1. Khi được dịch ra tiếng Việt, tên của tác phẩm này đã xuất hiện với hai cách viết: "Tiếng gọi nơi hoang giã" và "Tiếng gọi nơi hoang dã". Cách viết đúng là gì?

  • Tiếng gọi nơi hoang dã
  • Tiếng gọi nơi hoang giã
Chính xác

Tên đúng chính tả của tác phẩm này là "Tiếng gọi nơi hoang dã"

"Dã" là từ được sử dụng trong trường hợp "hoang dã", mang tính chất hoang sơ, chưa được thuần hóa.

Còn từ "giã" thường được ghép với những từ như "giã từ", "giục giã".

2. Từ nào là danh từ?

  • Xuất
  • Suất
Chính xác

“Xuất” là một động từ được hiểu là “ra”, từ trái nghĩa là “nhập”. Theo từ điển tiếng Việt, “xuất phát” có nghĩa là bắt đầu đi, bắt đầu khởi hành hoặc bắt đầu nảy sinh một điều gì đó. 

"Xuất" có thể dùng trong những từ ghép như sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu… 

Còn "suất" là danh từ, có nghĩa là một phần đã được chia ra. Từ “suất” có thể ghép với một số từ, như trong những trường hợp: suất ăn, suất quà… 

3. "Bắt chiếc" là một từ vô nghĩa, đúng hay sai?

  • Đúng
  • Sai
Chính xác

"Bắt chước" có nghĩa là làm theo cách của người khác. Thế nhưng, từ này được xem là một từ khó phát âm. Chính vì vậy người Việt thường sử dụng từ "bắt chiếc" mà không biết rằng đây là một từ vô nghĩa.

4. Một trong hai từ này là từ đúng, xuất hiện trong từ điển Tiếng Việt. Đó là từ:...

  • Chẳng lẽ
  • Chẳng nhẽ
Chính xác

"Chẳng lẽ" là từ đúng chính tả vì nó có xuất hiện trong từ điển của tiếng Việt.

Đây là một phụ từ và có nghĩa là diễn tả một sự việc nào đó xảy ra ngoài dự kiến.

Các từ đồng nghĩa là: không lẽ, có lẽ nào, lẽ nào…

"Chẳng nhẽ" cũng được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây là từ không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.

5. Từ thường được sử dụng khi khám lâm sàng là...

  • Chẩn đoán
  • Chuẩn đoán
Chính xác

"Chẩn đoán" là từ chính xác.

Ý nghĩa của từ này là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm để kết luận tình trạng của bệnh nhân.