1. Sông nội địa nào dài nhất cả nước?

  • Sông Hồng
  • Sông Đồng Nai
  • Sông Hậu
Chính xác

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ 2 Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì sông Đồng Nai dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi) v.v. 

2. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu?

  • Lâm Đồng
  • Đồng Nai
  • Đắk Nông
Chính xác

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Thượng nguồn của sông Đồng Nai mang tên Đắc Dung. Sông uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.

3. Thượng nguồn sông Sài Gòn ở tỉnh nào?

  • Đồng Nai
  • Bình Phước
  • Tây Ninh
Chính xác

Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông dài 251 km bắt nguồn từ tỉnh Bình Phước, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh rồi hợp lưu với sông Đồng Nai. Đầu nguồn sông Sài Gòn thuộc địa bàn huyện Lộc Ninh ở phía bắc tỉnh Bình Phước.

4. Tỉnh nào là 'nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt'?

  • Lào Cai
  • Lạng Sơn
  • Sơn La
Chính xác

Sông Hồng (hay Hồng Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Trên đất Việt Nam sông Hồng dài 556 km và là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
 
Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Đến phía Đông thành phố Lào Cai, sông thành ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn.

5. “Mọi con sông đều đổ về hướng Đông, chỉ sông… chảy theo hướng Bắc” là sông nào?

  • Sông Mã
  • Sông Đà
  • Sông Thao
Chính xác

Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông Đà dài 927 km có tài liệu ghi 983 km hoặc 910 km. Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam -Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.