Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Bắt đầu phiên họp chiều nay xin mời Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn sáng nay.
Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương
Sáng nay đã có 18 đại biểu Quốc hội nêu lên một số chất vấn trong một số lĩnh vực. Được phép của Chủ trì phiên họp, tôi xin trình bày một số nội dung sau:
Thứ nhất, với những ý kiến của đại biểu Đặng Văn Cảnh nêu về việc thực hiện quy trình xả lũ cần có thiết bị thông báo và báo động cho hạ du cũng như người dân để phối hợp trong các phương án phòng, chống lụt bão và đảm bảo an toàn của hạ du. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay quy định các chủ đập thủy điện đều phải lắp đặt các hệ thống cảnh báo và thông báo bằng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả văn bản và công văn gửi theo đường fax cũng như gọi điện thoại, thông báo bằng hình thức trực tiếp trong các phiên họp phòng, chống lụt bão ở địa phương. Trong quy trình vận hành hồ, do Bộ Công thương phê duyệt, quy định chủ đập và chủ hồ thủy điện phải lắp đặt hệ thống cảnh báo hạ du trong quá trình vận hành xả lũ và phát điện của nhà máy. Phần lớn trong quy trình vận hành này không nói rõ phải lắp đặt thêm các hệ thống cảnh báo bằng còi tần số cao hay còi hú. Trên thực tế, các công trình đập thủy điện đều có lắp đặt các còi hú tại công trình đầu mối hoặc loa cầm tay di động để đảm bảo cho việc thông tin và cảnh báo kịp thời cho người dân. Với ý kiến của đại biểu Quốc hội, tôi cho cũng phù hợp với thực tiễn, sắp tới Bộ Công thương sẽ tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ quy trình xả lũ của các hồ thủy điện cũng như việc tham gia của các chủ hồ thủy điện trong việc phối hợp với chính quyền địa phương và người dân để thực hiện các biện pháp trong kế hoạch và phương án phòng, chống lũ cũng như tìm kiếm cứu nạn ở địa phương và phương án để đảm bảo an toàn của hạ du khi xả lũ, có thể xem xét đưa vào các văn bản pháp quy để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của biện pháp.
Với đại biểu Nguyễn Trường Giang của tỉnh Đắk Nông đề cập đến vấn đề về phát triển công nghiệp ô tô, đồng thời xem xét về giá sản xuất và giá thành tại Việt Nam cũng như giá bán của ô tô tại Việt Nam. Câu hỏi thứ hai là xem có câu chuyện về chuyển giá trong hoạt động sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô trong nước không? Chúng tôi xin báo cáo, về công nghiệp ô tô chúng ta đã có mục tiêu, chiến lược công nghiệp ô tô thực hiện từ giai đoạn 2010-2020 với mục đích hình thành các chuỗi sản phẩm ô tô và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp ô tô tại Việt Nam nhằm một số các dòng sản phẩm chính là ô tô dưới 9 chỗ ngồi cũng như các ô tô tải và ô tô phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua khi tổng kết lại chương trình công nghiệp ô tô, chúng ta chưa đạt được những mục tiêu cả về việc tham gia trong chuỗi cung ứng của thị trường thế giới cũng như việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô trong nước. Một số nguyên nhân đã được làm rõ trong thời gian vừa qua, chủ yếu có một số nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất là, dung lượng thị trường của chúng ta vốn đã nhỏ, chúng ta lại không có chủ trương để tạo ưu tiên và tạo điều kiện để cho các tập đoàn đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực cũng như có công nghệ và có sức lan tỏa để hình thành chuỗi sản phẩm trong nước tham gia mà có nhiều các nhà đầu tư.
Thứ hai, các chính sách của chúng ta mặc dù về mục tiêu và ý nghĩa của nó đều đúng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta chưa dành được sự quan tâm và đặc biệt các nguồn lực là sự hỗ trợ các chính sách để đảm bảo hiệu quả của các chính sách đó, dẫn đến chưa có sự liên kết và hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ và các nhà sản xuất có tính vệ tinh để liên kết với các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam. Vì vậy, hạn chế hiệu quả của các ngành sản xuất trong nước.
Thứ ba là vấn đề chuyển giao công nghệ và tham gia của các doanh nghiệp ô tô lớn trên thế giới trong việc tiếp tục phát triển cả về khía cạnh công nghệ cũng như thị trường sản xuất tại Việt Nam không đảm bảo và chưa có những cơ chế chính sách để chúng ta thực hiện được phần chuyển giao công nghệ. Mặc dù đến năm 2018 chúng ta sẽ thực hiện việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu ô tô Việt Nam nhưng chúng ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh lại chiến lược công nghiệp ô tô để thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2018 và các năm tiếp theo với mong muốn là sẽ tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp ô tô và các ngành sản xuất cơ khí nội địa để đảm bảo có giá trị gia tăng trong các lĩnh vực này. Dự báo đến năm 2021, chúng ta sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 đô la Mỹ/người. Với quy mô dân số 100 triệu dân thì đây là một thị trường rất tiềm năng cho ngành công nghiệp ô tô và ý nghĩa của ngành công nghiệp ô tô đối với phát triển các ngành công nghiệp và nền kinh tế rất to lớn. Vì vậy, mục tiêu của chúng ta sẽ cố gắng làm sao tập trung ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn bằng những dự án lớn có quy mô, có thể tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa với các ngành kinh tế của chúng ta để xây dựng các dự án đầu tư và phát triển công nghiệp ô tô, trong đó tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, xe khách và tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mong muốn, mục tiêu của chúng ta là sẽ đạt được sản xuất ô tô để đến năm 2020 chúng ta sẽ đạt được quy mô, sản xuất chế tạo trong nước phải chiếm từ 30-40% dòng xe này.
Tương tự như vậy, các dòng xe tải chúng ta sẽ đạt được 30-40% tỷ lệ nội địa hóa cũng như xe tải, xe chuyên dụng đạt được 25-35%, đến năm 2025 chúng ta đạt mức 40-50% các dòng xe này. Như vậy, công nghiệp ô tô của Việt Nam có điều kiện tiếp cận và tham gia vào các chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
Cơ chế, chính sách, giải pháp thì chúng ta có trong chiến lược và quy hoạch về công nghiệp ô tô và đang được cụ thể hóa bởi các chính sách của các bộ, ngành trong đó, đặc biệt là các chính sách về thuế cũng như chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng, về cơ sở giao thông cũng như các chính sách về khuyến khích phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ. Và hiện nay, đang có một số dự án lớn của các nhà sản xuất ô tô trong và ngoài nước đang tiếp tục xây dựng để được phê duyệt triển khai thực hiện tại Việt Nam trong đó có tập đoàn Trường Hải-THACO cũng như các dự án ô tô của một số doanh nghiệp lớn từ Nhật Bản.
Về vấn đề liên quan đến giá tại Việt Nam và giá ô tô để phục vụ cho người tiêu dùng tại Việt Nam, vấn đề này chúng tôi không có điều kiện để bình luận sâu, vì nó còn liên quan đến hình thức thuế đánh vào các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng như ô tô phục vụ tại thị trường Việt Nam và phục vụ những nhu cầu tổng thể của nền kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi hy vọng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô thì những điều kiện cụ thể để chúng ta phục vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện. Vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như đảm bảo yêu cầu phát triển nền kinh tế.
Về thông tin liên quan đến chuyển giá trong phụ tùng ô tô và trong nước, chúng tôi chưa có thông tin cụ thể và trong quá trình kiểm tra, thực hiện các chiến lược công nghiệp ô tô thì chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra để đảm bảo sự phát triển bền vững, tránh hiện tượng trực lợi cũng như gian lận trong hoạt động thương mại và sản xuất tại Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với ý kiến của đại biểu Đức Tiến tỉnh Hà Nam, chúng tôi xin tiếp thu ý kiến về các chính sách về thực trạng phát triển các ngành cơ khí, đây cũng là nội dung trong chính sách công nghiệp quốc gia chúng ta trong thời gian vừa qua thể hiện còn nhiều bất cập và chưa đạt được mục tiêu. Đặc biệt, trong một số lĩnh vực cơ khí và cơ khí chế tạo trong các ngành kinh tế cụ thể như sáng nay các đại biểu đề cập đến, kể cả trong sản xuất các động cơ phục vụ cho tàu thuyền cũng như nhu cầu khác của đời sống nhân dân và đời sống kinh tế-xã hội chúng ta cũng chưa đạt được mục tiêu.
Trong những nguyên nhân này cũng có một vấn đề rất nghiêm trọng, đó là ngoài tình trạng năng lực của các doanh nghiệp của chúng ta còn hạn chế về tình trạng công nghệ, hạn chế về năng suất lao động, hạn chế về quản trị doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Các chính sách của chúng ta khi hội nhập chúng ta không có đủ điều kiện để tạo những cơ chế và sự hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp chúng ta trong khai thác phát triển, nhất là tiếp cận với công nghệ cũng như với thị trường. Chưa kể đến chúng ta hội nhập thì thị trường của các ngành cơ khí của chúng ta cũng chịu sự cạnh tranh đối với các sản phẩm bên ngoài. Vì vậy, trong thời gian vừa qua các ngành công nghiệp cơ khí của chúng ta chưa đạt được mong muốn và hiện nay Chính phủ cũng đang tiếp tục chỉ đạo để Bộ Công thương và các bộ, ngành đang xây dựng các cơ chế, chính sách để tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển trong các dự án về phát triển ngành công nghiệp cơ khí và trong các lĩnh vực. Gắn kèm với đó là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cả từ về xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trong đào tạo nhân lực, v.v...
Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng là một trong những nội dung mà chúng ta đang tập trung ưu tiên để phát triển trong thời gian tới và đã có nghị định mới đây về việc hỗ trợ cho các danh mục sản phẩm thuộc các lĩnh vực mà các ngành công nghiệp phụ trợ đang có ưu tiên phát triển. Đồng thời đi kèm đó là các chính sách Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các bộ, ngành khác đang cùng phối hợp để thực hiện.
Đối với việc quản lý và đấu tranh chống lại hàng giả, hàng kém phẩm chất và gian lận thương mại trong các lĩnh vực về thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát và các lĩnh vực khác. Trên thực tế, đây cũng là một lĩnh vực chúng ta đã thấy có sự tồn tại trên thị trường. Có thể nói đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và càng ngày thấy mức độ cũng như hiện tượng hàng giả, hàng lậu, hàng kém phẩm chất đang tiếp tục ngày càng phát triển và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn của các lực lượng tham gia kinh doanh và cũng như sử dụng, với mục đích trục lợi của các mặt hàng này.
Các lực lượng chức năng của chúng ta, đặc biệt với sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Chính phủ thông qua Ban 389, trong đó có các lực lượng quản lý thị trường, lực lượng đấu tranh chống buôn lậu gồm có hải quan, biên phòng cũng như các lực lượng chức năng để kiểm soát, kiểm dịch về thực vật, động vật, cũng như các lực lượng chức năng khác đều đã có những chương trình ngăn chặn đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại từ biên giới cho đến cả trên thị trường nội địa, thông qua những chương trình và những mục tiêu rất cụ thể. Đồng thời, chúng ta cũng có những kế hoạch và biện pháp rất cụ thể để khắc phục những tồn tại, yếu kém của từng lực lượng cũng như phối hợp giữa các lực lượng chức năng này. Bản thân lực lượng quản lý thị trường được đánh giá là một lực lượng chủ công nhưng chưa đạt được yêu cầu. Mục tiêu của chúng ta trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong việc phối hợp và chủ động thực hiện các nhiệm vụ tại các địa phương là điểm nóng của những hoạt động liên quan đến hàng lậu, hàng giả, kém phẩm chất và gian lận thương mại. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đồng hành và xây dựng pháp lệnh quản lý thị trường lần này cũng là một cơ hội để chúng ta tiếp tục việc nâng cao hiệu quả và nâng cao chất lượng của lực lượng quản lý thị trường.
Đặc biệt, chúng ta phải xác định công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém phẩm chất là nhiệm vụ của hệ thống chính trị, đồng hành của các địa phương, chính quyền, người dân cùng với các lực lượng chức năng, không thể một lực lượng chức năng nào có thể làm nổi hết những nhiệm vụ đó. Bên cạnh quản lý thị trường và lực lượng khác, chúng tôi rất mong muốn sẽ có sự tiếp tục hỗ trợ và phối hợp hợp tác của địa phương, nhân dân để chúng ta có thể tiếp tục làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, tỉnh Ninh Bình, đặt vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các dự án, các dự án không có hiệu quả sẽ tiếp tục xử lý như thế nào, nhất là dự án đạm Ninh Bình.
Báo cáo với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, đạm Ninh Bình là một dự án có những vấn đề rất phức tạp trong quá trình tổ chức triển khai thi công và đầu tư. Bởi vì đạm Ninh Bình sử dụng công nghệ chế biến đạm từ than, thực hiện khí hóa than, sau đó chế biến đạm từ khí đó. Vì vậy, dự án này được phê duyệt chủ trương đầu tư từ những thời điểm giá khí và giá dầu mỏ còn ở mức rất cao. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, sau khi giá dầu hạ rất thấp, từ 40-50 đôla Mỹ/thùng thì dự án này nếu xét về khía cạnh công nghệ và hiệu quả kinh tế của công nghệ thì không còn khả năng cạnh tranh với các dự án chế biến đạm từ khí như Nhà máy đạm Cà Mau, Phú Mỹ, đồng thời không có đủ khả năng để cạnh tranh đối với các sản phẩm ngoại nhập của các nước bên cạnh như Trung Quốc, Inđônexia đều sử dụng các công nghệ chế biến đạm từ khí và nhập khẩu vào Việt Nam với giá rất cạnh tranh.
Vấn đề thứ hai, nguyên nhân liên quan đến chủ quan của các cấp quản lý trong dự án đạm Ninh Bình. Bộ Công thương đang tiến hành thanh tra và sắp sửa có báo cáo kết luận thì sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ xem xét trách nhiệm cụ thể. Tuy nhiên, giải pháp như thế nào để khắc phục được hậu quả và những tồn tại của dự án này nên rất cần nghiên cứu thấu đáo và xem xét đánh giá thật kỹ lưỡng, cụ thể về tính khả thi, hiệu quả của nó trong các phương án để xử lý cho Đạm Ninh Bình.
Đối với câu chuyện của 700 người lao động của Đạm Ninh Bình nếu có chúng ta phải xem xét cho phù hợp trong khung khổ giải pháp tổng thể của dự án, kể cả những vấn đề liên quan đến người lao động mà phù hợp với khung khổ pháp luật quy định. Tuy nhiên, dù cách nào, như đã báo cáo với Quốc hội là dự án này phải được xem xét theo nguyên tắc chung mà Chính phủ đã chỉ đạo, đảm bảo bảo toàn và bảo vệ được tài sản của nhà nước ở mức độ cao nhất, đồng thời có giải pháp triệt để để xử lý cả về khía cạnh công nghệ, cả về kinh tế và thương mại của dự án, xem xét làm rõ trách nhiệm kể cả của tổ chức, cá nhân có liên quan để có hướng khắc phục về lâu dài. Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và làm rõ việc này sớm để có báo cáo Thủ tướng và báo cáo Quốc hội.
Đối với đại biểu Huỳnh Đức Thắng đặt vấn đề về dự án đầu tư đưa điện ra Cồn Cỏ và quan điểm của Bộ Công thương? Chúng tôi xin báo cáo Cồn Cỏ là một đảo rất có ý nghĩa chiến lược, đồng thời là một trong những đảo còn lại chưa có điện lưới quốc gia cung cấp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công thương đã có báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án đầu tư đưa điện bằng hệ thống cáp ngầm ra đảo Cồn Cỏ. Tuy nhiên, mới đây sau khi nghiên cứu, đánh giá và cân đối hiệu quả giữa các phương án, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục làm việc lại với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và địa phương để cân nhắc, khảo sát, đánh giá lại hiệu quả giữa các phương án dùng năng lượng tái tạo, năng lượng tại chỗ để cân đối, đánh giá so với phương án đưa điện từ lưới điện quốc gia ra. Nếu chúng ta đưa điện bằng cáp từ đất liền ra dự án sẽ tốn khoảng 720 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được đưa vào một trong những dự án ưu tiên của Chương trình 2081, tức là các dự án cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn. Về khảo sát cụ thể, Bộ Công thương đang tiếp tục tiến hành cùng các nhà tư vấn và các đối tác có liên quan, trong đó có Tập đoàn Điện lực để báo cáo cụ thể với Chính phủ theo chỉ đạo của Chính phủ. Hy vọng sẽ có phương án kết luận sớm để chúng ta tổ chức triển khai.
Báo cáo đại biểu Phan Thái Bình của tỉnh Quảng Nam, về sự cố Sông Bung 2 là một sự cố rất đáng tiếc xảy ra trong thời gian vừa qua trong mùa mưa lũ. Lúc đầu chúng ta có thông tin nói rằng vào thời điểm đó có mưa và lũ từ thượng nguồn về, đây là nguyên nhân gây ra vỡ đê quai để đảm bảo an toàn của dự án và gây ra sự cố chết người. Ngay sau khi xảy ra sự cố ngày 13/9 thì ngày 15/9 Bộ Công thương đã tổ chức chỉ đạo thành lập một đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Công thương vào trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo các phương án khắc phục cũng như xác minh làm rõ. Qua kiểm tra, trên thực tế hiện nay có những dấu hiệu cho thấy có những vấn đề liên quan đến khâu thiết kế và giám sát thi công.
Để đảm bảo cho các đánh giá đầy đủ, xác thực và đặc biệt làm rõ trách nhiệm cũng như có hướng khắc phục thì Bộ Công thương đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tập đoàn Điện lực cũng như của chủ đầu tư và của địa phương cùng phối hợp để làm rõ các vấn đề này. Tuy nhiên phải đợi cho tạm bớt lũ chúng ta mới có thể đánh giá và làm các xét nghiệm cũng như thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra cụ thể mới đánh giá được. Chúng tôi xin báo cáo, xin nợ Quốc hội về báo cáo đánh giá về Sông Bung 2 và sẽ có báo cáo sau, sau khi hoàn thành về công tác kiểm tra, kiểm soát dự án này. Chắc chắn sẽ có những biện pháp để xử lý thích đáng và đảm bảo trách nhiệm cũng như đảm bảo hiệu quả của dự án và cũng như khắc phục trong thời gian sắp tới.
Đối với đại biểu Phạm Thị Thanh Thúy của tỉnh Thanh Hóa đặt vấn đề về các vấn đề phân bón giả, phân bón kém phẩm chất lượng cũng như các mặt hàng nông sản không rõ nguồn gốc, kém phẩm chất và trách nhiệm của công tác quản lý nhà nước trong vấn đề này.
Như chúng tôi đã trình bày, đây cũng là một hiện tượng phổ biến có nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng do một khâu yếu trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước là của các lực lượng chức năng trong đó có quản lý thị trường.
Thứ hai, các khung pháp lý của chúng ta trong các xử phạt vi phạm hành chính, các công cụ để cho các lực lượng chức năng thực hiện cũng còn chậm được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo những nguyên tắc để điều chỉnh và chế tài các hoạt động tương tự như vậy.
Thứ ba, việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cơ quan đơn vị để chúng ta thực hiện tốt các hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt để xử lý và đấu tranh có hiệu quả những hoạt động này cũng cần phải được làm rõ trong thời gian tới. Vì vậy trong chương trình công tác của bộ, đặc biệt xây dựng nghị định về cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công thương trong thời gian sắp tới, chúng tôi đi theo hướng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tái cơ cấu và làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của từng đầu ngành, của từng bộ máy và từng bộ phận, từng cá nhân trong bộ máy đó. Chúng tôi hy vọng đây cũng sẽ là một trong những nội dung của những biện pháp giải pháp chúng ta sẽ phải thực hiện cho tốt và đấy là trách nhiệm của Bộ Công thương cùng đồng hành với các bộ, ngành.
Đối với đại biểu Nguyễn Lân Hiếu của tỉnh An Giang, đề nghị cung cấp thêm thông tin ngoài 5 dự án còn có những dự án nào khác.
Chúng tôi cũng chia sẻ báo cáo với Quốc hội nếu phải báo cáo thêm nữa thì chúng tôi cũng sẽ rất chua xót như đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đã trình bày. Nhưng ở đây trách nhiệm của chúng ta phải làm cần chặt, cẩn trọng và làm đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Vì vậy, qua nghiên cứu đánh giá chung về các dự án trong thời gian vừa qua, chúng tôi có thể tạm nói còn tiềm ẩn có những dự án khác. Tuy nhiên, bao nhiêu dự án lĩnh vực nào, của ngành nào và vai trò của từng bộ, ngành các cơ quan ở đâu, như thế nào và mức độ ra sao thì chúng tôi xin Quốc hội dành cho thời gian để thực hiện, để báo cáo Chính phủ chỉ đạo và tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo chung của Chính phủ và chắc chắn Chính phủ cũng sẽ yêu cầu báo cáo giải trình đầy đủ với Quốc hội trong các phiên họp sau.
Đối với đại biểu Nguyễn Thanh Hồng tỉnh Bình Dương có nêu các vấn đề về trách nhiệm của quản lý nhà nước trong thực hiện chủ trương về liên kết 4 nhà cũng như tổ chức hệ thống thu mua, tiêu thụ nông sản để phục vụ và giải quyết thị trường đầu ra cho sản xuất nông nghiệp của chúng ta. Trách nhiệm của tôi khi còn là Thứ trưởng và nay là Bộ trưởng, chúng tôi cũng xin báo cáo như thế này. Rõ ràng trên thực tế, nền nông nghiệp của chúng ta còn là một nền nông nghiệp quy mô nhỏ và tự phát. Hoạt động sản xuất mặc dù chúng ta có quy mô ngày càng tăng nhưng nền tảng của sản xuất nông nghiệp vẫn là sản xuất nhỏ mà thể hiện rất rõ cơ chế hạn điền dành cho sản xuất nông nghiệp các hộ, của người dân. Nếu chúng ta không đổi mới sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn thì chắc chắn chúng ta sẽ rất khó thực hiện việc liên kết 4 nhà cũng như cơ chế tạo ra sự liên kết giữa tiêu thụ của thị trường với khâu sản xuất trong nông nghiệp.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề đạt đến rất nhiều lần trong các khuôn khổ của các chương trình về tái cơ cấu nông nghiệp với trọng tâm tiếp tục xây dựng các chuỗi sản phẩm dựa trên nền tảng sản xuất lớn, của nông nghiệp và phải đổi mới về cơ chế của hạn điền. Trung ương mới đây trao đổi và thảo luận về những vấn đề này và cho ra những ý kiến, có thể nói rất phù hợp và có thể gỡ bỏ cho chúng ta những khó khăn trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu chỉ đổi mới sản xuất mà trên cơ sở của tăng hạn điền thì cũng chưa đủ mà chúng ta phải có cơ chế, chính sách tiếp theo để tạo thuận lợi, huy động sự đầu tư và quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông thôn và nông nghiệp. Nếu không có sự quan tâm tham gia của doanh nghiệp vào trong lĩnh vực nông thôn và nông nghiệp thì sẽ rất khó để có tiếp tục cơ chế liên kết 4 nhà cũng như đưa công nghệ, đưa năng suất lao động cũng như các yếu tố đầu vào khác để phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, Bộ Công thương trong thời gian vừa qua trong thẩm quyền trách nhiệm của mình thì cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành xây dựng nhiều chương trình. Tôi nói đơn cử ví dụ trong chương trình về liên kết phục vụ cho xuất khẩu gạo thì chúng tôi cũng đã phối hợp với các bộ, ngành ban hành quy chế gắn liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo với việc xây dựng vùng quy hoạch của sản xuất nông nghiệp để tạo đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như đầu ra cho người nông dân. Chúng tôi cũng đã tiếp tục xây dựng những chương trình liên kết giữa các địa phương, các vùng tiêu thụ sản phẩm với các ngành sản xuất và các lĩnh vực sản xuất, các khu vực sản xuất của nông nghiệp để tạo ra các mối liên kết ngày càng chặt hơn nữa giữa tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng như tiêu thụ phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, như chúng tôi nói điều làm được còn rất hạn chế và cần hơn nữa là sự chủ động tiếp tục xây dựng trong bối cảnh mới một chiến lược về phân phối và phát triển thị trường thương mại nội địa điều mà trung ương và Chính phủ đang giao cho Bộ Công thương cũng như phối hợp với các bộ, ngành khác để tiếp tục các chương trình đồng bộ, toàn diện để chúng ta đổi mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất của chúng ta chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới đảm bảo được khai thác những cơ hội của thị trường mà hội nhập đang mang lại cho chúng ta.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Xin cảm ơn Bộ trưởng đã hết giờ của Bộ trưởng. Chiều nay theo chương trình chất vấn phần chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sẽ dừng ở đây, còn 9 đại biểu đã hỏi sáng nay Bộ trưởng vẫn chưa trả lời kịp và trên bảng tôi còn gần 20 câu hỏi, 20 đại biểu vừa đăng ký đầu chiều nay nhưng xin các đại biểu gửi câu hỏi đến Bộ trưởng cùng với 9 đại biểu chưa được trả lời để Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản một cách thỏa đáng.
Sau đây tôi xin phát biểu tóm tắt kết thúc phần chất vấn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh để chuyển sang chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Trong phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất, đối với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có 35 đại biểu đặt câu hỏi. Trong phần trả lời có bốn đại biểu đã tranh luận lại. Tham gia trả lời cùng với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Qua đặt câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn có thể thấy nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn đưa ra là phù hợp và thu hút sự quan tâm của đại biểu Quốc hội cũng như cử tri. Nội dung chấp, vấn tập trung vào những vấn đề sau đây:
Về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp đối với các công trình dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả.
Về công tác quản lý nhà nước đối với vật tư nông nghiệp đặc biệt là phân bón giả kém chất lượng.
Về nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp.
Về quản lý thị trường.
Về quản lý bán hàng đa cấp
Về hỗ trợ sản xuất hàng trong nước khi hội nhập quốc tế.
Về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, v.v..
Về việc phát triển thủy điện gắn với thủy lợi bảo đảm an toàn xả lũ của các công trình thủy điện.
Đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi rất thẳng thắn đúng thời gian, bám sát thực tiễn. Một số đại biểu đã tranh luận lại những vấn đề chưa đồng thuận. Tuy nhiên, một số câu hỏi vẫn còn dài, vẫn còn giải thích trước khi hỏi hoặc hỏi chưa đúng nhóm vấn đề đã chọn. Bộ trưởng tuy mới nhận nhiệm vụ và đây là lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã thể hiện nắm rất chắc tình hình, nắm chắc thực trạng nhất là những vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực của ngành công thương quản lý.
Bộ trưởng cũng đã thẳng thắn trả lời rất lưu loát, trôi chảy, làm rõ các vấn đề được đại biểu nêu, cũng như đề ra những hướng giải pháp, khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc trả lời của Bộ trưởng một số nội dung còn dài và cũng chưa làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục. Nên có sự tranh luận trở lại, chắc là một số đại biểu cảm thấy chưa thỏa đáng, nhưng nói chung Bộ trưởng đã bám sát vấn đề trả lời.
Đề nghị Bộ trưởng nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tham mưu cho Chính phủ làm rõ một số vấn đề sau đây:
Chủ động tích cực rà soát và có báo cáo tổng thể những công trình dự án đầu tư thua lỗ kém hiệu quả để xảy ra thất thoát.
Rà soát lại quy hoạch phát triển các dự án có liên quan đến môi trường, đời sống người dân. Đặc biệt những dự án ven biển trong đó có dự án thép ở Cà Ná để báo cáo với Quốc hội.
Làm rõ trách nhiệm của Bộ Công thương và các bộ, ngành, tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất chủ trương thẩm định phê duyệt và thực hiện quản lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Có giải pháp khẩn trương, quyết liệt, cụ thể để khắc phục từng dự án, tránh tiếp tục thất thoát, lãng phí. Tổng rà soát lại quy trình, công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc xả lũ. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan. Có giải pháp khắc phục triệt để không để tiếp tục xảy ra sự cố, buộc phải có trách nhiệm chấn chỉnh, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng vẫn gây thiệt hại cho người dân.
Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. Sớm xây dựng hoàn chỉnh bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón. Có cơ chế phối hợp và có sự phân công rõ ràng trong công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng này. Triển khai nghiêm túc, đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý thị trường, đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Có chính sách thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm nông nghiệp phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô theo lộ trình.
Rà soát để đảm bảo quy hoạch các dự án phát triển điện theo lộ trình, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi, có giải pháp phát triển các nguồn năng lượng thay thế để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế.
Với những vấn đề trên đề nghị Bộ trưởng quan tâm, tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước và có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả. Phối hợp tốt với các bộ, ngành trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, xử lý, ngăn chặn những sai phạm và có báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau.
Liên quan tới những câu hỏi của đại biểu, đề nghị Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản cho đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng như một số đại biểu khác liên quan tới chính sách thuế và khuyến khích sản xuất hàng trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu để có sự cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm cho nền kinh tế của chúng ta từng bước vững chắc đi lên.
Kính thưa Quốc hội, phiên chất vấn với nhóm vấn đề thứ nhất xin được dừng tại đây. Xin mời Quốc hội chuyển sang phần chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ hai với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Một lần nữa, xin Quốc hội nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công thương.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Xin mời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lên vị trí để trả lời chất vấn. Chúng tôi đồng ý để các Bộ trưởng khi lên trả lời chất vấn có thêm một thư ký, trợ lý giúp ghi câu hỏi vì sáng nay Bộ trưởng riêng ghi câu hỏi đã không kịp, để bảo đảm cho tất cả những câu hỏi đại biểu hỏi sẽ được Bộ trưởng tập hợp và trả lời đầy đủ. Các vấn đề trong nhóm vấn đề thứ hai thì Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ trả lời chất vấn đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề và khu dân cư.
Thứ hai là, việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố về môi trường.
Thứ ba là, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ tư là, việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Sau đây, xin mời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có 3 phút báo cáo trước Quốc hội, trước khi nghe câu hỏi và trả lời chất vấn.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hôm nay, tôi rất vinh dự và rất cảm động được lần đầu tiên có mặt ở diễn đàn này để trả lời chất vấn với các đại biểu Quốc hội cũng như các nguyện vọng cử tri trong cả nước. Tôi sẽ cố gắng hết sức để trả lời thật rõ ràng, đáp ứng các nguyện vọng của đại biểu Quốc hội, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhân diễn đàn này, cho phép tôi được dành lời cám ơn sâu sắc nhất của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và người lao động ngành tài nguyên, môi trường trong thời gian vừa qua đã được sự theo dõi sát sao, đồng cảm, góp ý, phê bình, xây dựng cho công tác tài nguyên, môi trường của ngành tài nguyên, môi trường trong thời gian vừa qua. Sau đây, tôi xin được trân trọng chú ý lắng nghe các lời chất vấn của các vị đại biểu cũng như đề xuất các giải pháp, các yêu cầu đối với ngành tài nguyên, môi trường. Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Hiện đã có 44 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng, chúng ta sẽ thực hiện như sáng nay chúng ta đã làm, lần lượt tôi sẽ mời 5-6 đại biểu đặt câu hỏi và Bộ trưởng sẽ trả lời.
Ma Thị Thúy - Tuyên Quang
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi như sau:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân bởi các rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nhất là các loại vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp ra môi trường, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Xin Bộ trưởng cho biết, với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có những giải pháp gì để khắc phục được những vấn đề nêu trên. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.
Trần Thị Hằng - Bắc Ninh
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng ở các cụm công nghiệp, các làng nghề, lưu vực sông và các đô thị làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 30 ngày 21/06/2012 về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó có giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường có chương trình kế hoạch cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp, lưu vực sông. Tuy nhiên, đến thời điểm này tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được khắc phục mà thậm chí một số nơi còn có xu hướng gia tăng đáng báo động. Xin hỏi Bộ trưởng trách nhiệm của Bộ trưởng trong vấn đề hậu kiểm việc tổ chức, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và trong thời gian tới Bộ trưởng đã có kế hoạch giải pháp như thế nào để tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng, cảm ơn Quốc hội.
Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình
Cử tri Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao những giải pháp tích cực của Quốc hội, của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giải quyết hậu quả của Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp-Formosa gây ra, cử tri Quảng Bình cũng rất cảm ơn cử tri và nhân dân cả nước đã chia sẻ với Quảng Bình trong sự cố Formosa và tình hình bão lụt vừa qua. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân Quảng Bình thiếu niềm tin, băn khoăn và không chỉ cho thế hệ hiện tại mà trong cả thế hệ tương lai với sự cố Formosa.Vậy, với trách nhiệm của mình Bộ trưởng hãy cho biết những cơ sở nào để đảm bảo tính vững chắc của Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp-Formosa sắp tới sẽ không gây ô nhiễm môi trường để tạo niềm tin cho nhân dân trong thời gian tới.
Câu hỏi thứ hai, tôi muốn gửi đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc đền bù đã gợi ấm lòng dân trong sự cố Formosa, tuy nhiên việc đền bù vừa qua chỉ mới đến 7 đối tượng và chỉ trong 6 tháng. Có nhiều điểm chưa hợp lý, đặc biệt là để sót một số đối tượng thiệt hại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, người kinh doanh, buôn bán hải sản, chủ cơ sở và người lao động làm thuê trong các đơn vị thu mua, chế biến kinh doanh thủy hải sản, nhưng không thuộc xã, phường, thị trấn ven biển gây nên sự thắc mắc khiếu kiện làm cho tình hình phức tạp và cũng gây sức ép đến cán bộ, thôn và cán bộ xã. Vậy, trách nhiệm Bộ trưởng phải giải quyết vấn đề tồn đọng này như thế nào. Xin cảm ơn Bộ trưởng và Quốc hội.
Phạm Đình Cúc - Bà Rịa - Vũng Tàu
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng 2 câu hỏi cụ thể như sau:
Hiện nay có tình trạng phổ biến đó là khi xảy ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình nên việc xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường rất khó khăn và không triệt để. Xin Bộ trưởng cho biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và hướng xử lý của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Câu hỏi thứ hai, nhiều người dân cho rằng, mặc dù Luật bảo vệ môi trường cũng như nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước đều đề cao vai trò của người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Xong người dân lại rất khó tiếp cận được với các thông tin về môi trường. Bộ trưởng có đồng ý với nhận định này không và giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới như thế nào? Xin cảm ơn Bộ trưởng. Xin cảm ơn Quốc hội.
Ngô Trung Thành - Đắk Lắk
Như chúng ta đã biết, thời gian qua đã xảy ra tình trạng nhiều bãi thải thuộc các dự án khai thác khoáng sản như than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, titan ở ven biển, bô xít ở Tây Nguyên như nhiều đại biểu đã nêu từ sáng nay, đã bị sạt lở, gây sự cố nghiêm trọng về môi trường, chôn lấp công trình, nhà ở của người dân, thậm chí có những trường hợp xảy ra chết người. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chính xảy ra các tình trạng này, có hay không có sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này và thực tế có xử lý hay không xử lý. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào khi để xảy ra tình trạng nêu trên và giải pháp nào để kiểm soát, ngăn chặn được nguy cơ tái xảy ra trường hợp tương tự trong thời gian tới.
Vấn đề thứ hai, tình trạng các bãi rác thải ở nông thôn không che chắn, không xử lý, có nơi rác tràn ra chen ngang đường dân sinh, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước là những hình ảnh rất dễ thấy khi về các miền quê. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào khi đã để xảy ra các tình trạng này thời gian qua.
Thứ hai, giải pháp nào mà Bộ sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới để có thể giải quyết được triệt để tình trạng này để bảo vệ môi trường trong lành cho các miền quê. Xin hết.
Phạm Tất Thắng - Vĩnh Long
Tôi xin phép gửi tới Bộ trưởng hai câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sớm hơn dự kiến, vừa qua hạn hán hay xâm nhập mặn và sụt lún, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sinh kế và cuộc sống của người dân, theo nhiều chuyên gia là minh chứng rõ nét cho hiện tượng này. Xin hỏi Bộ trưởng kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của chúng ta đã tính tới vấn đề này chưa, giải pháp và nguồn lực đối phó với hiện tượng này trước mắt cũng như lâu dài.
Câu hỏi thứ hai, một vấn đề không mới nhưng chưa lúc nào hết nóng, đó là các ảnh hưởng tới môi trường do sự phát triển công nghiệp hay làng nghề không bền vững. Vừa rồi sự cố do Formosa gây ra lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề này. Các dự án của chúng ta đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt nhưng đã có trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này nhưng nội dung có kể tên của công trình khác như báo chí đã nêu. Tôi và cử tri rất lo lắng trước thông tin Bộ trưởng nêu trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội là khả năng chịu đựng của môi trường của chúng ta đã tới hạn. Nhưng cũng đánh giá cao việc Bộ trưởng nêu trong thời gian tới sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường tại các dự án lớn, các khu, cụm công nghiệp. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ trong quản lý nhà nước về những sự việc chúng tôi vừa nêu. Thứ hai, để đảm bảo các báo cáo đánh giá tác động môi trường thực sự có tác dụng không còn sự cố môi trường đáng tiếc nào xảy ra. Thứ ba, việc kiểm tra của bộ với các sự cố đó thì bao giờ hoàn thành và các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trước hết, tôi rất cảm ơn đại biểu Ma Thị Thúy của Tuyên Quang đã nêu lên vấn đề hiện nay rất đặc biệt. Thông thường chúng ta nghĩ rằng ở đô thị, khu công nghiệp mới ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng thực tế các vùng ngoại thành và nông thôn hiện nay chính là nơi đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và quá trình dịch chuyển các công nghiệp ô nhiễm sang khu vực nông thôn. Chính vì vậy tôi hoàn toàn đồng tình với đánh giá của đại biểu về thực trạng ở đây. Trước tiên nhận thức ở nông thôn chưa đạt được như thành thị, hai là trong vấn đề quản lý nhà nước nông thôn chúng ta nghĩ là khu vực an lành, thanh bình nhưng thực tế hoạt động kinh tế ở đây rất sôi động, đặc biệt là vấn đề môi trường ở đây đang âm thầm, phát triển rất bức xúc và nóng bỏng. Ở nông thôn vấn đề làng nghề, cụm công nghiệp ô nhiễm thường xen với dân, công tác quy hoạch ở đây không tốt. Đặc biệt, hiện nay với các cụm công nghiệp mọc lên trong đó mới có 5% xử lý nước thải và có hệ thống tập trung. Các làng nghề chúng ta cơ bản chưa có biện pháp quản lý gì.
Tôi phải thừa nhận với đại biểu một điều là vấn đề quản lý môi trường nông thôn Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý chung, nhưng trong phân định hạ tầng nói chung cũng như hạ tầng về môi trường, hạ tầng xử lý chất thải lại giao cho các bộ khác nhau. Trong đó trách nhiệm trực tiếp và cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và trong đó các vấn đề hoạt động phát triển kinh tế ở đây và các quy định pháp luật chưa rõ, có nhiều thành phần. Nếu ở đô thị thì được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nếu về nông thôn thì chưa được chú ý, nó biến thành các làng nghề truyền thông thì khác, mà các làng nghề ẩn nấp các ngành công nghiệp lạc hậu từ trung ương về lại khác. Chúng ta chưa có quy định để kiểm soát chặt chẽ đối tượng này. Bên cạnh đó công tác quy hoạch nói chung ở nông thôn chưa được quan tâm trong bối cảnh có nhiều loại hình kinh tế, công nghiệp, cụm công nghiệp di dời về đây. Đây là thực trạng chúng tôi đã nhìn thấy.
Như vậy ở đây về vấn đề xử lý cũng có câu hỏi đặt ra. Tôi xin trả lời luôn thành một cụm nhóm vấn đề. Đó là vấn đề liên quan đến môi trường nông thôn nói chung và vấn đề làng nghề, các vấn đề đại biểu đã nêu liên quan đến môi trường mà ở đây tôi cho rằng đối với nông thôn muốn hay không muốn, có lẽ bài toán đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh là trong việc xây dựng các cơ chế chính sách pháp luật chúng ta cần phải xác định nông thôn, phân biệt giữa nông thôn thuần nông với nông thôn ở ngoại thành và nông thôn hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Để chúng ta quan tâm vấn đề quy hoạch, quan tâm vấn đề cơ chế chính sách, nguồn lực và cũng như các tổ chức quản lý tương xứng với các yêu cầu đó. Đặc biệt Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cùng nhau khẩn trương đưa các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, phải quan tâm đến tiêu chí về quy hoạch và hạ tầng của nông thôn trong đó quan tâm đến vấn đề thu gom, các thiết bị thu gom, cũng như giải quyết các vấn đề môi trường đó.
Đối với môi trường nông thôn thuần nông, chúng tôi cho rằng những việc hướng dẫn để có nhận thức mỗi gia đình có thể phân loại và xử lý các chất thải hữu cơ bình thường. Còn đối với các loại chất thải như bao bì, chai lọ, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đã được sử dụng, có thể sử dụng không đúng quy trình, sử dụng không đúng chủng loại, không đúng quy định, trong trường hợp này ta phải kiểm soát nó như đối với chất thải nguy hại. Đặc biệt, phải có những đơn vị có năng lực, quy định từ trách nhiệm của người sản xuất ra các loại thuốc hóa chất bảo vệ thực vật có trách nhiệm phối hợp thu gom xử lý theo đúng quy định về chất thải nguy hoại. Cùng với đó, trong thời gian tới cũng cần tính đến việc đó là hướng dẫn người dân trong trường hợp các khu chăn nuôi nhỏ lẻ, áp dụng một số mô hình công nghệ hiện nay có thể áp dụng được cho từng hộ gia đình, như các quy trình Biogas trong chăn nuôi mà hiện nay có thể đáp ứng rất phù hợp và mô hình này đã có.
Trong chương trình nông thôn mới cần phải đưa những mô hình này vào. Còn trong chương trình chăn nuôi tập trung, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề như tôi đã nói cần phải quy hoạch ra một khu vực riêng, chúng ta cần phải có những cơ chế để quản lý các loại chất thải từ nước thải cho đến chất thải rắn và chất thải nguy hại riêng và có cơ chế. Đồng thời, hiện nay vấn đề môi trường nông thôn chúng tôi cũng rất quan tâm, hiện nay nếu mỗi địa phương, mỗi quận, huyện nếu không có việc quy hoạch xử lý chất thải theo địa phương, theo vùng thì đây là vấn đề rất lớn. Bởi vậy, chúng tôi nhấn mạnh đối với địa phương hiện nay bên cạnh vấn đề tại sao có những bãi rác không hợp vệ sinh, tại sao có những bãi rác chưa được quy hoạch thì ở đây nói lên trách nhiệm của trung ương, đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vấn đề quản lý chung. Theo phân định của Luật bảo vệ môi trường thì vấn đề quy hoạch và xử lý chất thải sinh hoạt là trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Tôi rất mong muốn sắp tới chúng ta cần phải cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch chung về môi trường. Trong đó, đặc biệt về tính toán ngay vấn đề quy hoạch các khu xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại theo cách thức tính toán sử dụng có tính liên tịch và liên vùng.
Đây là những công việc mà tôi cho rằng chúng ta nên tập trung vào trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xác định vấn đề môi trường nông thôn như một yếu tố quan trọng để đáp ứng cho sự phát triển của nông thôn trong thời gian sắp tới. Các tiêu chí và vấn đề đặt ra chỉ tiêu để phấn đấu, đặc biệt ở nông thôn cũng dần dần bên cạnh vấn đề nhận thức thì vấn đề quản lý các loại chất thải cũng cần tiếp cận theo giá để từ đó người nông dân, người dân cũng sẽ có những nhận thức để đáp ứng được các vấn đề nội dung. Tôi không hiểu ý tôi nêu như thế này có đúng ý của đại biểu nêu không?
Tôi xin được trả lời một câu hỏi khá hay không ai dám chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường, không phân định được ai là người chịu trách nhiệm. Như vậy, Bộ trưởng cần giải quyết và khắc phục vấn đề này. Tôi cho rằng đây là một câu hỏi đúng, vì việc khi xảy ra một vấn đề môi trường, trên thực tế, theo các quy định hiện nay thì phân định quản lý nhà nước thì theo các cấp trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường rồi các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, các lĩnh vực, các ngành theo chức năng đã được phân định của mình. Địa phương quản lý toàn diện vấn đề môi trường và cũng theo phân cấp các dự án ở địa phương. Bởi vậy, khi các sự cố hoặc vấn đề ô nhiễm xảy ra thì rõ ràng chúng ta đều gắn được với trách nhiệm rất cụ thể chứ không phải không có trách nhiệm.
Ở đây, việc này nói lên một điều việc phối hợp hay việc quy định trong vấn đề giữa trung ương, địa phương chưa thực sự rõ ràng. Trong trường hợp này phải được giải quyết bằng các quy định cụ thể trong việc phân định các chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý ở trung ương và các cơ quan quản lý ở địa phương, đồng thời nó phải xác định được trách nhiệm cụ thể của mỗi cấp, hiện nay có tình trạng phê duyệt, đánh giá tác động môi trường ở cơ quan trung ương nhưng việc cấp phép đầu tư ở các địa phương thì việc phân định này được quy định ở các luật khác nhau. Bởi vậy chúng ta cần phải xem xét trong từng luật đó thì thống nhất trong việc xác định trách nhiệm, thẩm quyền và người chịu trách nhiệm đó phải chịu trách nhiệm thông suốt từ phê duyệt đánh giá tác động môi trường, giám sát cho đến khi doanh nghiệp đó hoạt động.
Tôi muốn nhấn mạnh trên thực tế các cơ quan trung ương không thể đảm đương được việc xử lý các vấn đề môi trường ở tất cả các địa phương. Bởi vậy, sắp tới cần phải tính toán để phân cấp rõ hơn cho địa phương, đồng thời gắn trách nhiệm đó thì việc tạo các điều kiện về tổ chức bộ máy, thiết bị và nguồn lực để thực hiện. Việc kiểm soát vấn đề môi trường tốt nhất chính là các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương. Việc thông qua này bên cạnh đó đại biểu đã nói vấn đề đánh giá tác động môi trường hiện nay, trong quản lý hiện nay thì vấn đề công cụ quản lý chưa thực sự sắc bén và có nhiều công cụ quản lý, do sự điều chỉnh của nhiều bộ luật đến khi áp dụng các công cụ đó thì không còn thực chất. Ở đây có nhiều vấn đề có thể nêu nhưng vấn đề đánh giá tác động môi trường rõ nhất. Ban đầu mấy dự án chỉ có ý tưởng đầu tư, muốn phê duyệt chủ trương đầu tư thì phải đánh giá tác động môi trường.
Vấn đề đánh giá tác động môi trường khi chưa rõ được các vấn đề về mặt kinh tế, kỹ thuật, công nghệ trong đó. Vì vậy, đánh giá tác động môi trường chỉ mang tính chất dự báo, nó chưa phải là một công cụ để sau này chúng ta có thể giám sát lại quá trình, giúp cho quá trình kiểm tra, quá trình hậu thẩm hoặc quản lý. Khi dự án triển khai có thể điều chỉnh hoặc khi đánh giá tác động môi trường thì thông thường doanh nghiệp mới đề cập được một nội dung hoặc một bộ phận của dự án đó, còn khi một dự án liên hợp sẽ có nhiều hạng mục khác nhau thì người ta đánh giá trong nhiều thời điểm khác nhau, rõ ràng không nhìn thấy một cách tổng thể tác động của các hạng mục lên môi trường và đây cũng là việc, báo cáo Quốc hội, chúng tôi đã xem xét, đánh giá lại vấn đề công cụ đánh giá tác động môi trường này cho thấy giữa bộ luật năm 2005 và bộ luật năm 2014 có những quan điểm khác nhau.
Bộ luật năm 2005 chủ yếu dựa vào việc kiểm soát thường xuyên theo quá trình lấy phòng ngừa trách nhiệm cơ quan nhà nước được đặt trách nhiệm là chính. Bộ luật năm 2014 đặt ra trách nhiệm đặt lên doanh nghiệp trong quá trình sau đánh giá tác động môi trường thì các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm của mình thậm chí từ khâu thiết kế, thi công, vận hành thử, chỉ đến khi doanh nghiệp thấy các công trình đó hoàn thiện thì khi đó mới thông báo cho cơ quan quản lý môi trường. Đây là một vấn đề tôi cho rằng tinh thần gắn vào trách nhiệm của doanh nghiệp là rất đúng, chuyển từ kiểm soát mang tính chất kiểm soát cả quá trình sang kiểm soát cuối và gắn vào trách nhiệm là đúng. Tuy nhiên, có nhiều loại hình công nghiệp mà tính chất ô nhiễm, tiềm năng ô nhiễm lớn hoặc nguồn thải lớn thì như vậy chúng ta cần phải xác định lại để có danh mục và chúng ta cần phải có cách kiểm soát chặt chẽ hơn, tức là đối với loại này kiểm soát mang tính chất phòng ngừa chứ không phải kiểm soát từ đầu đường ống.
Bên cạnh đó, cùng với việc sắp tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét để điều chỉnh lại Bộ luật bảo vệ môi trường có thể điều chỉnh trong những bộ luật khác như Luật đầu tư, Luật kinh doanh. Về vấn đề đánh giá tác động môi trường, những dự án nào chúng ta thấy dự án thân thiện môi trường, dự án mà thân thiện với môi trường thì chúng ta không cần phải tiếp cận theo một cách phức tạp như vậy, đánh giá tác động môi trường rất đơn giản.
Đối với dự án có tính chất, tiềm năng nguy cơ thì chúng ta phải tiếp cận từ phòng ngừa và như vậy phải có danh sách riêng và cơ chế, cách thức giám sát riêng. Trên thực tế hiện nay, năng lực giám sát của trung ương cũng như địa phương cũng hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Chính vì vậy, cơ chế và điều kiện giám sát cũng phải đặt ra hoàn toàn khác với trước đây là trong quá trình đánh giá tác động môi trường đó chúng ta mời được các nhà khoa học, các lĩnh vực để ngay từ khâu tư vấn, khâu lập hội đồng phải gắn trách nhiệm với hội đồng và từng cá nhân và sau đó chúng ta phải sử dụng các lực lượng khoa học, có cơ chế tài chính phù hợp có thể từ doanh nghiệp để giám sát, hỗ trợ cho các cơ quan quản lý trung ương hoặc địa phương có thể giám sát được quá trình thực hiện để tránh những sự cố gây ô nhiễm môi trường như trong thời gian vừa qua.
Đối với câu hỏi này tôi xin được trả lời liên quan đến công cụ đánh giá tác động môi trường. Đương nhiên, tôi muốn nhấn mạnh bên cạnh công cụ đánh giá tác động môi trường thì nó còn nhiều công cụ khác thông qua những cơ chế ví dụ cách thức thực hiện công tác quản lý nhà nước rất quan trọng, đó là công tác thanh tra, kiểm tra. Theo Luật thanh tra hiện nay thì chúng ta mỗi năm đều có quy hoạch và phải thông báo trước. Như vậy, nếu chúng ta đến doanh nghiệp năm nay thì phải năm sau nữa mới quay lại, như vậy mới đúng luật. Nhưng đối với các loại hình cần có chế tài giám sát chặt chẽ thì nhiều công cụ khác kể cả công cụ thanh tra, các cơ chế chúng ta quy định để trong nội dung đánh giá tác động môi trường, với tính chất các loại thì bên cạnh vấn đề.
Thứ nhất, phải bổ sung việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất sẽ quyết định đến vấn đề môi trường.
Thứ hai, chúng ta phải đánh giá công nghệ hiện đại trong vấn đề xử lý chất thải.
Thứ ba, chúng ta cần có công cụ kỹ thuật để có thể kiểm soát thường xuyên doanh nghiệp hoặc cách thức kiểm soát của doanh nghiệp không chỉ tập trung vào vấn đề các thành tố gây ô nhiễm mà việc kiểm soát doanh nghiệp cần tập trung vào việc quy định như các chế độ báo cáo, theo dõi về kiểm toán năng lượng, kiểm toán hóa chất trong toàn bộ quá trình. Đấy là những công việc chúng tôi xác định những khiếm khuyết tồn tại trong công tác quản lý nhà nước. Kể cả từ góc độ luật rồi các luật liên quan cũng như một số quy định cụ thể, nghị định và thông tư và đó là những vấn đề Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ đã coi đây là một nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ cần làm ngay và chúng tôi đã đặt ra.
Hiện nay, có những việc chúng tôi đã triển khai, có những việc sắp tới trong việc thực hiện đề xuất danh mục các loại hình công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm cần giám sát đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chẳng hạn, chúng tôi biết có nhiều đại biểu đang đề xuất hiện nay một số dự án chuẩn bị đón đầu tư có tiềm năng như vậy. Chúng ta cần phải xem xét và có cơ chế đặc thù để giám sát các loại hình công nghiệp này.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Đề nghị Bộ trưởng chú ý bám sát câu hỏi của đại biểu và trả lời từng đại biểu và những đại biểu sau có câu hỏi trùng ý thì chúng ta nói là "ý này chúng tôi đã trả lời trước" và nói thêm.
Ví dụ đại biểu Trần Thị Hằng hỏi "trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề như thế, Quốc hội khóa XIII đã ban hành nghị quyết, trong nghị quyết đó có giao trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên và môi trường, thì Bộ trong thời gian qua đã làm được gì, cái gì chưa làm được và trách nhiệm, giải pháp sắp tới" thì Bộ trưởng bám sát vào câu hỏi để trả lời.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Câu hỏi liên quan đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề và bám sát Nghị quyết 30.
Chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai công việc này. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015 đã xác lập một chương trình, mục tiêu tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường của các làng nghề, lưu vực sông. Trong các đề án hiện nay liên quan đến lưu vực sông chúng ta đã có 3 lưu vực sông, đó là sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai. Mỗi lưu vực sông cũng đã xây dựng những đề án để khắc phục tình trạng ô nhiễm của mỗi một lưu vực này. Từ giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ để tiếp tục chương trình mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm. Chúng tôi đã tập trung vào các đối tượng:
Thứ nhất, các cơ sở gây ô nhiễm khu vực công, như các bãi rác hoặc khoảng gần 400 khu vực tồn lưu các hóa chất bảo vệ thực vật mà hiện nay đang rất phức tạp. Vấn đề các mô hình để xử lý nước thải đặc thù cho 3 lưu vực sông. Đặc biệt là từ làng nghề hoặc nước thải từ các khu đô thị.
Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện bám sát Nghị quyết 30 của Quốc hội giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đầy đủ các nội dung, như các chương trình mục tiêu và đã trình với Quốc hội. Chúng tôi đánh giá trong năm 2011 và năm 2015 với việc đặt ra với kinh phí, do khó khăn về kinh tế nên bố trí được 1/5 tổng kinh phí và cần để thực hiện. Bởi vậy, việc giải quyết các vấn đề môi trường làng nghệ hiện nay chúng tôi đặt ra 34 làng nghề đặc thù và ô nhiễm, hiện nay mới giải quyết được khoảng 9 làng nghề trong số đó. Vì kinh phí đáp ứng được 1/5.
Trong giai đoạn sắp tới Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đặt ra vấn đề, chúng tôi cũng hy vọng đối với các làng nghề thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu và đề xuất một phương án, tức là có sự đầu tư của nhà nước. Bởi sau khi triển khai giai đoạn đầu chúng tôi cho thấy rằng đối với các làng nghề nếu sử dụng bằng ODA hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước thì không thể đáp ứng được, nhu cầu trong cả nước là rất lớn, cũng như giải quyết vấn đề môi trường lưu vực sông. Như vậy, cần phải có các mô hình, đặc biệt cần phải dựa trên sự đầu tư của ba bên, đó là nhà nước thông qua ngân sách và nguồn vốn ODA, cũng như các nguồn tham gia của xã hội, tức là doanh nghiệp đầu tư theo hình thức công tư với các mô hình thích hợp. Đặc biệt các phí hiện nay nếu được Quốc hội từng bước để đưa phí này bằng giá dịch vụ để xử lý theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì trong một thời gian hoàn toàn có thể tính toán, bởi vì hiện nay nhu cầu tập trung nguồn lực để giải quyết các dự án, xử lý các vấn đề môi trường ở làng nghề, lưu vực sông ở nông thôn. Trên cơ sở có sự thống kê tính toán thì đã có. Như vậy, ở đây cần nguồn lực và cần phải lựa chọn công nghệ, lựa chọn mô hình quản lý phù hợp thì sẽ giải quyết được.
Về phía góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được giao và đứng ra cùng với các bộ, ngành thống nhất xử lý. Hiện nay nếu theo quy định pháp luật thì vấn đề môi trường làng nghề, những vấn đề về hạ tầng, chúng tôi cần phối hợp hoặc có sự chủ động của Bộ Xây dựng, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì những công việc đó phải gắn ngay vào chương trình nông thôn mới, đặc biệt các vấn đề liên quan đến hạ tầng về xử lý môi trường như tôi đã nói.
Đại biểu Thành đoàn Vĩnh Long có 2 câu hỏi. Vấn đề liên quan hiện nay là vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở nhiều nơi dẫn đến sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long và kịch bản biến đổi khí hậu đã tính đến các vấn đề này và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Tôi xin được trả lời.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Câu đó là của đại biểu Thắng, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương về khắc phục sự cố Formosa, cử tri đang thiếu niềm tin về tính bền vững của môi trường trong tương lai có bảo đảm hay không? Tôi đề nghị Bộ trưởng bám theo thứ tự từng đại biểu hỏi để rõ câu trả lời của mình.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại biểu Phương ở Quảng Bình đặt câu hỏi thì đây là một nhiệm vụ Bộ Chính trị, Chính phủ và các địa phương đặc biệt quan tâm. Trước tiên, chúng ta đã dồn hết sức để giải quyết những vấn đề do sự cố gây ra cũng như quan tâm đến đời sống của người dân ở đây trước mắt và lâu dài.
Đối với Formosa thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm, trong giai đoạn sau khi xác định được các vi phạm của Formosa, chỉ ra các nguyên nhân cũng như các nguồn gây ô nhiễm và có tiềm năng gây ra sự cố môi trường thì chúng ta đã xác định rất rõ, đặc biệt tập trung vào ba nhóm, đó là nhóm liên quan đến nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các vi phạm liên quan đến vấn đề công nghệ sản xuất, quy trình và công nghệ xử lý, v.v... chúng ta đã thấy rất rõ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập một Hội đồng liên ngành gồm các nhà khoa học của các viện có uy tín trong cả nước để cùng nhau xem xét và đánh giá kế hoạch để yêu cầu phía doanh nghiệp phải có các biện pháp khắc phục và lộ trình xử lý cụ thể. Trong quá trình Formosa khắc phục, thực hiện kế hoạch này chúng ta có một tổ công tác do Viện hàn lâm khoa học công nghệ trực tiếp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thành một ban theo dõi và giám sát 24/24, giám sát liên tục về chất lượng nước thải, khí thải cũng như giám sát và quản lý lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại của Formosa thải ra.
Đối với biện pháp xử lý, chúng tôi đặt ra các yêu cầu và quy định phải đáp ứng. Nếu tiêu chuẩn Việt Nam chưa có thì áp dụng tiêu chuẩn cao nhất và thông lệ quốc tế. Chúng tôi tập trung vào công nghệ xử lý đối với nước thải, tất cả khâu từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hóa phát sinh ra từ nguồn thải từ nhà máy điện và luyện cốc hoặc khu vực khác như cảng của Formosa đều được xem xét và có quy trình xử lý cụ thể. Đồng thời, kèm theo luôn luôn tính toán nếu xảy ra sự cố thì có các biện pháp để phòng ngừa sự cố, tức là có hồ để ứng phó sự cố. Tất cả các nguồn thải, các thông số thải được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động, quan trắc đầy đủ thông số và chuyển thẳng về cho cơ quan quản lý nhà nước ở Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để đáp ứng được các yêu cầu đó chúng tôi đã tính toán có một số tồn tại về công nghệ sản xuất trong giai đoạn từ nay đến 2018 Formosa mới hoàn thành, chúng tôi cũng yêu cầu các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường như khí thải hoặc chúng tôi yêu cầu phải tái tuần hoàn và xử lý nước dập cốc kèm theo chất nguy hại. Phía cuối đường ống có một hồ chỉ thị sinh học rộng trên 10 ha, tại đó được giám sát chất lượng để đáp ứng được quy chuẩn về môi trường, kèm theo các quy chuẩn được đặt ra với yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Chúng tôi áp dụng các quy chuẩn như Hàn Quốc đối với nguồn thải cuối cùng. Nước thải vừa có ý nghĩa xử lý, kể cả sau này hồ chỉ thị sinh học tiếp tục xử lý sinh học, nhưng đồng thời trong hồ đó chúng tôi đã yêu cầu thả cá, trồng các loại thực vật ngập mặn như là chỉ thị để trước khi nguồn nước thải Formosa thải ra môi trường có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Có thể nói các quy trình và yêu cầu công nghệ xử lý đối với Formosa chúng ta đã thống nhất tích cực thực hiện với tinh thần đảm bảo xây dựng nhà máy đảm bảo an toàn đối với môi trường và có thể duy trì lâu dài không xảy ra sự cố và có thể phát triển bền vững ở địa phương.
Về góc độ để kiểm soát một cách tốt hơn thì Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay chúng tôi đang thực hiện việc thiết kế một hệ thống giám sát một cách toàn diện vấn đề môi trường biển đối với các địa phương này. Hệ thống này sẽ giám sát tự động tất cả các thông số và có thể hoàn toàn kiểm soát được các nguồn thải của Formosa từ khi thải cho đến nước thải. Riêng ở Formosa hiện nay một vấn đề có thể nói đang được dư luận quan tâm đó là vấn đề về chất thải rắn và các bùn thải nguy hại. Hiện nay, chúng tôi đã yêu cầu Formosa trong thời gian chưa ký hợp đồng để chuyển các loại chất thải này đối với các doanh nghiệp có đầy đủ năng lực và điều kiện để xử lý thì được lưu giữ trong kho theo đúng các quy định hiện nay về quản lý chất thải công nghiệp cũng như đối với chất thải nguy hại. Đồng thời, chúng tôi đã phối hợp với Hà Tĩnh để thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp cũng như chất thải nguy hại ở đây.
Như tôi đã biết, hiện nay đối với bùn thải cũng như chất thải công nghiệp phía Formosa đã có hợp đồng ký kết với một doanh nghiệp xử lý trong việc lưu trữ chất thải nguy lại cũng như trong vấn đề xử lý chất thải công nghiệp. Đối với xỉ tro bay cũng như xỉ đáy trên thế giới coi đây chính là một loại vật liệu có thể thay thế vật liệu xây dựng. Bởi vậy, chúng tôi đã yêu cầu Formosa tìm các đối tác để có thể thương mại hoặc có thể chuyển các chất thải này thực chất có thể nói là loại nguyên liệu có thể tái chế và để làm trong phụ gia xi măng hoặc vật liệu xây dựng. Chúng tôi đề nghị Bộ Xây dựng trong thời gian sắp tới sớm có sự phối hợp để ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu xây dựng để các chất thải rắn của Formosa như tro bay, xỉ than, xỉ đáy của Formosa có thể được trở thành thương mại và vận chuyển, kinh doanh một cách bình thường. Riêng đối với vấn đề hiện nay, tôi cho rằng với cách thức quản lý cũng như với nỗ lực của doanh nghiệp, đặc biệt hiện nay Formosa cũng đã mời rất nhiều các cơ quan tư vấn nổi tiếng như các cơ quan tư vấn về xử lý môi trường của Pháp, Mỹ để có những tham vấn trong vấn đề dài hạn thì Formosa cần phải tiếp tục trong vòng 2 năm thay đổi về cơ bản cây công nghệ về cốc, từ cốc ướt sang cốc khô.
Vấn đề thứ hai, về quy trình cũng như cách thức quản lý, vận hành của Formosa đối với các hệ thống xử lý chất thải thì cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000 để đảm bảo tất cả các khâu trong quá trình hoạt động luôn được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ để trong thời gian tới hoạt động Formosa có thể đảm bảo không gây ô nhiễm và giảm đến tối đa tất cả những khả năng có thể gây ra sự cố môi trường.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Bộ trưởng có thể gọn lại. Ý thứ hai của đại biểu Ngọc Phương, đề nghị Bộ trưởng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản về phương án đền bù cho các đối tượng trong 4 tỉnh vùng bị thiệt hại thì có thể trả lời bằng văn bản vì rất chi tiết, cụ thể.
Xin mời Bộ trưởng trả lời tiếp ý kiến của đại biểu Phạm Đình Cúc, Ngô Trung Thành và Phạm Tất Thắng.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo với Chủ tịch đoàn.
Ý kiến của đại biểu Phạm Đình Cúc đã được trả lời và cụ thể liên quan đến hai nội dung.
Thứ nhất, trách nhiệm trong vấn đề khi xảy ra ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm thuộc về ai, điều này tôi đã trả lời.
Thứ hai, liên quan đến vấn đề đánh giá tác động môi trường hiện nay, một công cụ chưa đảm bảo sắc bén để quản lý môi trường, tôi đã nêu những tồn tại, bất cập của đánh giá tác động môi trường.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Còn một ý nữa đó là vai trò của người dân trong việc giám sát môi trường thì chưa trả lời.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Còn hiện nay trong Luật bảo vệ môi trường đã ghi rất rõ và trong Hiến pháp ghi rất rõ là người dân có quyền được sống và được hưởng môi trường trong lành và đặc biệt cũng đã khẳng định các thông tin về môi trường được cung cấp đến cho người dân và nội dung thứ hai cũng khẳng định tổ chức, cộng đồng người dân đều có vai trò để tham gia giám sát về thực hiện chính sách pháp luật đối với môi trường cùng với nhà nước. Điều này pháp luật đã khẳng định và trong các văn bản thể chế hóa ra trên cơ sở các quy định của luật, các nghị định, các thông tư.
Hiện nay đã có những văn bản ký kết hợp tác chẳng hạn như Mặt trận Tổ quốc với Chính phủ cũng đã thể hiện được thực hiện theo chương trình này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đồng tình với đại biểu rằng, trên thực tế người dân chưa dễ dàng tiếp nhận thông tin. Bởi vì, các quy định của chúng ta hiện nay, chẳng hạn như thông tin môi trường, hiện nay chúng ta có một báo cáo hiện trạng môi trường, 5 năm chúng ta mới có điều kiện để tổ chức báo cáo một lần. Thông tin báo cáo hiện trạng môi trường là thông tin đầy đủ nhất để cung cấp cho người dân.
Còn các thông tin khác có liên quan chẳng hạn như về vấn đề thanh tra môi trường, kết thúc thanh tra khi có kết luận, theo Luật Thanh tra các thông tin này, người dân, cộng đồng dân cư hoàn toàn biết.
Trong các quy định hiện nay, người ta cũng đã quy định là vấn đề khi thực hiện một dự án, các phương án giải quyết trong đánh giá tác động môi trường trong đó có vấn đề lấy ý kiến cộng đồng nếu như dự án liên quan đến nhiều tỉnh hoặc liên quan đến nhiều huyện, các quy định này đã được thực hiện.
Tuy nhiên, ở đây tôi cho rằng cách thức thực hiện của chúng ta như thế nào, để chúng ta có thể đưa thông tin này thực sự để cho người dân có thể quan tâm và người dân có thể trực tiếp tham gia được. Đấy là vấn đề trên thực tế tôi cho rằng cách làm của chúng ta còn đang mang tính hình thức, chưa thực chất. Chính vì vậy, cho nên người dân chưa nhận định đầy đủ được các thông tin và khi người dân chưa biết thì người dân chưa bàn và người dân cũng chưa thể đóng góp được. Như vậy tôi nghĩ rằng việc tham gia của người dân ở đây đầu tiên là người dân phải biết được các thông tin.
Hai, trong quy định sắp tới, bên cạnh những văn bản quy định về trách nhiệm và vai trò của người dân, cần phải quy định người dân có thể tham gia và chủ thể của người dân cụ thể là ai, như tôi biết hiện nay là Mặt trận Tổ quốc.
Ở trung ương hiện nay đã có cơ chế hợp tác rất tốt, các cơ quan, bộ, ngành, ở địa phương các tổ chức Mặt trận Tổ quốc cũng cần phải có cơ chế đại diện cho người dân hoặc tổ chức chính trị cụ thể sẽ đại diện cho người dân để đóng vai trò thay mặt cho người dân, đại diện cho người dân trong vấn đề giám sát tham gia vào việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.
Đại biểu Thành hỏi lĩnh vực khai thác khoáng sản, các bãi thải khoáng sản. Tôi cho rằng đại biểu Thành đã nêu lên một thực tế rất đúng bởi vì trong thời gian vừa qua có nhiều bãi thải, nó thành một mối nguy cơ rất lớn đối với người dân, đồng thời vấn đề khai thác khoáng sản có thể nói việc xử lý một cách triệt để nước thải, khí thải, bụi, đặc biệt là chất thải rắn. Đây là một vấn đề tồn tại rất lớn, trách nhiệm này thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi phê duyệt các giấy phép bởi vì liên quan đến vấn đề công nghệ, liên quan đến đánh giá tác động môi trường, liên quan đến vấn đề quy hoạch bố trí các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải. Khoáng sản còn một loại nữa là vật liệu xây dựng, các khoáng sản nhỏ lẻ đã quy định trách nhiệm của địa phương. Nếu nói về mặt thiết kế mỏ thì nó sẽ liên quan đến trách nhiệm phê duyệt và thẩm định của Bộ Công Thương trong vấn đề phê duyệt công nghệ, phê duyệt thiết kế. Vấn đề đánh giá tác động môi trường, vấn đề dự báo môi trường thuộc trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương khi phê duyệt và quản lý các khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng như các khoáng sản nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm địa phương. Nói như vậy tôi thấy nó tồn tại mấy vấn đề :
Vấn đề thứ nhất, trên thực tế trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về triển khai các phương án xử lý môi trường, đặc biệt trong vấn đề vận hành các bãi thải cũng như vấn đề phục hồi môi trường trong khai thác. Trong thời gian vừa qua, trong 137 doanh nghiệp chúng tôi kiểm tra vừa rồi có lượng nước thải trên 200 m3. Việc không chấp hành đầy đủ các quy định về đánh giá tác động môi trường chiếm trên 50%. Điều này nói lên kỷ cương, kỷ luật và tính nghiêm minh để thực hiện pháp luật ở đây chưa đầy đủ.
Vấn đề thứ hai, trong vấn đề thiết kế có nhiều bãi thải, hiện nay cần phải rà soát và xem xét, đánh giá lại bởi vì trong điều kiện bình thường thì thiết kế các bãi thải đó với độ cao và tính ổn định có thể chấp nhận nhưng vấn đề thiên tai, thời tiết và các vấn đề như hiện nay thì với tác động của môi trường, tác động của thiên tai và thời tiết thì rõ ràng chưa tính đến tính ổn định của các bãi thải. Đây là vấn đề đặt ra và trong thời gian sắp tới thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương để tiến hành tiếp tục rà soát và đánh giá lại các bãi thải. Đặc biệt, trong thời gian sắp tới thì việc khai thác khoáng sản cũng lưu ý đến vấn đề thuận tiện môi trường, xem xét dần dần chuyển loại khoáng sản mà có thể khai thác được hầm lò thay cho các khoáng sản về khai thác lộ thiên đặc biệt trong vấn đề khai thác các mỏ than hiện nay. Vấn đề các bãi thải là rất lớn. Tôi cũng xin nói thêm đối với các bãi thải hiện nay có những mỏ đã thiết kế trong một số năm gần đây nhưng mà đặc biệt quá trình lịch sử để lại.
Trong quá trình chúng ta thực hiện khai thác than ở một số bể than thì thực tế mà nói đã để lại rất nhiều bãi thải rất lớn. Hiện nay, nếu để xử lý nguồn lực đầu tư vào phương án công nghệ cũng có thể nói rất phức tạp và tốn kém. Đây là công việc mà có lẽ trong thời gian sắp tới bên cạnh vấn đề thiết kế công nghệ thì cũng cần xem xét để có nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp này sẽ đầu tư và xử lý. Đặc biệt, chúng tôi đã phát hiện cũng giống như các loại hình khác khi phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các công nghệ khai thác ở mỏ thì chúng ta cũng chưa tính toán đầy đủ công nghệ. Chúng ta cũng chưa tiên lượng, tiên đoán được các quá trình. Vì trên thực tế phê duyệt và giai đoạn mới làm ý tưởng của dự án.
Vấn đề thứ hai là trên thực tế khi tính toán tiền đặt cọc cược để sau này xử lý đối với các mỏ thì cũng là đang giải quyết trên ý tưởng về phương án, về phục hồi lại đóng cửa các mỏ, chưa tính toán được đầy đủ chi phí để có thể hoàn thổ phục hồi lại môi trường. Đây là việc mà chúng tôi phát hiện trong thời gian sắp tới cùng với vấn đề đánh giá tác động môi trường thì tiếp tục hoàn thiện vấn đề liên quan đến tính toán các chi phí để có thể phục hồi lại các khai thác khoáng sản. Trong đó các vấn đề bãi thải nó đáp ứng về môi trường...
Đàng Thị Mỹ Hương - Ninh Thuận
Sáng nay trả lời câu hỏi của đại biểu Thúy - Đà Nẵng về các nhà máy bô xít, Bộ trưởng Bộ Công thương có báo cáo về điều kiện cấp phép hoạt động của các nhà máy đều đã được đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Thời gian qua đã xảy ra quá nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường như ô nhiễm xả thải, chất thải, nước thải, khí thải, khói bụi của các nhà máy và đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh miền Trung, gây quá nhiều bức xúc, thiệt hại cho người dân và Nhà nước. Trả lời các đại biểu trước tôi, Bộ trưởng nói nhiều về đánh giá tác động môi trường nhưng tôi thấy không rõ. Tôi xin hỏi lại Bộ trưởng câu hỏi như sau:
Bộ quản lý tổ chức, hoạt động đánh giá tác động môi trường kiểu gì, thực hiện như thế nào mà chỉ sau một thời gian hoạt động không lâu thì các nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc đến như vậy. Có hạn chế bất cập và tiêu cực gì hay không. Công tác hội thẩm, kiểm tra về vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động được tổ chức, thực hiện như thế nào. Kết quả hội thẩm, kiểm tra có sai phạm gì hay không. Tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện như thế nào, các vấn đề được phát hiện và được xử lý ra sao. Có hay không vấn đề buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng chậm phát hiện, chậm xử lý và thời gian tới Bộ trưởng thực hiện trách nhiệm và giải pháp chấn chỉnh các sai phạm vi phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra, hội thẩm như thế nào. Xin hết.
Hoàng Thanh Tùng - Sóc Trăng
Tôi có hai câu hỏi xin gửi tới Bộ trưởng.
Câu hỏi thứ nhất, hiện nay có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản, các khu công nghiệp đã và đang được xây dựng hoặc dự kiến đầu tư, áp sát bờ sông Hậu. Đó không chỉ là dự án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy do công ty trách nhiệm hữu hạn giấy Lee & Man của Hồng Kông, Trung Quốc đầu tư ở Hậu Giang mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có quyết định thanh tra từ tháng 7 năm 2016 mà còn là hàng chục khu công nghiệp của các tỉnh, thành trong khu vực từ Cần Thơ đến An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và các tỉnh khác. Hầu hết các nhà máy, dự án xây dựng đều có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, nhưng chủ đầu tư có tuân thủ đúng quy định được duyệt hay không, như thực tiễn cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa đề án và việc thực thi. Đây là những quả bom môi trường nổ chậm, nếu có sự cố gây thất thoát chất thải hóa chất thì sẽ bức tử sông Hậu, gây hậu quả khôn lường đối với môi trường sản xuất nông nghiệp và đời sống của hàng chục triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp chủ động phòng, ngừa và kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là không để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng tại các công trình dự án này.
Câu hỏi thứ hai, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội đầu kỳ họp này, nhiều đại biểu đã phản ánh tình hình vi phạm khai thác cát, sỏi trái phép ở lòng sông diễn ra phổ biến, ngang nhiên, thách thức chính quyền và dư luận ở nhiều địa phương, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về môi trường, đời sống nhân dân và an ninh, trật tự. Đây không phải là vấn đề mới mà vi phạm này đã diễn ra nhiều năm, cử tri rất bức xúc. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của tình trạng này, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương như thế nào và giải pháp khả thi nhằm chấm dứt vi phạm thời gian tới. Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Nguyễn Văn Hiển - Lâm Đồng
Tôi có hai câu hỏi thì một câu hỏi trùng với câu hỏi của đại biểu vừa nói trước tôi. Tôi xin nêu câu hỏi. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, nhiều tỉnh đã phải ban bố tình trạng thiên tai. Nguyên nhân là do thiên tai biến đổi khí hậu là chính, nhưng do nhân tai nhiều, nhất là việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn các sông, các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đang xây dựng nhiều đập thủy điện có công suất lớn, trực tiếp làm ảnh hưởng, thay đổi đến dòng chảy, chu kỳ, đe dọa đến an ninh lương thực và đời sống của hàng triệu người dân. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp cụ thể nào cho từng vùng, nhất là vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng, bền vững và chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tiêu cực của các nhà máy thủy điện. Xin hết.
Đỗ Đức Hồng Hà - TP Hà Nội
Tôi xin phép được chuyển đến Bộ trưởng 2 câu hỏi sau đây:
Câu hỏi thứ nhất, hiện nay nước ta có 20 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, hàng năm tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than và thải ra gần 16 triệu tấn tro, sỉ, thạch cao. Dự kiến đến năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện than, trong khi nguồn than, tài nguyên không tái tạo lại đang cạn kiệt, thêm vào đó vấn đề môi trường tại các nhà máy này đang diễn ra khá phức tạp, làm cử tri rất lo ngại. Xin Bộ trưởng đánh giá về tình hình hoạt động và mức độ ô nhiễm môi trường của các nhà máy nhiệt điện than. Hiệu quả và tính khả thi của quy hoạch điện 7, nếu tiếp tục có thêm 12 dự án nhiệt điện than nữa thì giải pháp kiểm soát chặt chẽ về môi trường sẽ như thế nào?
Câu hỏi thứ hai, vừa qua nhân dân và cử tri cả nước rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng của các dòng sông diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, nổi lên là hoạt động xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng của Tập đoàn khoáng sản Á Cường trên điạ bàn tỉnh Bắc Giang gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Cẩm Đàn. Vụ nhà máy tinh bột sắn Hòa Bình xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Bưởi tỉnh Thanh Hóa làm chết dần những dòng sông, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức khỏe, đời sống và gây tâm lý bất an cho nhân dân ngàn đời sinh sống dọc hai bên bờ, bãi. Ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở nhiều địa phương, xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng để xảy ra tình trạng trên và giải pháp khắc phục.
Quốc hội nghỉ giải lao.
Trần Hồng Hà - Vĩnh Phúc
Cho phép tôi được tiếp tục trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng đoàn Vĩnh Long. Đại biểu Thắng có hai câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất quan tâm đến hiện nay kịch bản về biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long đã tính toán đến sụt lún ở vùng này chưa.
Câu hỏi thứ hai, liên quan đến phát triển công nghiệp làng nghề, hiện nay gây ô nhiễm môi trường và không bền vững. Cũng là vấn đề liên quan đến công cụ ĐTM có hiện tượng cắt dán nơi này nơi kia, thực hiện chưa nghiêm túc nên không trở thành công cụ hữu hiệu. Như vậy, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì và giải pháp khắc phục tình trạng trên như thế nào.
Tôi xin báo cáo với đại biểu Phạm Tất Thắng rằng đúng là hiện nay chúng tôi được Chính phủ giao thực hiện đề án về quan trắc quá trình sụt lún ở Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Kịch bản biến đổi khí hậu được tính toán dựa trên mực nước biển dâng và trong năm vừa qua sau khi chúng tôi đã có kết quả ban đầu trên cơ sở đánh giá theo vùng độ sụt lún, cục bộ của từng vùng. Trong kịch bản biến đổi khí hậu gần đây nhất, chúng tôi đã cố gắng tích hợp quá trình sụt lún ít nhất có thể do hiện tượng, gọi là các quá trình kiến tạo của địa chất.
Thứ hai, do quá trình nhân sinh, chính là con người chúng ta hiện nay sử dụng quá tải nước ngầm để nuôi trồng sản xuất trong nền nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản quá mức gây sụt lún. Kịch bản biến đổi khí hậu được công bố năm 2016 đã được cập nhập thêm vấn đề sụt lún. Tuy nhiên, vấn đề sụt lún này cần phải được tính toán và cần phải nghiên cứu đánh giá kỹ và theo dõi trong thời gian đủ dài để đánh giá được quy luật, do nhân sinh, do tác động của vấn đề khai thác quá mực nước ngầm hay do quá trình kiến tạo của trái đất, hay do quá trình sức nén của quá trình phát triển đô thị lên bề mặt trái đất. Chính vì vậy, chúng tôi xin được báo cáo, kịch bản đã được tính đến nhưng mà chúng tôi tiếp tục sẽ thực hiện đề án và quan trắc độ sụt lún này trong một thời gian đủ dài để công bố kết quả.
Như tôi đã báo cáo các đại biểu trước, đúng là vấn đề đánh giá tác động môi trường hiện nay có bất cập. Bất cập thứ nhất liên quan đến quá trình xử lý giữa các luật, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật bảo vệ môi trường. Quá trình căn cứ để phê duyệt giấy phép đầu tư chính là phải có đánh giá tác động môi trường nhưng tại giai đoạn phê duyệt giấy phép đầu tư lúc đó mới chỉ là ý tưởng dự án nên chưa tính toán đầy đủ toàn bộ quá trình, từ vấn đề trình độ công nghệ cho đến các quy trình và công nghệ xử lý, cũng như vấn đề liên quan đến quá trình thi công, xây dựng và vận hành thử. Chúng tôi thấy đây là một tồn tại và đã đề xuất sửa trong các bộ luật, như Luật đầu tư thời gian sắp tới. Bên cạnh đó còn rất nhiều khiếm khuyết, như liên quan đến nội dung của đánh giá tác động môi trường, quy định làm sao chặt chẽ các quá trình này và gắn với cơ chế trách nhiệm cụ thể trong quá trình giám sát vận hành thử đến thanh tra, kiểm tra sau này.
Câu hỏi của đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đoàn Ninh Thuận. Tôi muốn tiếp tục ngay sau câu hỏi này vì đã chỉ ra chính là công cụ đánh giá tác động môi trường, cũng là hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Về ĐTM tôi báo cáo đã rõ, chúng ta thực hiện ĐTM nhưng chưa dựa trên cơ sở khoa học và dựa trên báo cáo dự án đầy đủ về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và công nghệ. Chưa đưa được nội dung gắn trách nhiệm trong quá trình giám sát, kiểm tra và thanh tra.
Về thanh tra, như tôi đã nói, theo Luật thanh tra công tác thanh tra theo quy hoạch, mỗi năm có thể vào thanh tra doanh nghiệp một lần, điều này rất cần thiết, không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện bởi các cấp ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp cao hơn là Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành cũng có thanh tra chuyên ngành và địa phương, đặc biệt chúng ta có cả một lực lượng cảnh sát môi trường.
Hiện nay việc phân định rõ trách nhiệm và có kế hoạch tổng thể để thực hiện công tác thanh tra này có sự phân công để huy động các lực lượng, đây là việc rất cần thiết. Hai là tính pháp lý, tính tuân thủ của thanh tra. Trong quá trình thanh tra, rõ ràng riêng môi trường thì công tác thanh tra không phải là công tác thanh tra hành chính, nó liên quan đến các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật để có thể giám sát và đánh giá được như liên hiệp gang thép Formosa, chúng tôi đã phải huy động 100 người vì liên quan đến các dây truyền và các loại hìnhh công nghệ rất khác nhau, chúng ta rất khó có thể đánh giá. Bởi vậy công tác thanh tra môi trường đòi hỏi lực lượng khoa học và kỹ thuật, đòi hỏi thiết bị, công nghệ, công tác này tiến hành có những đặc thù.
Chúng tôi thừa nhận công tác thanh tra đã làm rất nhiều, nếu chúng ta không phân định rõ các lực lượng và có kế hoạch phối hợp tốt thì công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, chúng ta cần tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra với sự tham gia của các lực lượng khoa học, công nghệ, áp dụng các thiết bị kỹ thuật, chúng ta mới có thể đánh giá chính xác. Đây là những điều đại biểu nêu ra để góp ý cho cá nhân tôi với vai trò, trách nhiệm Bộ trưởng sắp tới tôi sẽ đề cập để làm sao phân định rõ trách nhiệm, sau khi phân công phân định rõ trách nhiệm thì xác định điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện, đảm đương được công việc để thanh tra tốt. Với vị trí là cơ quan giúp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý vấn đề tài nguyên, môi trường, chúng tôi sẽ sớm phối hợp để xây dựng một kế hoạch thanh tra có tính tổng thể.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiền đoàn Lâm Đồng đặt ra vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, nhân tai đối với 3 vùng rất quan trọng, đó là đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên. Đây là một vấn đề đại biểu đã đặt ra, tôi muốn nói với đại biểu rằng vấn đề này Đảng, Nhà nước đã quan tâm, đại biểu nếu nghiên cứu Nghị quyết 24 về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, trong đó nhấn mạnh những ưu tiên, quan điểm, phương pháp xử lý của chúng ta và đặc biệt xác định cho từng giải pháp rất cụ thể như đồng bằng sông Cửu Long hoặc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh chủ trương rõ ràng như vậy, chúng ta đã có một chiến lược, Chính phủ đã huy động các tổ chức, các quốc gia khác tham gia như Hà Lan, chúng ta đã xây dựng được một kế hoạch châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đã tính toán đến nhân tai bao gồm các tác động từ ngoài biên giới cho đến các vấn đề quy hoạch chưa tiếp cận được với các vấn đề biến đổi khí hậu, do cách thức quản lý của chúng ta còn xung đột. Đấy cũng là một vấn đề tồn tại do tác động của biến đổi khí hậu dựa trên kịch bản tính toán, chúng tôi đã đưa ra một kế hoạch, trong đó đã có những thay đổi rất cơ bản đối với vấn đề phát triển của đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai, trong đó xác định vùng thượng và trung nguồn. Vùng này sẽ giải quyết vấn đề chống lại do ngập lụt, cũng như quản lý nước và tích nước. Hoặc vùng trung tâm của đồng bằng sẽ phát triển về công nghiệp, đô thị và vùng này sẽ đảm bảo nguồn nước. Vùng ven biển tập trung phát triển nền kinh tế nước mặn. Ở đây sẽ tiếp cận theo 3 hướng, hệ sinh thái kinh tế nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Điều này nếu tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long với cái nhìn một cách toàn diện của vùng và dưới giải pháp đó hoàn toàn có thể giải quyết được. Chúng ta đã bắt đầu có tính toán đến vấn đề tái cấu trúc về nông nghiệp, đổi mới nông nghiệp, vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai cũng cần phải dựa trên tính toán của kế hoạch này.
Đối với Nam Trung Bộ trong thời gian vừa qua chúng ta cũng chưa có được nghiên cứu, đánh giá thật kỹ, nhưng trong Nghị quyết 24 và trong các kế hoạch hành động mà chúng tôi đề ra rõ ràng ở khu vực này Chính phủ đang ưu tiên phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn để chống các hiện tượng xâm thực và chống bão lụt.
Thứ hai, chúng ta cũng xem xét đây là một vùng về nguy cơ thiếu nước, hạn hán. Bởi vậy, cũng sẽ quan tâm đến vấn đề quy hoạch và phát triển nguồn tài nguyên nước thông qua việc xây dựng các hồ và đồng thời chúng ta cũng thay đổi kinh tế ở vùng để thích ứng được với quá trình này. Ở khu vực Tây Nguyên, rõ ràng hiện nay chúng ta rất chia sẻ Tây Nguyên đã có rất nhiều thay đổi, do con người chúng ta, do hoạt động phát triển kinh tế của chúng ta, đặc biệt là thảm thực vật, rừng tự nhiên. Tây Nguyên đang đứng trước một tình trạng hoàn toàn thiếu nước do hoạt động phát triển kinh tế của chúng ta chưa bền vững, đồng thời do tác động của biến đổi khí hậu.
Ở đây đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quan trọng, đó là đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển rừng tự nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dựa trên cơ chế chúng ta tham gia thỏa thuận Paris, đó là cơ chế trồng rừng, phục hồi rừng và phát triển rừng. Thông qua việc tạo ra nơi hấp thụ nhà kính sẽ trao đổi tín chỉ cacbon. Tôi cho rằng, đây cũng là một việc sắp tới tính đến sinh kế cho những người bảo vệ rừng và trồng rừng tự nhiên của Tây Nguyên, đồng thời chúng ta cũng phải tính toán để quy hoạch lại, xem xét, đánh giá và quan trắc thật kỹ nguồn nước ngầm để đảm bảo có thể duy trì một cách bền vững và lâu dài. Đồng thời, cũng tính toán đến hồ nhân tạo để trữ nước ở đây. Đó là những vấn đề trong tương lai và đặc biệt ở Tây Nguyên kinh tế phải chú ý đến công nghệ cao. Đặc biệt phải tính toán đến một Tây Nguyên hiện nay sẽ hạn hán và thiếu nước. Bởi vậy nên phải ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm và tưới một cách hiệu quả nhất, đồng thời các ngành kinh tế tham gia ở Tây Nguyên cũng phải tính đến ngành kinh tế với nông nghiệp sản xuất công nghệ cao. Đó là đối với khu vực của ba khu vực đại biểu nêu.
Chúng tôi xin báo cáo luôn, với Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm, vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt thỏa thuận Paris, đồng thời đã phê duyệt một kế hoạch, hành động thực hiện trong đó đề ra những nhiệm vụ rất cụ thể, tức là những dự án cấp bách và Chính phủ phê duyệt chương trình, mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh, kèm vào đó đã có sự huy động một nguồn lực hợp tác rất lớn đối với các đối tác phát triển để thực hiện chương trình hỗ trợ đó để thực hiện các dự án bao gồm các dự án về thi công trình, các dự án công công trình cấp bách không trì hoãn, đồng thời cũng tính toán đến việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cũng như thúc đẩy các hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề như tôi đã nói ở trên là tác động của các công trình thủy điện ở thượng nguồn như sông Mê Kông cũng như các lưu vực sông xuyên biên giới khác của Việt Nam.
Đối với đại biểu Hoàng Thanh Tùng đoàn Sóc Trăng, hiện nay đang đề cập đến vấn đề bức tử các dòng sông, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung thứ hai là vấn đề liên quan đến khai thác cát sỏi. Đây là những vấn đề rất bức xúc, chẳng hạn như đại biểu đã nêu lên trong thời gian vừa qua có dư luận rất quan tâm đến một số dự án đang được chuẩn bị xây dựng như Lee & Man, hoặc rất nhiều nhà máy khác đang hoạt động chế biến thủy sản ở các lưu vực sông này. Tôi cho vấn đề ô nhiễm lưu vực sông và đặc biệt tầm quan trọng của sông Hậu đối với đời sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng. Bởi vậy, chúng ta cần phải có cái nhìn trong bối cảnh tác động và nguy cơ tác động đối với nguồn nước của đồng bằng cũng như đối với sông Hậu nói riêng. Về góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi cần phải tiến hành ngay một công việc đó là cần phải có quy hoạch tổng thể để có thể khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước của khu vực này.
Trên cơ sở quy hoạch đó thì chúng ta sẽ có được một cách phân bổ nước phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo khu vực này nếu căn cứ vào quy hoạch, căn cứ vào đánh giá khả năng chịu tải và chức năng sử dụng của từng vùng thì chúng ta sẽ đưa ra những quy chuẩn về môi trường, tức là có những nơi các doanh nghiệp hoạt động ở đó hoàn toàn không được xả thải mà gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp tới bên cạnh thực hiện quy hoạch thì chúng tôi sẽ thực hiện tốt công việc mà Thủ tướng đã giao. Đó là rà soát lại toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh dọc theo các bờ sông đối với các dự án đang triển khai, thực hiện quá trình đánh giá tác động môi trường thì cũng được rà soát xem lại toàn bộ quá trình đánh giá đó. Rồi cũng xem xét lại toàn bộ vấn đề công nghệ rồi quá trình xử lý để đảm bảo rằng các họat động đó sẽ giảm tối đa khả năng xảy ra ô nhiễm hoặc các vấn đề sự cố. Đồng thời, sẽ có những biện pháp như kiểm tra, giám sát và đặc biệt lắp đặt hệ thống để giám sát tự động, để yêu cầu các nhà máy có lượng thải lớn hoặc có các vườn thải có tính chất gây ô nhiễm môi trường thì chịu trách nhiệm trong vấn đề giám sát và truyền tải đến các cơ quan quản lý. Điều này giải quyết được việc khai thác bền vững rừng phòng hộ như đại biểu đã nêu.
Vấn đề khai thác cát sỏi trái phép nhiều năm nay thì có thể nói đây là vấn đề rất nhức nhối. Nó làm sạt lở bờ sông và làm ô nhiễm môi trường và tạo ra vấn đề bất ổn về an ninh chính trị. Vấn đề này Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều lần nêu ý kiến và đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì một hội nghị trực tuyến mà trong vấn đề liên quan đến cát sỏi bờ sông thì theo trách nhiệm, phân định về quy hoạch và quản lý đấy là vật liệu xây dựng nên do địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình vấn đề rất phức tạp, các hoạt động khai thác trái phép diễn ra một thời gian dài và công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nó chưa nghiêm minh và đặc biệt là trách nhiệm của những người đứng đầu.
Sau khi có cuộc họp trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ và ban hành Chỉ thị 03 thì đến nay tình trạng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có tình trạng ở giao giữa hai địa phương thì thông thường có hoạt động khai thác trái phép ở đây. Đây là sự lợi dụng vào việc cơ chế, phối hợp để kiểm tra, thanh tra và xử lý của các địa phương với nhau. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các địa phương có ranh giới tại vùng các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép thì có trách nhiệm phối hợp và đặc biệt chỉ đạo các lực lượng từ cấp quận, xã, phường và lực lượng công an là chịu trách nhiệm trong vấn đề xử lý này.
Đến nay, tôi cho rằng tình trạng khai thác cát sỏi trái phép đã được giảm đi tương đối nhiều. Tuy nhiên, vấn đề sắp tới cần phải có quy hoạch và việc quản lý về cấp phép, quản lý các tổ chức và đơn vị khai thác phải chặt chẽ hơn. Đồng thời phải có quy định trách nhiệm thông tư trong vấn đề chịu trách nhiệm của các chính quyền liên quan đến 2 tỉnh hoặc 2 huyện. Xin báo cáo với Quốc hội như vậy.
Tôi xin trả lời đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đoàn đại biểu Hà Nội. Hiện nay đại biểu tập trung vào vấn đề đối với quy hoạch điện 7, đến giai đoạn hiện nay theo phát triển nhà máy nhiệt điện than chúng ta có 12 nhà máy, đến năm 2020 thêm 12 nhà máy nữa. Tôi xin trả lời như sau.
Tôi cho rằng việc đảm bảo an ninh năng lượng, quy hoạch điện 7 đã được Chính phủ tính toán đến nhu cầu năng lượng, tính toán đến khu vực để sắp xếp bố trí và đặc biệt các vấn đề liên quan đến tối ưu việc tải điện và cung ứng các nguồn vật liệu phục vụ cho nó kể cả nước. Tuy nhiên, trong hoạt động vừa qua đặc biệt dư luận cũng rất quan tâm tác động của nguồn thải đối với nhiệt điện than gồm 3 thành phần: Một là khí và bụi; Hai là nước làm lạnh và trong đó có thể chứa một số hóa chất để khử trong nước làm lạnh với nhiệt độ; Ba liên quan đến tro và xỉ than. Đây là những vấn đề gây ra tác động đến môi trường.
Về mặt công nghệ, hiện nay các nhà máy này hiện đang xử lý theo gọi là công nghệ lọc phun, và lò tầng sôi là chính. Tôi cho rằng vẫn còn dư địa để chúng ta có thể lựa chọn những công nghệ tốt hơn như là siêu giới hạn và siêu siêu giới hạn như nhiều nước đã dùng. Đặc biệt, việc lựa chọn chất lượng than, năng lượng của than cho tốt như vậy lượng thải sẽ ít hơn. Tôi đánh giá các nhà máy điện đã xây dựng có rất nhiều nỗ lực để giải quyết các vấn đề về khí, về nước làm lạnh, cũng như kiểm soát vấn đề bụi.
Thông qua việc cải tiến quy trình quản lý môi trường, cụm công nghệ xử lý môi trường, trong thời gian sắp tới, nếu với công nghệ than nhiệt lượng thấp như hiện nay trung bình 1 triệu tấn than 30% là chất thải. Vấn đề tro bay của nhà máy nhiệt điện, nếu chúng ta xử lý công nghệ tốt thì nó là loại vật liệu phối trộn xi măng rất tốt. Xỉ than với những thành phần có thể xem xét, đáp ứng quy chuẩn về xây dựng. Tôi cho rằng về phía EVN và các nhà máy nhiệt điện cần xem xét để có thể kết hợp hợp lý để các chất thải ra có thể tái sử dụng được đều cần thiết,
Nếu như hiện nay tro bay có lân vào nước biển sau khi xử lý lưu huỳnh thì sau này không làm vật liệu xi măng được hoặc chất thải có chứa thạch cao sau này cũng không đủ tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng. Chính vì vậy, tôi đặt ra vấn đề cần tính toán để chất thải nhiệt điện than và nâng cao hơn nữa công nghệ lò đốt để vận hành thì hoàn toàn có thể đáp ứng được vấn đề môi trường. Vật liệu như xỉ than, tro bay tôi đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn về kỹ thuật để sớm khai thác và sử dụng, tái chế nguồn tài nguyên này giải quyết vấn đề tài nguyên, môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ để kiểm soát một cách kỹ lưỡng từ các thành phần chất thải, khí thải, nước thải và chất thải rắn. Đồng thời, chúng tôi trao đổi sớm cùng EVN và Bộ Công thương có rà soát đánh giá lại toàn bộ. Trước đây chúng ta đã đánh giá môi trường chiến lược, lần này nếu nhân dân, cử tri còn lo lắng thì chúng ta cần tổ chức công việc này, huy động các nhà khoa học và trên cơ sở nâng cao công nghệ trong vấn đề nhà máy nhiệt điện than ở đây. Tôi cho rằng đây là việc hoàn toàn có thể làm được nếu như chúng ta xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng và khoa học.
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh vấn đề công nghệ và đưa vào công nghệ xử lý một cách tiên tiến hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề điện than.
Phùng Đức Tiến - Hà Nam
Tôi xin phép được gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi có hai ý.
Một, đề nghị Bộ trưởng đánh giá thực trạng hiệu quả, tính khả thi của giải pháp công trình và phi công trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long khô hạn, ở miền Trung và Tây Nguyên.
Thứ hai, trong nhiều khóa Quốc hội vừa qua mỗi khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri Hà Nam đều hỏi bao giờ có thể giải quyết được ô nhiễm môi trường của sông Nhuệ, sông Châu Giang và sông Đáy, đề nghị Bộ trưởng đã đề cập rồi thì khẳng định lại cho cử tri Hà Nam biết khi nào có thể khắc phục được vì vấn đề này kỳ Quốc hội nào cũng nêu ra, đưa ra, nói đến nhưng vẫn là vấn đề còn rất nan giải.
Câu hỏi thứ hai tôi muốn gửi đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, hạn hán ở miền trung và Tây Nguyên đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới đảm bảo nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xin cảm ơn hai Bộ trưởng.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Xin cảm ơn đại biểu Phùng Đức Tiến. Câu hỏi thứ hai chúng ta vừa giám sát nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nông nghiệp thì đề nghị Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản cho rõ ý thêm phần đại biểu quan tâm.
Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Chiến) - TP Hà Nội
Về vấn đề môi trường tôi có hai phần nội dung câu hỏi.
Một cũng như đại biểu trước tôi qua thực tiễn tiếp xúc cử tri thực trạng ô nhiễm môi trường do xả thải của các làng nghề làm ô nhiễm các dòng sông thì hiện nay cử tri đang ngóng chờ vào kết quả dự án cải tạo môi trường ở các làng nghề cũng như các dòng sông, thế nhưng hiện nay chưa biết được rằng đến khi nào thì sẽ tránh được tình trạng về ô nhiễm. Hiện nay, đã 10 làng gọi là làng ung thư của cả nước mà người dân đang rất bức xúc, vậy thì với tiến độ từ 2016 đến 2020 đến nay chỉ còn có 3 năm nhưng giải ngân chỉ được có 1/5 và có 9 trên 34 làng được xử lý. Vậy, có ba năm nữa thì Bộ trưởng cho biết giải pháp cũng như kết quả tiến độ để bảo đảm tính đồng bộ của các giải pháp đó khả thi cho vấn đề về giải quyết môi trường làng nghề cũng như các dòng sông chết.
Vấn đề thứ hai, đề nghị Bộ trưởng cho biết việc ô nhiễm môi trường Formosa được kết luận xảy ra trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án đầu tư và trách nhiệm kiểm tra giám sát được giao cho Tổng Cục môi trường và tháng 1 năm 2016 Tổng Cục môi trường có kết luận thanh tra xác định không có vấn đề về vi phạm, sự cố liên quan đến việc chuyển dùng khí trơ sang dập cốc ướt là dùng nước, nhưng sau này kiểm tra lại có sai phạm. Vậy, xin Bộ trưởng cho biết với những sai phạm đấy, Bộ trưởng đã kết luận có 53 sai phạm nhưng hiện nay mới chỉ xử lý hơn 20 sai phạm. Vậy, còn những sai phạm khác có hay không bởi vì liên quan đến trách nhiệm bồi thường cũng như biện pháp xử lý những sai phạm còn lại. Cử tri muốn biết, xin cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Thái Học - Phú Yên
Tài nguyên khoáng sản được xem là của để dành không chỉ cho hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau, người dân đang rất quan tâm lo lắng và có phần bức xúc trước thực trạng tài nguyên khoáng sản bị khai thác trái phép, khai thác một cách tràn lan, cạn kiệt, có hiện tượng tiêu cực, lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản trong quá trình cấp phép khai thác, có hiện tượng khai thác tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong thực trạng này như thế nào? Giải pháp khắc phục ra sao?
Vấn đề thứ hai, trong thời gian vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu đối với các tỉnh miền Trung, vào mùa hè thì nắng hạn kéo dài, không có nước phục vụ sản xuất và đời sống người dân, đã có lúc người dân không biết tìm đâu ra nước để uống, nhiều đàn gia súc, gia cầm chết vì thiếu nước. Vào mùa mưa thì mưa lũ kéo dài, lũ chồng lên lũ, nước không biết đổ đi đâu cho hết, nhiều người dân đã chết trong nước lũ, đời sống của người dân khu vực miền Trung vốn đã khó khăn, càng thêm khó khăn, đã có tỉnh phải tuyên bố tình trạng thiên tai như Phú Yên. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn bản, lâu dài nào để giúp cho các tỉnh miền Trung thích ứng được tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Xin hết.
Hoàng Văn Cường - TP Hà Nội
Tôi thấy Bộ trưởng phụ trách 2 mảng hết sức nóng, mảng về môi trường thì động vào đâu cũng thấy ô nhiễm. Mảng thứ hai là đất đai thì 90% khiếu kiện hiện nay tập trung ở đất đai, nếu không giải quyết được những vấn đề này thì Bộ trưởng rất dễ trở thành những người rất nổi tiếng. Quả thật chia sẻ với Bộ trưởng, trong thời gian vừa qua, chúng ta có rất nhiều biện pháp về mặt hành chính, luật pháp, kỹ thuật trong việc quản lý hai lĩnh vực này. Tại sao những vấn đề này càng ngày càng nổi lên nóng hơn. Xin hỏi Bộ trưởng phải chăng ở đây có vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế, nó là động lực tạo ra những biện pháp này. Với tư cách là Bộ trưởng thì Bộ trưởng có suy nghĩ gì, kế hoạch gì trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường.
Vấn đề thứ hai, tôi xin hỏi và ở đây cũng có một số đại biểu hỏi rồi, đó là vấn đề liên quan đến ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long vừa qua. Đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên mà thực ra là một vấn đề đã cảnh báo từ 20 năm trước đây, Ủy ban sông Mê Kông đã cảnh báo khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn, khi Lào xây dựng các đập ở giữa nguồn, Thái Lan đã xây dựng công trình để điều chuyển hướng dòng chảy, còn Việt Nam chưa thấy có hành động gì. Vậy, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long vừa qua chúng ta nói là thiên tai, xin hỏi Bộ trưởng đây có đúng là thiên tai hay không, hay là chúng ta đã chậm phản ứng đối với những vấn đề đã được cảnh báo từ trước và trong tương lai Bộ trưởng có kế hoạch gì cho đồng bằng sông Cửu Long này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Xin hết.
Nguyễn Văn Cảnh - Bình Định
Tôi xin được có hai câu hỏi:
Câu một, thời gian vừa qua các nhà máy, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, ngoài các nguyên nhân chủ quan cũng có ý kiến cho rằng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện nay còn bất cập, xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này. Nếu hệ thống các quy chuẩn còn hạn chế thì Bộ trưởng sẽ làm gì, đối với trách nhiệm là người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và việc phối hợp của các bộ, ngành khác như thế nào để chúng ta có một hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật phù hợp hơn với thực tiễn.
Câu thứ hai, một giải pháp để hạn chế tác hại đối với môi trường, đó là khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, chuyển đổi từ quy trình sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường sang quy trình sản xuất sạch. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải cần nhiều thời gian và vốn, như vậy Bộ trưởng có giải pháp gì để khuyến khích, để ràng buộc doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi công nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường có tính khả thi cao. Xin hết.
Nguyễn Tuấn Anh - Bình Phước
Xâm nhập mặn và khô hạn luôn là vấn đề được cử tri và nhân dân tỉnh Long An hết sức quan tâm, vì nó tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Tôi nhất trí với nội dung câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Hiển của đoàn Lâm Đồng về việc nên phải có giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng vùng, ví dụ Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, để triển khai giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần có nguồn lực rất lớn, đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp nhằm triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong điều kiện ngân sách đầu tư của Nhà nước là hết sức khó khăn, làm thế nào để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Văn Sơn (Nguyễn Sơn) - Hà Tĩnh
Vấn đề liên quan đến sự cố môi trường Formosa đã được đại biểu Trần Ngọc Phương và một số đại biểu nêu vấn đề. Ở đây tôi tiếp cận ở góc độ khác xin được nêu hai câu hỏi.
Một, vừa qua sự cố môi trường Công ty Formosa xả thải ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành liên quan đã tập trung cao độ, vào cuộc quyết liệt, đã tìm ra nguyên nhân và có nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý khá kịp thời, nhất là tăng cường về quản lý nhà nước, quan trắc hoạt động xả thải của công ty. Song khi có nhiều địa phương, khu công nghiệp, doanh nghiệp vi phạm về môi trường thì làm thế nào để Chính phủ, bộ, ngành đủ nguồn lực để trực tiếp xử lý. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp sắp tới về phân cấp trong quản lý nhà nước về môi trường, chuyển giao thẩm quyền, trách nhiệm, phương tiện khoa học, công nghệ trong việc theo dõi, giám sát quan trắc, xử lý các vi phạm môi trường của các khu kinh tế và của các doanh nghiệp?
Hai, với trách nhiệm của Bộ trưởng đã tham mưu cho Chính phủ, nếu để Công ty Formosa tiếp tục vi phạm xả thải ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải xử lý dứt điểm như thế nào? Ngoài sự tự phục hồi môi trường sinh thái của biển vừa qua Bộ trưởng có giải pháp gì để cùng các bộ, các nhà khoa học có tác động tích cực nhất để trả lại môi trường sinh thái cho biển miền Trung thời gian và nguồn lực để thực hiện vấn đề này? Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Ngô Sách Thực - Bắc Giang
Tôi xin có hai câu hỏi dành cho Bộ trưởng.
Thứ nhất, trong các văn bản mới đây có phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về môi trường. Qua thảo luận và trả lời của Bộ trưởng tôi thấy vấn đề trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm môi trường chưa rõ. Về môi trường nông thôn xin Bộ trưởng cho biết chủ trương quy hoạch xây dựng lò đốt rác thủ công, có hay không có hình thành nhà máy xử lý, chế biến rác, khắc phục hạn chế phương pháp xử lý rác ở nông thôn hiện nay chủ yếu là chôn lấp và đốt? Nếu có thì thời gian thực hiện khi nào?
Thứ hai, trong các giải pháp về môi trường thời gian tới Bộ Tài nguyên có đề ra xây dựng danh mục dự án xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn. Xin Bộ trưởng cho biết danh mục đó là gì, ở những địa chỉ nào. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Sỹ Cương - Ninh Thuận
Tôi cũng xin chất vấn hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất tôi cho rằng khi doanh nghiệp được phép hoạt động thì có nghĩa doanh nghiệp đó phải đủ điều kiện được phê chuẩn về điều kiện xử lý chất thải. Nhưng trên thực tế thì việc cho phép cứ cho phép, doanh nghiệp cứ hoạt động và việc hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải do doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Vì thế nhiều doanh nghiệp hoạt động rất lâu mà hệ thống chất thải không hoàn chỉnh hoặc không có cho nên họ đương nhiên xả thải ra môi trường. Lúc đó cơ quan chức năng rồi cảnh sát môi trường đi bắt và xử lý, cơ quan quản lý nhà nước vẫn cứ vô tư cho phép, không quan trắc, không kiểm tra, không theo dõi và cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì cả như một số đại biểu đã nêu. Xin Bộ trưởng cho biết cách quản lý nhà nước theo kiểu thả gà ra mà đuổi hiện nay và các giải pháp cho vấn đề này.
Một khía cạnh khác thì tôi không biết Bộ trưởng có nghe thấy có hiện tượng tiêu cực. Doanh nghiệp họ nói xây dựng phương án xử lý chất thải rất khó được phê duyệt, nếu "thuê" chính cơ quan thẩm định thì thông qua rất dễ và rất nhanh. Cho nên, những việc phương án đó có đảm bảo chất lượng về việc xử lý chất thải hay không thì không ai đánh giá được vì nó đã được phê duyệt một cách tiêu cực. Xin Bộ trưởng cho biết là Bộ trưởng có biết không? Nếu chưa biết thì Bộ trưởng cho kiểm tra vấn đề này.
Vấn đề thứ hai là rất nhiều nước trên thế giới người ta quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi thu hút đầu tư. Theo đó, các dự án mà có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bị ngăn chặn. Thực tế ở Việt Nam, một số địa phương thu hút đầu tư bằng mọi giá cho nên đã phải trả giá về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiền thu được không đủ bù đắp để trang trải kinh phí xử lý môi trường. Thiệt hại người dân chịu đựng và oán thán. Xin Bộ trưởng cho biết về vấn đề này và để ngăn chặn đầu tư có ô nhiễm môi trường nói trên thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì. Xin cảm ơn.
Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Xin phép sẽ trả lời theo tuần tự từng câu hỏi. Đại biểu Phùng Đức Tiến - Hà Nam có câu hỏi là Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tính khả thi của giải pháp phi công trình- công trình ứng phó biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi hai là khi nào khắc phục được ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy và một số dòng sông.
Báo cáo đại biểu, tôi muốn đại biểu nói rõ hơn thực chất hiện nay đối với đồng bằng sông Cửu Long chúng ta có kế hoạch mang tính chất tổng quan giữa các dự án, mang tính chất không trì hoãn, không hối tiếc. Nó bao gồm phi công trình và công trình, đấy là cụm các công trình chúng ta cần đánh giá.
Hai là dự án thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng thế giới hoặc các dự án trong danh mục Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình lên Thủ tướng Chính phủ với các công trình tôi muốn nói để chúng ta khẳng định cho chính xác.
Tôi cho rằng dù ở kế hoạch hay ở dự án Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đều tiếp cận cả phi công trình và công trình. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long thì giải pháp phi công trình là đặc biệt quan trọng. Nó tính toán đến hiệu quả khi chúng ta thực hiện các giải pháp công trình. Vì các giải pháp công trình khi chúng ta có kế hoạch đúng, tốt thì nó sẽ nhân giá trị lên, đặc biệt chúng ta phải lấy tiêu chí cho đến lúc chưa rõ liệu có hiệu quả hay không thì nó phải đáp ứng không hối tiếc. Nghĩa là đã đầu tư thì phải mang lại những lợi ích tổng hợp và đa mục tiêu. Tôi muốn trả lời câu hỏi này mang tính chất chung như vậy, nếu hỏi cụ thể tôi sẽ trả lời đều có cách tính toán cả.
Tôi quan niệm nếu bây giờ chúng ta làm tốt mối quan hệ chia sẻ lợi ích tài nguyên nước với các quốc gia ở thượng nguồn, đây là giải pháp ngoại giao nhưng cực kỳ đặc biệt quan trọng. Cùng đó, giải pháp thứ hai là giải pháp chúng ta tính toán quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội dựa trên chống biến đổi khí hậu và dựa trên tác động kép biến đổi khí hậu và tác động của các nước thượng nguồn và tác động của những hoạt động chưa bền vững, đấy cũng là phi công trình nhưng rất có giá trị. Đương nhiên, nó sẽ có giải pháp, công trình khác như đê biển, hồ trữ nước, như các rừng phòng hộ rất hiệu quả, đạt mục tiêu. Khi nào khắc phục được ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy. Rõ ràng Quốc hội bàn đến vấn đề này. Đây là vấn đề đã đặt ra. Tôi biết nhiều người tiền nhiệm của tôi đã đặt câu hỏi này. Tôi cho rằng, lúc này là lúc chúng ta cần đưa ra giải pháp cụ thể. Tôi xin được đề xuất như sau:
Đối với sông Nhuệ, sông Đáy, hiện nay chúng ta có Ủy ban lưu vực sông từ các tỉnh, sông Cầu chúng ta đã có Ủy ban lưu vực sông và chúng ta đã có những đề án được phê duyệt, Chính phủ phê duyệt. Tập trung vào những dự án cấp bách, thế nhưng rõ ràng cho đến hiện nay, kể cả chương trình mục tiêu và các dự án đó chưa được triển khai. Lý do, theo tôi nghĩ chúng ta cần phải có xác định, chẳng hạn theo tôi sông Nhuệ, sông Đáy, 90% nước thải ra sông Nhuệ, sông Đáy là Hà Nội, 10% từ Hòa Bình, Hà Nam và một số địa phương khác. Như vậy, tại sao phải tính toán dự án này khi không xác định địa phương sẽ đứng ra chủ trì chịu trách nhiệm vấn đề này. Việc đầu tiên tôi muốn nói là cơ chế phân công để làm rõ.
Vấn đề công nghệ và vấn đề huy động nguồn lực. Hiện nay đối với Hà Nội có khoảng gần 2 triệu mét khối nước thải từ sinh hoạt, từ hệ thống hạ tầng chúng ta không thu gom được, hạ tầng cũ lạc hậu, nước mưa và nước thải đi với nhau. Độ khoảng 3 cụm làng nghề nước thải rất lớn chưa được xử lý và kèm theo các nguồn khác. Bây giờ muốn giải quyết được rõ ràng phải tập trung vào những khu vực có lượng nước thải lớn nhất, tập trung nhất và ô nhiễm nhất đó là các làng nghề và các khu vực trong đô thị dân cư đông dân.
Vấn đề thứ hai, công nghệ và cách làm hiện nay chúng ta tính đến hạ tầng Hà Nội hiện nay rất khó có thể tính toán để có cách thức có thể thu gom và xử lý tập trung được. Như vậy, phải tính đến cả mô hình phân tán, công nghệ phân tán và phải tính đến cả những cách thức để thu gom nước thải, có thể thu gom dọc theo bờ sông.
Quan điểm tập trung vào xử lý ở đâu, thượng nguồn trước, hạ nguồn sau hay toàn bộ nước sau khi xử lý xong thì cần phải bổ sung nguồn nước cho dòng sông và đồng bộ các giải pháp, kể cả những giải pháp như bổ sung nước, khơi thông dòng chảy, vấn đề bảo vệ các vùng sinh thủy hoặc bảo vệ các bờ sông, các công trình sông. Đấy là những công việc chúng ta phải làm.
Bây giờ quan trọng nhất là tiền đâu. Tôi cho rằng, hiện nay Hà Nội đã tập trung xử lý được khoảng gần một nửa, trong đó gồm có nguồn ngân sách, nguồn vốn ODA và nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thiết tha tham gia khu vực này, nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì doanh nghiệp có thể tham gia vào TPP, ví dụ doanh nghiệp sẽ không bao giờ thích ứng và thấy được lợi nhuận khi tham gia vào đầu tư hệ thống hạ tầng rất tốn kém, thu gom nước thải.
Nhưng doanh nghiệp khi tính toán đầu tư nhà máy xử lý nước thải thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể có những lợi ích nếu như chúng ta trả chi phí đầy đủ. Chính vì vậy cho nên tôi đề nghị, chúng ta cần phải xem xét lựa chọn mô hình có thể khuyến khích được doanh nghiệp tham gia vào đầu tư xây dựng nhà máy, vận hành nhà máy, chuyển giao nếu cần thiết.
Thứ hai, nhà nước phải tập trung ODA vào nguồn vốn ngân sách làm gì để giải quyết hệ thống để thu gom tất cả nước thải ở những vùng thượng nguồn và ở các làng nghề. Trước tiên phải sử dụng vào nguồn ngân sách, phải tính toán đầy đủ, nếu sử dụng ODA thì theo chúng tôi tính toán thông thường được áp đặt về công nghệ.
Dự án ODA tiến hành đàm phán phải 4, 5 năm mới có dự án thì 5 năm tới làm sao thành công được. Bởi vậy, chúng tôi xem xét, tính toán nên theo hình thức công tư. Nguồn vốn của ODA thì nên hòa ngân sách để chúng ta tránh được những áp đặt của công nghệ. Công nghệ khi được lựa chọn phù hợp thì tính hiệu quả của nó cao hơn rất nhiều, vốn ODA thì thường tỷ lệ chiếm đất gấp 10 lần so với các dự án, chúng ta lựa chọn công nghệ phù hợp, quy mô vừa phải, đầu tư thông thường chỉ trong 2, 3 năm. Hai là quy trình giải quyết cơ chế để trộn các nhà đầu tư hiện nay về công tư, chúng tôi thấy mất thời gian quá nhiều. Chúng tôi nghĩ nên xem xét để cắt giảm quy trình này càng sớm, càng tốt, như vậy trong vòng 6 tháng lựa chọn được nhà đầu tư và chúng ta sẽ bàn định hợp đồng để thương thảo những vấn đề gì là Nhà nước đầu tư, những vấn đề gì là doanh nghiệp đầu tư vận hành kinh doanh và sau đó chuyển giao.
Theo tính toán của tôi, với hơn 1 triệu m3 của Hà Nội, với cách làm này và với nguồn ODA chúng ta huy động được, hòa ngân sách và chúng ta sử dụng ngân sách, thậm chí ngân sách ODA đó không cần phải đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp, chúng ta sử dụng để bù lại cho doanh nghiệp lãi suất mà họ sẽ vay ngân hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn và tiếp cận xử lý. Tôi khẳng định mỗi dòng sông cách làm như vậy, có mô hình một cách đầy đủ, công nghệ, cách thức thu gom, xử lý cho đến các mô hình quản trị, các mô hình 3 bên thì tôi cho rằng 5 năm có thể xử lý được. Tôi xin rằng Hà Nội đang đi con đường đó và tôi đang theo rất sát để sớm tổng kết mô hình này. Xin báo cáo quý đại biểu như vậy.
Ngoài ra, chúng ta phải dần dần tiếp cận một hướng là mọi người đã gây ô nhiễm thì phải trả tiền nên tất cả các làng nghề phải xử lý tập trung từ rác thải, nước thải và chịu chi phí. Đối với nước thải sinh hoạt thì từng bước chúng ta phải nâng lên để làm sao đảm bảo được chi phí vận hành các hệ thống này. Đấy là câu trả lời có thể nói tôi đã cố gắng ở mức cao nhất để nói khi nào kèm theo với những điều kiện, còn những điều kiện đó không thực thi thì không thể.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Đề nghị Bộ trưởng tạm dừng, còn 28 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu xin hỏi một câu và như thế sáng mai Bộ trưởng còn 20 phút để trả lời. Xin các đại biểu hỏi ngay, không bình luận.
Hà Sỹ Đồng - Quảng Trị
Câu hỏi của tôi có một số ý trùng với đại biểu Phương đoàn Quảng Bình và đại biểu Sơn đoàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên tôi đề nghị Bộ trưởng làm rõ thêm một số vấn đề.
Sau sự cố môi trường biển xảy ra đến nay hơn 7 tháng, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đã vào cuộc rất quyết liệt. Tuy nhiên đến nay sản xuất kinh doanh của ngư dân vùng biển vẫn gặp rất nhiều khó khăn, người dân và khách hàng chưa yên tâm tiêu thụ hải sản, chưa tin tưởng vào nước biển đảm bảo an toàn, đã tắm biển được chưa. Hiện nay du lịch ở vùng biển của khu vực miền Trung đang trầm lắng và rất vắng bóng khách trở lại để tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng dịch vụ ven biển. Xin đề nghị Bộ trưởng cho biết thời gian tới sẽ công bố môi trường biển an toàn 100% cũng như chất lượng thủy, hải sản để phục vụ cho người tiêu dùng trong thời gian đấy như thế nào.
Thứ hai trong quá trình thanh tra có 53 lỗi của Formosa gây ra, đến nay vấn đề khắc phục 53 lỗi đó đã hết chưa, triệt để chưa và trách nhiệm của một số cá nhân có liên quan sẽ xử lý thế nào. Xin hết.
Cao Văn Trọng - Bến Tre
Hiện nay dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn nên tất cả các chính quyền địa phương rất mong muốn chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho địa phương, trong đó có việc trải thảm để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên do trình độ địa phương bị hạn chế là được phân cấp nên chắc chắn không tránh khỏi việc lọt lưới một số dự án do trình độ công nghệ thẩm định của hội đồng đánh giá tác động môi trường. Bộ trưởng có cách nào giúp cho địa phương cảnh báo và loại bỏ những công nghệ có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường của địa phương hay không. Vì sao hiện nay khi có vụ việc xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xảy ra rồi Bộ Tài nguyên và Môi trường mới vào cuộc để xử lý mà không thay đổi quy trình tham gia cùng địa phương ngay từ đầu. Xin hết.
Ngọ Duy Hiểu - TP Hà Nội
Tôi xin có câu hỏi nội dung liên quan đến đại biểu Tùng là vấn đề cát tặc nhưng tôi đề nghị Bộ trưởng làm rõ 2 vấn đề.
Liên quan đến cát tặc, lúc nãy Bộ trưởng có nói tình hình có chuyển biến tốt hơn giảm đi nhưng sau khi chúng ta triển khai Thông tư 619 của Bộ Giao thông về nạo vét đường thủy nội địa gắn với tận thu sản phẩm, hiện nay nhiều đối tượng lợi dụng và tình hình đang phức tạp hơn. Theo thông tin của cử tri 3 trên 4 huyện nơi tôi ứng cử đó là Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì thì cử tri tiếp tục phản ánh việc này rất phức tạp. Đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ các giải pháp mà tôi nghĩ chắc phải là giải pháp đột phá để giải quyết thực tế này.
Vấn đề thứ hai, chính Bộ trưởng ban nãy cũng nêu trên địa bàn cùng sông Hồng đoạn qua Hà Nội, Vĩnh Phúc thì hai địa phương đã có hai chính sách khác nhau. Ở Hà Nội không cho khai thác dưới lòng sông còn Vĩnh Phúc thì vẫn cho khai thác, Bộ trưởng ở góc độ trách nhiệm của mình thì Bộ trưởng thấy cần có giải pháp gì để giải quyết là trên cùng một đoạn sông lại có hai chính sách. Tôi xin hết.
Huỳnh Thanh Cảnh - Bình Thuận
Sau sự cố môi trường của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xảy ra vào giữa tháng 4 năm 2015 đến nay qua theo dõi và giám sát cho thấy Tập đoàn điện lực Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, kiểm soát môi trường và có nhiều tiến bộ nhưng chưa thật sự cơ bản nên người dân nhất là bà con ở gần khu vực nhà máy thuộc huyện Tuy Phong chưa thực sự yên tâm và còn nhiều lo lắng nhất là vấn đề bụi xỉ. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có kiến nghị đối với Thủ tướng và các bộ liên quan về vấn đề này theo chức năng và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị Bộ trưởng cho biết có những giải pháp gì để xử lý căn cơ kiểm soát tốt các rác thải, bảo đảm cao nhất an toàn môi trường đối với hoạt động của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 hiện nay, kể cả ba nhà máy nhiệt điện còn lại của trung tâm điện lực Vĩnh Tân đã, đang triển khai đầu tư và sẽ hoạt động trong những năm tới để người dân xung quanh khu vực trung tâm điện lực Vĩnh Tân thực sự yên tâm với cuộc sống và sản xuất trong môi trường trong lành. Xin cảm ơn.
Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh
Tôi thấy Bộ trưởng đã nắm vững tất cả các vấn đề và các giải pháp rất tốt và rất xác đáng. Bây giờ vấn đề còn lại là thực hiện, thi hành và làm, tôi xin hỏi như thế này, cuối cùng là vấn đề yếu tố con người thì Bộ trưởng thấy rằng bộ máy quản lý cán bộ, nhân viên của bộ mình có đủ sức, có đủ liêm khiết, có đủ trình độ năng lực để đáp ứng công việc hay không. Ví dụ có một dự án lớn và có xung đột về lợi ích giữa các địa phương với quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giữa các bộ này, bộ kia với Bộ Tài nguyên và Môi trường, thậm chí giữa Phó Thủ tướng hay Thủ tướng với Bộ Tài nguyên và Môi trường và quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng dự án đó là không thực hiện được, không nên thực hiện về mặt tài nguyên môi trường thì Bộ trưởng có đủ dũng khí để bảo lưu quan điểm của mình hay không hay sẽ đi tới thỏa hiệp. Xin cảm ơn.
Vũ Thị Lưu Mai - TP Hà Nội
Tôi có hai câu hỏi nhưng chắc chỉ kịp một câu.
Thứ nhất, về ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực y tế, theo Báo cáo số 228 của Kiểm toán nhà nước thì hệ thống xử lý nước thải y tế của nhiều bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội không đạt tiêu chuẩn quốc gia về môi trường. Nhiều bệnh viện chưa thực hiện đúng quy định về quan trắc, vận hành hệ thống xử lý nước thải chưa đúng quy định, cụ thể là Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện khác dẫn đến ô nhiễm môi trường ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Câu hỏi của tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết kết luận của Kiểm toán nhà nước có đúng không? Trong trường hợp kết luận đó là đúng thì đề nghị Bộ trưởng và các bộ, ngành liên quan làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân và biện pháp xử lý, khắc phục? Tôi xin hết.
Đặng Ngọc Nghĩa - Thừa Thiên Huế
Đề nghị Bộ trưởng cho biết tại sao chúng ta có một bộ máy đồng bộ từ trung ương đến cơ sở về quản lý môi trường, nhưng trong năm qua sự cố về các vụ việc môi trường chủ yếu đều do nhân dân và dư luận, báo chí phát hiện. Có hay không có tiêu cực trong quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường?
Nội dung thứ hai về công tác quản lý đất đai nông, lâm trường trên địa bàn toàn quốc, đặc biệt là Tây Nguyên hết sức phức tạp. Quốc hội đã có Nghị quyết, vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp nào, những cam kết gì để chúng ta tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai nông, lâm trường hiện nay để tránh xảy ra những vụ việc điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn trọng điểm. Xin hết ý kiến.
Trần Thị Quốc Khánh - TP Hà Nội
Tôi hy vọng từ kỳ họp này vấn đề giải cứu sông Tô Lịch, sông Nhuệ - sông Đáy sẽ được các đại biểu Quốc hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ và các bộ, ngành quan tâm. Tôi thấy trong Khoản 3, Điều 21 Luật thủ đô quy định đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách thủ đô để triển khai từng dự án. Vậy, trách nhiệm của bộ và các bộ có liên quan sẽ tham mưu Chính phủ để trình Quốc hội giải cứu các dòng sông này, để góp phần khôi phục các dòng sông cổ và tăng vận khí cho đất nước, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ được thực hiện như thế nào. Xin hết.
Mai Thị Ánh Tuyết - An Giang
Vấn đề môi trường của cả nước diễn ra rất phức tạp, Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội về kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch năm 2017 cũng xác định đây là tồn tại cho năm 2016 và những năm tiếp theo nhiều thách thức. Vậy, xin hỏi Bộ trưởng tại sao tình trạng ô nhiễm môi trường được Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường rất quan tâm nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường chậm cải thiện, chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp, diễn biến phức tạp. Đặc biệt là tình trạng nhiều dự án đầu tư thải ra môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc, niềm tin về môi trường của cử tri cả nước. Vậy, lý do về thể chế hay lý do về tài chính, hay yếu tố con người hoặc lý do gì khác, Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ và xử lý trách nhiệm đó như thế nào. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giải quyết như thế nào đối với các dự án đầu tư đã cấp phép nhưng gây ô nhiễm môi trường và thực hiện vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào đối với các dự án đầu tư mới nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Xin hết.
Nguyễn Quang Tuấn - TP Hà Nội
Tôi có hai câu hỏi liên quan đến thủy điện.
Thứ nhất, nhiệt điện than. Lúc đầu chúng ta đánh giá ảnh hưởng của môi trường, lúc đó là sỉ thải đã ướt, sau chuyển thành sỉ thải khô, xin hỏi Bộ trưởng, Bộ trưởng đánh giá lại chưa và có giải pháp gì để điều chỉnh việc này.
Thứ hai, vấn đề liên quan đến nước làm mát. Ví dụ dự án nhiệt điện Vĩnh Tân có làm nhà máy và một ngày đi vào hoạt động hết năm 2020, hút vào thải ra khoảng 20 triệu m3, đi qua một đường ống nóng như vậy thì sẽ tuyệt diện toàn bộ tất cả di vật phù du và ảnh hưởng đến vấn đề liên quan đến hệ sinh thái ở biển. Xin hỏi Bộ trưởng đã đánh giá ảnh hưởng này đến hệ sinh thái ở biển, ở các vùng miền Trung hay chưa. Xin trân trọng cảm ơn.
Dương Trung Quốc - Đồng Nai
Những câu hay nhất người khác đã phát biểu rồi. Tôi muốn lấy một vấn đề thực tế của địa phương chúng tôi là hai dự án, đó là dự án Đồng Nai 6 và dự án lấp Sông Đồng Nai. Hai cơ quan đều là cơ quan khoa học đủ tư cách pháp nhân làm công tác đánh giá môi trường, chúng tôi rất mong muốn bộ, chúng ta phải làm sao để nâng cao được chất lượng của công tác đánh giá tác động môi trường. Nếu không phần lớn tôi thấy kết thúc chỉ do dư luận xã hội mà thôi. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Nguyễn Thị Lan - TP Hà Nội
Đáp ứng nguyện vọng của nhiều cử tri, tôi xin gửi đến Bộ trưởng một câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực Bộ trưởng quản lý. Đó là tôi được biết, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri tôi nhận thấy vẫn còn không ít hộ dân đã nộp hồ sơ từ rất lâu nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây bức xúc, khiếu kiện. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và các gói giải pháp để giải quyết căn cơ tình trạng này trong thời gian tới. Xin hết.
Phùng Văn Hùng - Cao Bằng
Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt với diện tích lấp sông dự kiến 77.000 m2 nhằm xây dựng khu thương mại, cao ốc văn phòng khách sạn, khu dân cư với hàng trăm ngàn tấn đất đá đổ xuống sông, 80% diện tích lấp sông đã được hoàn thành, chỗ xa nhất tới 100 m, dự án bị đình chỉ, bị sức ép của dư luận do nguy cơ ảnh hưởng tới dòng chảy, khả năng thoát lũ của sông và môi trường khu vực lưu vực sông Đồng Nai. Tháng 6 năm 2015, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đến nay sự việc vẫn rơi vào im lặng. Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là dự án có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nhưng không thuộc thẩm quyền phê duyệt của chính quyền địa phương. Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc phê duyệt thực hiện dự án có đúng hay sai?
Hai, sao lại có việc chậm trễ đến như vậy trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của nguyên Thủ tướng Chính phủ và trả lời công khai trước công luận.
Ba, để xảy ra vụ việc trên thì trách nhiệm của bộ và chính quyền Đồng Nai như thế nào?
Bốn, giải pháp xử lý tiếp theo ra sao? Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Anh Trí - TP Hà Nội
Ngay khi phát lộ sự cố Formosa chỉ vài ngày, Bộ trưởng đã có chuyến thị sát tận nơi và tại Hà Tĩnh, Bộ trưởng đã nói lời xin lỗi nhân dân. Cử tri chúng tôi rất cảm động và đánh giá cao lời xin lỗi đó. Xin hỏi Bộ trưởng với tư cách là người quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng đã thấy lỗi của cá nhân, của bộ mình trong việc này là gì? Từ đó đến nay, chúng tôi thấy cá nhân Bộ trưởng và Chính phủ đang rất tích cực tìm cách khắc phục hậu quả Formosa. Vậy, theo Bộ trưởng thì chúng ta đã sửa lỗi với nhân dân trọn vẹn chưa, cần làm gì không? Xin trân trọng cám ơn.
Tạ Văn Hạ - Bạc Liêu
Sau hàng loạt sự cố môi trường xảy ra thời gian gần đây, đặc biệt là sự cố nghiêm trọng môi trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung, tôi xin chất vấn trực tiếp vào trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Xin Bộ trưởng cho biết, đến nay đã có tổ chức và cá nhân nào được xem xét trách nhiệm và xử lý sai phạm trong thẩm quyền của bộ hay vẫn chờ kết luận của thanh tra Chính phủ và Ủy ban kiểm tra Trung ương. Bộ trưởng có giải pháp gì trong quản lý và điều hành để những sự cố môi trường tương tự sẽ không xảy ra trong thời gian tới. Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Phước Lộc - TP Hồ Chí Minh
Liên quan đến sự cố môi trường do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, tôi đặt một câu hỏi với Bộ trường là xin Bộ trưởng cho biết khi nào có kết luận cụ thể về an toàn của nước biển, hải sản và môi trường biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và vùng lân cận.
Câu thứ hai, sau khi nghe Bộ trưởng nói nhằm tăng cường quản lý giám sát, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường các dòng sông nên đã tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban các lưu vực các dòng sông. Nhưng theo chúng tôi được biết, Ủy ban này hoạt động theo cơ chế Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia vào Ủy ban và luân phiên hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này làm Chủ tịch, chịu trách nhiệm điều phối và điều hành toàn bộ hoạt động. Như vậy, nó bị cắt khúc, không toàn diện, không đồng bộ và không thống nhất, vì vậy vấn đề quản lý hiệu quả các hoạt động các lưu vực của các Ủy ban các dòng sông này có hiệu quả hay không, xin Bộ trưởng làm rõ.
Trương Minh Hoàng - Cà Mau
Tôi xin đặt câu hỏi với Bộ trưởng. Đâu là giải pháp để Bộ trưởng đột phá của nhiệm kỳ này. Mong Bộ trưởng nêu những vấn đề Bộ trưởng đã trình bày. Vấn đề tôi muốn tranh luận thêm.
Một là Bộ trưởng trả lời với đại biểu Phương về vấn đề chuyển vật liệu xây dựng.
Thứ hai là đại biểu Thắng về vấn đề cát.
Thứ ba là đại biểu nêu vấn đề khi có sự vụ, sự việc cử tri phản ánh thì các Bộ đủ điều kiện nghiên cứu để đề xuất giải pháp để có phương án khắc phục. Tôi không đồng tình với giải pháp đó. Tôi rất mong làm thế nào có giải pháp không chỉ đợi Formosa tự nghiên cứu chế tạo đưa nó trở thành vật liệu xây dựng mà tôi mong Bộ trưởng, các bộ có liên quan sớm nghiên cứu để chúng ta trở thành những vật liệu xây dựng hay mà hiện nay chúng ta rất nhiều đất mà khi cải tạo các dòng sông thì múc lên hàng triệu triệu mét khối mà gần như bỏ đi. Tôi rất mong sớm nghiên cứu để trở thành vật liệu xây dựng để chúng ta giảm bớt khai thác cát ở các lòng sông.
Nguyễn Văn Thể - Sóc Trăng
Năm 2016 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động hết sức nghiêm trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long. 10/13 tỉnh phải công bố thiên tai. Năm 2017, một số biểu hiện về thời tiết có thể năm 2017 tình hình sẽ lặp lại của năm 2016. Do đó, nhân dân đồng bằng sông Cửu Long rất lo lắng cho vụ mùa năm 2017. Do đó, những giải pháp để ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp cấp bách để giúp cho người nông dân.
Tuy nhiên, trong năm qua và trong kế hoạch của Chính phủ, mặc dù đã bố trí 32,000 tỷ đồng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong năm qua chưa có một công trình, dự án nào lớn ở đồng bằng sông Cửu Long để giúp đồng bào đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu. Xin hỏi Bộ trưởng vì sao những công trình, dự án liên vùng, toàn vùng chậm được triển khai, trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào. Năm 2017 và những năm tiếp theo những công trình, dự án này triển khai như thế nào. Xin cảm ơn.
Dương Minh Ánh - TP Hà Nội
Vấn đề nạn phá rừng không còn mới trong các phiên chất vấn của các kỳ họp khóa trước, các đại biểu Quốc hội đã đề cập vấn đề này, nhưng cho đến nay, nạn phá rừng vẫn xảy ra tràn lan và ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn, thậm chí dự báo chỉ trong thời gian ngắn nữa thì chúng ta không còn rừng để giữ và hệ lụy thì chúng ta đã đang gánh chịu. Vậy với trách nhiệm của Bộ trưởng thì Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ gì để giải quyết nạn phá rừng và trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng, liệu Bộ trưởng có dám hứa trước Quốc hội và trước cử tri sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này không?
Lưu Bình Nhưỡng - Bến Tre
Xin báo cáo Bộ trưởng, Quốc hội trong kỳ họp thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ nêu một vấn đề là kiên quyết không để một dự án nào không đảm bảo vấn đề môi trường được phép hoạt động. Bộ trưởng đã nói sẽ xử lý vấn đề môi trường song song, thậm chí có thể đi trước các dự án. Vậy Bộ trưởng đã chỉ đạo vấn đề này như thế nào? Xin cảm ơn.
Nguyễn Thanh Phương - TP Cần Thơ
Tôi có một câu hỏi xin gửi đến Bộ trưởng. Vấn đề hạn mặn xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long trong những tháng đầu năm 2016 đã làm thiệt hại hơn 400 ngàn ha lúa, 80 ngàn ha thủy sản và một số cây trồng, vật nuôi khác. Có thể xem đây là một tín hiệu đáng lo ngại và có thể lặp lại ở các năm tới. Một trong những vấn đề nổi cộm lên từ sự việc này đó là thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt đến mức chúng ta phải kêu gọi các nước bạn xả nước. Xin hỏi Bộ trưởng là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những tính toán cho vấn đề bảo vệ, quản lý, tích lũy và sử dụng nguồn nước ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa? Nếu có thì Bộ trưởng có thể khái quát các giải pháp này. Xin hết, xin cám ơn.
Ngô Đức Mạnh - Bình Thuận
Tôi xin hỏi Bộ trưởng vấn đề hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Theo Bộ trưởng đâu là những khó khăn, thách thức đặt ra đối với Việt Nam để giải quyết vấn đề này, nhất là tận dụng những cơ hội hợp tác từ hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta. Xin hết.
Hoàng Thị Thu Trang - Nghệ An
Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng ở các dòng sông và ở biển. Qua tiếp xúc, chúng tôi thấy cử tri rất lo ngại về tính khách quan cũng như chất lượng của công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường, công tác kiểm tra, giám sát và công tác hậu kiểm sau thanh, kiểm tra cũng như sau phát hiện vi phạm của ngành tài nguyên môi trường đối với các doanh nghiệp trong xử lý môi trường. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các sự cố môi trường. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và các giải pháp của ngành trong thời gian tới để khắc phục yếu kém này. Xin trân trọng cảm ơn.
Bùi Thanh Tùng - TP Hải Phòng
Tôi có 2 câu hỏi,
Một, hiện nay nhiều khu công nghiệp tập trung ở các địa phương nơi có các nhà máy có tải lượng và nguy cơ ô nhiễm cao như nhà máy nhiệt điện, luyện cốc, xi măng, thép, có tình trạng là tất cả các cơ sở này đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, được xác nhận, được các công trình bảo vệ môi trường. Khi đo nồng độ khí thải tại các ống khói của nhà máy vẫn nằm trong giới hạn cho phép trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng thể sự tích tụ của 5 hoặc 10 ống khói nhà máy làm cho nồng độ khí thải khu vực vượt ngưỡng cho phép, gây ô nhiễm bức xúc cho người dân, làm cho cơ quan chính quyền địa phương khó trong việc giải quyết các khiếu kiện của dân cũng như xử lý vi phạm của các doanh nghiệp. Theo quan điểm của Bộ trưởng, đây có lẽ tôi nghĩ rằng có lỗ hổng pháp lý trong chỗ này. Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì để giải quyết thực tế này.
Câu hỏi thứ hai liên quan đến các bãi thải. Hiện nay tình trạng bãi thải của các nhà máy nhiệt điện, của các dự án khoáng sản và các bải thải của nhà máy phân bón vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao gây tâm lý băn khoăn lo lắng của cộng đồng dân cư, giải pháp kỹ thuật có nhưng vấn đề kinh tế kỹ thuật, vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách hỗ trợ hiện nay không đồng bộ. Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để cùng bộ ngành tham mưu cho Chính phủ có giải quyết xử lý dứt điểm cũng như đồng bộ các nội dung này. Xin hết.
Ngô Thị Minh - Quảng Ninh
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi.
Đó là đề nghị Bộ trưởng hãy nói rõ giải pháp chỉ đạo và phối hợp với các bộ ngành, phối hợp với chính quyền các địa phương để chỉ đạo việc xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Đặc biệt giải pháp chỉ đạo thay thế chôn lấp rác thải bằng một biện pháp mới đó là đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thải. Câu hỏi này tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Công Nguyên từ khóa XII và cũng đã có sự phân tích rất rõ giữa chôn lấp rác thải và xây dựng nhà máy chế biến rác thải. Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Trần Văn Quý - Hưng Yên
Đánh giá nguyên nhân sai phạm xả thải môi trường có 2 nguyên nhân.
Thứ nhất do cố ý của chủ doanh nghiệp bằng việc xây dựng không đúng thiết kế hoặc cắt xén các hạng mục công trình trong xử lý chất thải.
Thứ hai, thiếu sự kiểm tra kịp thời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lý do là chúng ta thiếu cơ chế và thiếu nguồn nhân lực. Từ hiện thực trên, Bộ trưởng có kế hoạch gì trong việc tham mưu để ban hành chính sách và xây dựng luật pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa hơn là việc mang ra tính toán mức xử phạt trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Xin cám ơn Bộ trưởng.
Thái Trường Giang - Cà Mau
Tôi xin đặt câu hỏi với Bộ trưởng. Vừa qua công ty Formosa đã bồi thường thiệt hại là 500 triệu tương đương 11.000 tỷ. Vì vậy, xin Bộ trưởng cho biết cơ sở nào để tính toán ra con số đấy và nếu trường hợp chúng ta bồi thường cho dân các tỉnh miền Trung không đủ thì có lấy ngân sách để tiếp tục bồi thường cho ngư dân hay không? Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Như vậy tất cả các đại biểu đăng ký đặt câu hỏi đã được hỏi hết và đây là một trọng trách mà Bộ trưởng đêm nay về phải suy nghĩ để làm sao 20 phút sáng mai Bộ trưởng có thể gom lại từng nhóm vấn đề để trả lời, có thể không phải trả lời từng đại biểu mà theo nhóm vấn đề và vấn đề gì chi tiết cụ thể thì Bộ trưởng sẽ xin phép trả lời bằng văn bản.
Phiên họp chất vấn chiều nay đến đây kết thúc, xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.
Quốc hội nghỉ.
PV