Mức lương 7 triệu vốn đã không phải là cao trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng chỉ bằng cách sống “dè xẻn” thì việc mua nhà mua xe cũng ở trong tầm tay?

Mới đây một thành viên trong một diễn đàn lớn đã chia sẻ phương pháp của một tỉ phú sẽ biến giấc mơ mua xe, mua nhà của mọi người thành hiện thực chỉ với 7 triệu một tháng.

Cụ thể, cách tiết kiệm này hướng dẫn bạn chia tiền lương thành từng khoản nhỏ để sử dụng vào từng mục đích khác nhau.

Khoản tiền đầu tiên là 2.100.000 đồng, bạn có thể dùng nó để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Tiền ăn uống với 70.000 VNĐ là hoàn toàn có thể. Sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn có thể tự nấu ăn cho mình.

Một bữa ăn trưa ở ngoài có thể tốn 30.000 đồng, nhưng nếu bạn tự nấu 50.000 đồng có thể ăn được cả 3 bữa chính.

Khoản thứ hai là 1.100.000 đồng, số tiền này dùng để giao thiệp bạn bè. Nếu không đi ăn, đi chơi nhà hàng sang trọng, số tiền này vẫn đủ để bạn có thể đi cafe hay ăn mấy quán ven đường.

Đến cuối cùng, chỉ cần bạn bè vui vẻ là được, không ai ép chúng ta phải chọn những nơi thật sự đắt tiền. Bạn cũng có thể trích 300.000 đồng trong số này để chi trả tiền điện thoại.

Bạn cũng cần trích ra 400.000 đồng để chi trả cho xăng xe đi lại hàng ngày, nếu bạn không ngại, việc đi lại bằng xe buýt sẽ vô cùng tiết kiệm.

Khoản tiền 700.000 đồng, bạn để dành để tiết kiệm, cuối năm lại có thể đi du lịch. Nhiều người có thể thắc mắc, 700.000 đồng thì đi được đâu, hãy tính đến số tiền 1 năm nhé!

Hơn 8 triệu đồng, bạn có thể du lịch 1 nước Đông Nam Á nào đó, mở mang thêm kiến thức, biết nơi này chỗ kia.

Số tiền 1.200.000 đồng, bạn để dành chi trả cho tiền thuê nhà. Nếu chưa có thể ở một mình vì chi phí thuê nhà quá cao, bạn vẫn có thể ở ghép, chờ tích đủ tiền 1 vài năm, bạn sẽ có 1 nơi ở tiện nghi và thoải mái hơn nhiều.

Với những ai ở cùng gia đình, bạn sẽ có dư hẳn khoản tiền này. Hãy dùng nó để đi học thêm 1 cái gì đó, kiến thức luôn là hành trang cần thiết cho chúng ta. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy tiếc tiền nếu dùng nó để chi tiêu cho học tập.

{keywords}

Liệu 7 triệu 1 tháng có đủ mua nhà và xe?

Cuối cùng là khoản tiền 1.500.000, bạn hãy dùng nó để đầu tư. Nói tới nói lui, nếu bạn không biết tính để tiền đẻ ra tiền thì coi như thua.

Mỗi năm lạm phát 5-6%, tiền của bạn để không coi như để nó mục dần dần. Hãy để dành tiền để1 món đồ nào đó,chẳng hạn.

Đây là một hình thức không tốn nhiều vốn, lại có thể chủ động trong nguồn hàng, rất hợp với những ai thích kinh doanh mà không có nhiều tiền.

Dần dần khi đã ổn định, bạn có thể đưa mô hình kinh doanh online đó trở thành 1 cửa hàng thực tế."

Thoạt nghe có phần khá hợp lý. Nhưng khi áp dụng vào thực tiễn, không ít người đã hoài nghi về cách tiết kiệm đầy tính lý thuyết này. Nhiều người cho rằng, với cuộc sống đắt đỏ hiện tại, thậm chí cách này còn có phần “hư cấu”.

Ví dụ với 50.000 đồng không thể ăn được 3 bữa. Cũng như 7 triệu đồng tiết kiệm còn khó nữa là đi du lịch.

Bạn Ngọc Lan có viết: “Hình như đây là tư duy của thời đại trước hay sao mà áp dụng được vào cuộc sống hiện tại. Đắt đỏ hơn gấp trăm lần. Mới đầu đọc tưởng có ích lắm. Hoá ra lý thuyết suông thế này thì mình viết còn hay hơn.

Ở đâu mà thuê nhà lại có giá 1.200.000 đồng. Mà cũng chẳng phải ai đầu tư online cũng ra lời được.

Theo như bài viết này ăn 1 tháng hết 2,1 triệu: tớ không làm đc thế, ai làm được thì cho tớ xin kinh nghiệm.

1,5 triệu để kinh doanh: ai kinh doanh được với 1,5 triệu mà lãi mẹ đẻ lãi con mua được nhà được đất , xe hơi tiền tỷ dạy tớ với.

1 triệu phát sinh ma chay cưới hỏi, 1 tháng có 4 cái đám cưới thì làm như thế nào với văn hoá Việt Nam cái nào cũng phải “phong bì”? Đấy, 1 mình độc thân thì sẽ như thế đấy".

Nhưng cũng có người phản pháo lại rằng:

"Tác giả viết bài chỉ lập cho 1 cá nhân đang bươn trải chứ tính thêm gia đình thì khi nào mới sống đủ. Nếu mức lương 7 triệu 1 người mà có gia đình ở tỉnh lẻ thì vẫn sống ổn định được nhé.

Còn bạn không phải con robot cứ hài lòng với mức lương 7 triệu mãi được. Bạn phải phấn đấu chứ. Tiền kinh doanh 1,5 triệu tuy không nhiều, nhưng từ đó bạn cũng tích luỹ, vỡ ra được nhiều điều mà kinh doanh khác đi chứ.

Cuối cùng, vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu, mà hãy luôn nhớ chia thu nhập thành 5 phần. Tích cực đầu tư vào mối quan hệ, bạn sẽ mở rộng mạng lưới liên lạc, thu nhập sẽ tăng lên.

Tích cực đầu tư vào học tập, bạn sẽ tăng sự tự tin. Tăng cường đầu tư vào kỳ nghỉ, bạn sẽ mở mang tầm nhìn. Tăng cường đầu tư vào tương lại sẽ giúp bạn tăng thu nhập. "

Hiện tại phương pháp tiết kiệm có phần nhiều lý thuyết này vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của. Tuy chưa thể kiểm chứng tính thực tiễn của cách tiết kiệm này, nhưng việc một tỉ phú chia sẻ thì cũng có thể dùng để tham khảo.

(Theo Trí Thức Trẻ)