- Bóng hơi chịu tải nặng không vỡ trên bàn đinh, chế tạo và điều khiển robot, thiết bị tự động, lý giải các quy luật cuộc sống bằng toán học,… là một trong những điều mà các học sinh được trải nghiệm tại Ngày hội Toán học mở năm 2018.
Ngày 4/11, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tổ chức Ngày hội Toán học mở 2018 với chủ đề “Toán học giải mã thế giới hỗn độn”.
Tại ngày hội các học sinh, sinh viên đã có cơ hội được thưởng thức vẻ đẹp và trải nghiệm ứng dụng của Toán trong khoa học, kỹ thuật.
Các học sinh đã có cơ hội tham quan triển lãm “Những ô cửa Toán học” và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm toán học và khoa học “Trong xứ sở Toán học diệu kỳ”. Qua đó được tham gia các hoạt động trải nghiệm không chỉ về Toán học mà còn ứng dụng của Toán trong khoa học, kỹ thuật, STEM nói chung,…
Các trò chơi toán học |
Đó là trải nghiệm thử sức các trò chơi vận dụng logic, toán học như bóng hơi không vỡ khi tải vật nặng trên bàn đinh sắc nhọn, chứng minh định lý Pytago bằng trực quan đo thể tích qua lượng cát, các trò chơi tưởng chừng “hỗn độn” nhưng đáp án được đưa ra nhanh chóng nếu vận dụng toán,…
Bóng hơi chịu được tải nặng trên bàn đinh sắc nhọn. |
Những hình khối đẹp tưởng chừng rất khó vẽ nhưng trở nên dễ dàng nếu biết vận dụng toán học. |
Toán học là một trong những yếu tố STEM, tạo nên những món đồ chơi tự chế đầy sáng tạo. |
Do áp suất, nước không ra khỏi cốc dốc ngược chỉ bằng một miếng nhựa chắn ở miệng cốc |
Những trò chơi đòi hỏi tư duy logic, toán học ở Ngày hội Toán học mở 2018. |
Qua đó, cho thấy toán học luôn cung cấp cho con người một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề then chốt và trong sự phát triển của cuộc sống ngày nay Toán học cũng giúp con người kiến tạo nên những ngành mới về trí tuệ nhân tạo, khai phá dự liệu, mật mã và giải mã, mô hình và mô phỏng,…
Chứng minh định lý Pytago bằng cách trực quan, qua trò chơi về lượng cát. |
Giải quyết những "hỗn độn" bằng toán. |
Ảnh: |
Ngày hội Toán học mở năm nay cũng mang đến cho những người yêu khoa học chùm bài giảng đại chúng “Toán học không xa cách” về những chủ đề đang được quan tâm nhất hiện nay là “Bảo mật thông tin trong thời đại số” của GS. Phan Dương Hiệu, “Vật lý thiên văn tính toán - từ hố đen siêu nặng trong nhân thiên hà đến sự hình thành của hệ hành tinh” của PGS. Đinh Văn Trung, và “AI nào cho Việt Nam” của GS. Hồ Tú Bảo.
Một trong những chủ đề xuất hiện hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng là Trí tuệ nhân tạo (AI) với những cảnh báo về những thay đổi ghê gớm làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống. Tại cuộc tọa đàm “Việt Nam - Từ AK đến AI”, các chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, những nhà hoạch định chính sách, những gương mặt trẻ trong làng công nghệ đã cùng bàn luận về vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tương lai của Việt Nam.
Thanh Hùng
Hoạt động trải nghiệm ở chương trình phổ thông mới được dạy thế nào?
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
Học sinh trải nghiệm điều khiển robot bằng giọng nói, làm tên lửa khí
Học sinh của 8 trường THCS ở Hà Nội đã được trải nghiệm lập trình và điều khiển robot bằng giọng nói, làm tên lửa khí và nhiều thí nghiệm vui khác tại Ngày hội STEM.
Học sinh trải nghiệm dùng chuối đóng đinh
Dùng chuối để đóng đinh, vẽ tranh bằng toán học... là những hoạt động mà học sinh sẽ được trải nghiệm tại ngày hội STEM 2017 diễn ra ngày 14/5.
Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo?
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thể hiện sự đổi mới toàn diện về "dạy người", nhằm khắc phục tình trạng nặng về dạy chữ của giáo dục hiện hành.