Theo đó, cuộc đấu giá đã bắt đầu vào ngày 19/01 vừa qua và khép lại sau 4 vòng đấu. Cuộc đấu giá đã mang về cho ngân sách Thụy Điển số tiền 302,6 triệu USD, trong đó bao gồm 270 triệu USD từ cuộc đấu giá 320 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 32,6 triệu USD từ cuộc đấu giá 80 MHz trong băng tần 2,3 GHz.
Thụy Điển hoàn thành cuộc đấu giá phổ tần 5G sau phán quyết của Tòa Hành chính tối cao bác bỏ vụ kiện của Huawei |
PTS cũng đã xác nhận tất cả 320 MHz ở băng tần 3,5 GHz và 80 MHz trong băng tần 2,3 GHz đều đã được ấn định cho các nhà khai thác di động, trong đó Telia dành 120 MHz; Net4Mobility (liên doanh giữa nhà mạng Tele2 và Telenor) dành được 100 MHz; và Hi3G dành được 100 MHz trong băng tần 3,5 GHz. Riêng tất cả 80 MHz trong băng tần 2,3 GHz đều thuộc về tập đoàn Teracom.
Liên quan đến cuộc đấu giá này, ông Kaaren Hilsen, Giám đốc điều hành của nhà mạng Telenor Thụy Điển cho biết: “Đây là một bước đi quan trọng cho việc triển khai 5G ở Thụy Điển và tôi rất vui vì chúng tôi đã có được phổ tần cần thiết để làm cho 5G thực sự có thể truy cập rộng rãi trên toàn quốc. Chúng tôi đã đưa 5G đến các thành phố lớn nhất và tham vọng của chúng tôi là đưa 5G đến 99% người tiêu dùng trong vòng ba năm”.
Tuần trước, Tòa án Hành chính Tối cao Thụy Điển đã bác đơn kháng cáo của Huawei chống lại việc họ bị loại trừ khỏi việc triển khai mạng 5G của nước này, mở đường cho việc khởi động đấu giá phổ tần. Tòa án nói rằng phán quyết của họ là cuối cùng và do đó không thể bị kháng cáo. Trong khi đó, Huawei cho biết họ vẫn đang chờ quyết định về hai kháng nghị khác mà họ đã đệ trình vào tháng 11 năm ngoái liên quan đến lệnh cấm do cơ quan quản lý áp dụng.
PTS cũng đưa ra một số quy định nhằm tăng cường bảo mật cho các mạng 5G trong tương lai ở quốc gia Bắc Âu, dẫn đến lệnh cấm đối với các nhà cung cấp Trung Quốc là Huawei và ZTE. Trước đó, PTS cho biết rằng việc kiểm tra các đơn đăng ký tham gia đấu giá 5G đã được tiến hành với sự tham vấn của Lực lượng vũ trang Thụy Điển và Cơ quan An ninh Thụy Điển, để đảm bảo rằng việc sử dụng thiết bị vô tuyến trong các băng tần này không gây hại cho an ninh của Thụy Điển.
PTS nhấn mạnh rằng, chủ sở hữu giấy phép sẽ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo việc sử dụng phổ tần số được cấp phép không gây hại cho an ninh của Thụy Điển. Đồng thời việc lắp đặt mới và triển khai mới các chức năng quan trọng trong mạng di động không được sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp Trung Quốc là Huawei hoặc ZTE. Trường hợp cơ sở hạ tầng mạng quan trọng hiện có đang sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE thì phải phải bị loại bỏ chậm nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 2025.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Ericsson - ông Borje Ekholm cho rằng, ông lo lắng về sự trả đũa của Trung Quốc sau khi Thụy Điển cấm Huawei tham gia vào việc triển khai mạng 5G. “Trung Quốc chiếm 8% doanh thu của chúng tôi. Đối với chúng tôi, việc có mặt ở Trung Quốc là một vấn đề chiến lược quan trọng”, ông Borje Ekholm nói thêm.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Mỹ hoàn thành kế hoạch đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng 5G
Kế hoạch này nhằm đảm bảo một cơ sở hạ tầng 5G an toàn và đáng tin cậy, trong đó Mỹ sẽ dẫn đầu trong việc phát triển, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng với sự hợp tác cùng các đối tác quốc tế.