Theo giới phân tích, trong 12 tháng qua, Trung Quốc đã có những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự tự tin ngày một lớn của lực lượng vũ trang.

Trung Quốc từ lâu thích ở bên ngoài những sự vụ quốc tế, từ chối đi theo xu hướng can thiệp mà Mỹ và NATO thể hiện ở Libya vài tháng gần đây, và tập trung nhiều hơn vào các công việc trong nước.

Trong khi không ngừng thúc đẩy nhanh chóng các chương trình hiện đại hóa quân sự, giới lãnh đạo Trung Quốc lại tán thành một học thuyết “không can thiệp” vào công việc của nước khác và tận dụng mọi cơ hội để minh chứng cho thế giới thấy “sự gia tăng hòa bình” của họ.

Hải quân Trung Quốc diễn tập. Ảnh: Reuters
Và trong 12 tháng qua, Trung Quốc đã có những dấu mốc quan trọng mà giới phân tích cho rằng nó đánh dấu sự tự tin ngày một lớn để lực lượng vũ trang Trung Quốc giờ đây có thể bắt kịp vị thế đất nước là một siêu cường kinh tế đang trỗi dậy.

Tháng 3/2011: Trung Quốc triển khai một trong những tàu khu trục trang bị tên lửa hiện đại nhất mang tên Từ Châu, tới ngoài khơi Libya để hỗ trợ chiến dịch sơ tán các công dân bị mắc kẹt trong bất ổn nội chiến. Trung Quốc cũng triển khai bốn máy bay quân sự Ilyushin Il-76 trong chiến dịch này.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, 20 năm trước đây, năm 1991, Trung Quốc đã phải trông chờ vào công ty vận tải nhà nước COSCO để sơ tán dân bị mắc kẹt ở Somalia.

Cũng trong tháng 3/2011: Sự kiện một tàu khu trục trang bị tên lửa của Trung Quốc, Ma'Anshan, đã hộ tống tàu của Chương trình Lương thực thế giới dọc theo bờ biển lan tràn nạn hải tặc của Somalia là một cột mốc khác thể hiện sự tiến bộ của quân đội nước này. Việc triển khai con tàu khu trục được xem là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng gánh vác các sự vụ quốc tế.

Tháng 9/2010: Không quân Trung Quốc điều bốn máy bay ném bom H-6H và hai máy bay chiến đấu J-10 tham gia cuộc diễn tập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Kazakhstan. Theo hãng Tân Hoa, đây là lần đầu tiên không quân Trung Quốc thực hiện sứ mệnh “tấn công mô phỏng xuyên biên giới”.

Tháng 9/ 2010: Trung Quốc điều bốn trực thăng tới tỉnh Sindh của Pakistan để hỗ trợ các nạn nhân lũ ụt. Giới phân tích coi đây là hoạt động triển khai trực thăng lần đầu tiên của không quân ở nước ngoài.

Tháng 10/2010: Trung Quốc điều động một số máy bay chiến đấu Su-27 tham gia cuộc tập trận quân sự chung với Thổ Nhĩ Kỳ, trong lộ trình có dừng ở Iran để tiếp dầu. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có cuộc tập trận như vậy với một thành viên NATO. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Mỹ không mấy hài lòng trước quyết định mời Trung Quốc tham gia sự kiện này.

  • Thụy Phương (Theo telegraph)

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Chiến lược an ninh mới của TQ: Quả quyết không đối đầu
Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông

Trung Quốc định đưa giàn khoan 'khủng' ra Biển Đông

Báo Philippines: TQ xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa

Vì sao TQ cho phép tàu sân bay Mỹ tới Hong Kong?

Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam

Trung Quốc sẽ không sớm vượt qua Mỹ

Xem Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự

Máy bay Trung Quốc lại 'quấy nhiễu' máy bay Philippines

Tướng Trung Quốc cảnh báo Mỹ phóng đại nguy cơ

Trung Quốc lại làm phức tạp tình hình Biển Đông

Lãnh đạo quân sự Trung Quốc muốn gì khi thăm Mỹ?

Khi ban nhạc quân đội Trung Quốc chơi trên đất Mỹ

Mỹ dùng máy bay không người lái đối phó với Trung Quốc?

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Tàu ngư chính Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam