Tháng 7/2020, báo cáo về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Chương trình Lương thực Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng bên cạnh tác động của đại dịch Covid-19, thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh và tình trạng bất ổn an ninh lương thực trên toàn cầu cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất và thừa cân, béo phì...
Tại Việt Nam, kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 được công bố bởi Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng nêu lên tình trạng đáng ngại khi tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em học đường đã tăng hơn 2 lần, từ 8,5% (năm 2010) lên mức 19,0% (năm 2020). Mặt khác, chỉ 65% người Việt đạt được mức khuyến nghị về tiêu thụ rau quả theo Tháp Dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Cam kết “Dinh dưỡng tích cực”
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về lương thực và chung tay xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cộng đồng, Unilever hướng đến cam kết “Dinh dưỡng tích cực”. Đây được hiểu là thói quen tiêu dùng thực phẩm mà qua đó tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.
Danh sách 50 thực phẩm của tương lai (Future 50 Food) do nhãn hàng Knorr, thuộc Unilever, phát triển được xem là giải pháp để nâng cao giá trị dinh dưỡng, giảm tác động đến môi trường. Danh sách này gồm các thực phẩm như đậu lăng, gạo hoang, cải xoăn, hạt fonio, hoa bí ngô hay cây xương rồng,... với đặc điểm chung là giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và hương vị thơm ngon. |
Cam kết phát triển “Dinh dưỡng tích cực” được Unilever triển khai trên 4 khía cạnh cụ thể:
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có gốc thực vật để giảm sự lệ thuộc thịt hay sản phẩm từ sữa. Unilever toàn cầu đặt mục tiêu tổng giá trị bán hàng của các sản phẩm này đạt 1 tỷ euro trong giai đoạn từ năm 2025-2027.
Tăng số lượng sản phẩm được phát triển dựa trên tiêu chí “Dinh dưỡng tích cực”. Unilever toàn cầu cam kết đến năm 2025 sẽ tăng gấp đôi số lượng sản phẩm đạt tiêu chí này.
Mở rộng sự hiện diện của sản phẩm đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của WHO trong danh mục sản phẩm trên toàn cầu, mục tiêu đạt 70% danh mục sản phẩm thuộc ngành hàng Thực phẩm và Giải khát trước năm 2022. Riêng tại Việt Nam, hiện đã có 95% số sản phẩm thực phẩm, đồ uống và giải khát từ 3 nhãn hàng Knorr, Lipton và Kem Wall’s/Cornetto đã đạt được khuyến nghị dinh dưỡng của WHO.
Giúp người tiêu dùng xây dựng thói quen tiêu thụ muối phù hợp với mức khuyến nghị không vượt quá 5gr/ngày của WHO thông qua các chiến lược đổi mới sản phẩm, sử dụng nhiều hơn các nguyên liệu tự nhiên như gia vị và thảo mộc nhằm giảm dần lượng muối nhưng vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Tại Việt Nam, đến quý II/2021, 100% sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm của Unilever đã đáp ứng được mục tiêu này.
Minh chứng từ sự nỗ lực của Knorr Việt Nam
Tính đến quý III/2020, Knorr Việt Nam ước tính đã phục vụ hơn 4,4 tỉ khẩu phần ăn phù hợp tiêu chí “Dinh dưỡng tích cực”. Sản phẩm chủ lực của Knorr là hạt nêm Knorr thịt thăn, xương ống và tủy cung cấp được 15% lượng muối I-ốt được khuyên dùng hàng ngày bởi WHO. Knorr cũng tham gia đẩy mạnh xu hướng ăn chay, ăn thực dưỡng tốt cho sức khỏe được ưa chuộng trong những năm gần đây thông qua quá trình nghiên cứu và không ngừng cải tiến những sản phẩm chiết xuất từ thực vật như Hạt nêm nấm hương Organic, Bột nêm tự nhiên rau củ.
Knorr không ngừng cải tiến công thức và diện mạo mới vì một thế hệ Việt Nam tương lai khỏe mạnh hơn |
Năm 2021, song song với quá trình thay đổi diện mạo và nâng cấp công thức sản phẩm, Knorr còn xác định kim chỉ nam mới cho hoạt động của nhãn hàng trong nỗ lực tạo ra đóng góp tích cực cho xã hội: “Vì một thế hệ Việt Nam tương lai khỏe mạnh hơn”.
Cuối năm 2021, trên cơ sở thấu hiểu những trở ngại trong hành trình hình thành thói quen dinh dưỡng tích cực, lành mạnh cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em, Knorr đã hợp tác cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia triển khai chiến dịch “Cơm nhà đủ rau, nuôi tương lai muôn màu” với thông điệp trọng tâm là “Nguyên tắc 4 - 3 - 2” để mang đến giải pháp giúp người tiêu dùng tìm ra cách thức chủ động bổ sung rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày.
Nguyên tắc 4-3-2 (ăn đủ 400 gram rau, 3 loại rau khác biệt và 2 loại quả mỗi ngày) dễ nhớ, dễ thực hiện được Knorr và Viện Dinh dưỡng quốc gia đồng phát triển, giúp mẹ và bé hình thành thói quen ăn đủ và đa dạng rau củ quả |
Trong chiến dịch này, Knorr cũng cho ra mắt “Bài ca rau củ” như cách thức thú vị, dễ nhớ để mẹ “đàm phán” với trẻ về sự cần thiết của rau củ trong thực đơn. Tiếp đó, “Quyển sách cầu vồng” với thực đơn về rau củ đủ trong 21 ngày liên tục có thể được ví như “sổ tay hướng dẫn” giúp mẹ dễ dàng tạo nên thực đơn rau củ mới mẻ, đa dạng trong khoảng thời gian đủ dài để trẻ và gia đình làm quen và trở nên yêu thích những bữa ăn đủ rau. Cuộc thi “21 ngày cơm nhà đủ rau” ngay sau đó cũng trở thành nơi để các mẹ thỏa sức sáng tạo cũng như trao đổi, giúp nhau hoàn thành mục tiêu xây dựng thói quen dinh dưỡng cho cả nhà.
Sứ mệnh của Knorr, cũng như mục tiêu “Dinh dưỡng tích cực” và chiến lược phát triển bền vững của Unilever vẫn đang được tiến hành. Chỉ với việc tiếp tục xây dựng và duy trì những bữa cơm đủ rau, giàu dinh dưỡng cho gia đình nhỏ, tất cả chúng ta đang cùng nhau tiến gần hơn đến mục tiêu “Dinh dưỡng tích cực”, tạo nền tảng cho sự phát triển khoẻ mạnh của thế hệ tiếp theo. Thông tin chi tiết xem tại: https://bit.ly/ComNhaDuRau.
Kim Phượng