Ngày 27/5/2015, Tổ chức Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union viết tắt là ITU) đã công bố một vài thông số vô cùng thú vị về truy cập Internet trên toàn thế giới từ đầu năm 2015 đến nay.

Theo ITU, tính đến cuối năm 2015, số lượng người dùng Internet trên toàn thế giới sẽ lên đến con số 3,2 tỷ người, trong đó có 2 tỷ đến từ các quốc gia phát triển. Sự phát triển của băng thông internet ở các quốc gia đang phát triển còn chậm, khoảng 4 tỷ người tại những nước này vẫn chưa được tiếp xúc với internet.

Đồng thời, theo dự tính của ITU trong báo cáo sử dụng Internet trên thế giới, trong năm 2015, số lượng thiết bị điện thoại di động được sử dụng trên thế giới sẽ lên đến 7 tỷ, tăng lên đến 97% so với năm 2000 là 738 triệu. Tại Mỹ và các nước châu Âu, 78% thiết bị di động sử dụng 3G. 69% thiết bị trên thế giới được phủ sóng 3G, 95% thiết bị sử dụng 2G, nhưng ở khu vực nông thôn, chỉ có 29% thiết bị sử dụng dịch vụ băng thông.

Khu vực châu Phi được xếp vào vị trí "heo hút nhất" khi lượng sử dụng 3G chỉ chiếm 17,4%.

Khu vực châu Âu được coi là phát triển nhất khi có hơn 80% dân số sử dụng internet truy cập tại nhà, ở Hoa Kỳ tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 60%, trong khi con số này ở các nước đang phát triển chỉ có 34%.

Dưới đây là bảng xếp hạng tốc độ truy cập Internet tại các quốc gia: Điều bất ngờ là tốc độ cao nhất lại đến từ một đất nước châu Á: Hàn Quốc với hơn 10Megabit/s, trong khi Mỹ thậm chí không lọt vào top 10, và Trung Quốc còn không có mặt trong bảng xếp hạng. Sau Hàn Quốc là một loạt các nước châu Âu với tốc độ không xê dịch nhau quá nhiều. 

Tốc độ internet ảnh hưởng rất lớn tới các dịch vụ ăn theo, và game online là một trong số những ngành công nghiệp "ăn bám" internet đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi dịch vụ chăm sóc khách hàng và game thủ ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và Hàn Quốc phát triển hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Về trường hợp của Trung Quốc, khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch kinh tế giữa thành thị - nông thôn đã kéo tụt các chỉ số bình quân xuống khá nhiều. Đây cũng có thể được coi là một điều kiện khách quan khiến các NPH game ở các nước nhỏ như Việt Nam gặp khó khăn trong việc phục vụ game thủ của mình.

Với tình trạng đứt cáp liên tục như hiện nay, việc có mặt trong bảng xếp hạng này của Việt Nam còn là một tương lai xa lắm!

WK (GameSao.vn)