- VietNamNet xin giới thiệu toàn bộ đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ phần phụ âm của PGS.TS Bùi Hiền khiến dư luận xôn xao mấy ngày qua, khi ‘giáo dục’ sẽ thành ‘záo zụk’ hay ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’…
Đề xuất cải tiến chữ viết Tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 chữ do PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông đưa ra đang gây ra nhiều tranh luận.
PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông. Ảnh: Thanh Hùng. |
PGS.TS Bùi Hiền có bài viết đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ tại Hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc diễn ra tại Quy Nhơn (Bình Định) vào tháng 9/2017.
Theo đó, PGS.TS Bùi Hiền cho rằng trải qua một thời gian dài chữ quốc ngữ hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng.
Vị này đã kiến nghị phương án cải tiến chữ viết như bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin là F, J, W, Z. Đồng thời thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Ông cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh viết sai chính tả, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và vật tư khác.
Dưới đây là bài viết của ông đã được đăng trong kỷ yếu của hội thảo:
Thanh Hùng
Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’
PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết ông bị nhiều người chỉ trích, thậm chí nói rằng bị điên dù chưa hiểu rõ câu chuyện.
Đề xuất cải tiến "tiếng Việt" thành "tiếq Việt"
PGS.TS Bùi Hiền, Nguyên Hiệu phó Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội đã đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt như chuyển cách viết Luật giáo dục" đổi thành “Luật záo zụk”. “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”, “ngôn ngữ” thành “Qôn qữ”…