt được quy mô tham dự hơn 2.000 người với các chương trình nghị sự được chủ trì ở cấp Bộ trưởng, chia sẻ về tầm nhìn, chiến lược, cơ hội hợp tác diễn ra sôi động.
“Trong phiên họp toàn thể, tôi cùng lãnh đạo các nước GMS và các tổ chức quốc tế: ASEAN, ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) đã chia sẻ rất thẳng thắn, trực tiếp và cởi mở để cùng nhau tìm ra những động lực phát triển mới”, Thủ tướng cho biết.
Về phần mình, Chủ tịch ADB nhấn mạnh, sau 25 năm, GMS đã đạt được nhiều kết quả, thành công thể hiện qua những con số tăng trưởng, những dự án, chương trình hợp tác.
“Tôi lạc quan về tăng trưởng của khu vực này vì thời gian qua các quốc gia như Lào, Việt Nam, Campuchia đều có mức tăng trưởng khoảng 6-7%. Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng 6.5 – 7%. Chuỗi giá trị cũng được kết nối với Đông Á và xa hơn nữa. Tăng trưởng giờ đây cũng phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước, nhờ vào chính sách vĩ mô tốt, cải cách hướng theo cơ chế thị trường”, ông Takehiko Nakao nhấn mạnh.
GMS đã trở thành một cực tăng trưởng của châu Á
Mở đầu phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh GMS 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, từ khu vực nghèo, trình độ phát triển thấp, khu vực GMS đã trở thành một cực tăng trưởng của châu Á với các nền kinh tế năng động.
Xây dựng khu vực GMS thịnh vượng, bảo đảm phát triển bền vững, hài hoà
Để xây dựng một khu vực GMS thịnh vượng, bền vững và hội nhập, chúng ta cần bảo đảm sự phát triển bền vững và hài hoà - Thủ tướng nói.
Tối đặc biệt của Thủ tướng: Tổng duyệt 2 hội nghị đa phương lớn
Tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Thủ tướng chủ trì tổng duyệt chuẩn bị hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6.
Để Tiểu vùng Mekong thành điểm đến du lịch của thế giới
Tiểu vùng Mekong với những lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch có thể trở thành bếp ăn của thế giới, điểm đến du lịch toàn cầu…
Giao thông VN với 5 nước tiểu vùng Mekong 'dễ như đi chợ'
Phát triển hạ tầng giao thông, kết nối vận tải sẽ góp phần thúc đẩy Tiểu vùng Mekong thành khu vực thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững.
Thái An – Phạm Hải