Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất, các quốc gia phương Tây đang hối thúc tìm cách 'phản ứng phù hợp' với hành động này bằng các lệnh trừng phạt mới hoặc bổ sung.
Thất bại của Mỹ mang tên 'tên lửa Triều Tiên'
Triều Tiên sẽ bị trừng phạt như thế nào?
Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa
Tên lửa của Triều Tiên phóng đi hôm 12/12 vừa qua. |
Đại sĩ Mỹ tại Bắc Kinh là Gary Locke cho biết Trung Quốc và Mỹ đang chia rẽ sâu sắc trong việc tìm ra một cách tốt nhất để đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc Triều Tiên đã sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Phương Tây cho rằng vụ phóng tên lửa này của Bình Nhưỡng đã vi phạm nghị quyết 1874 của HĐBA, trong đó cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
15 thành viên của HĐBA bao gồm cả Trung Quốc đã chỉ trích hành động phóng tên lửa của Triều Tiên chỉ vài giờ sau khi sự kiện này được công bố vào thứ Tư tuần trước, ngày 12/12.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã ra dấu hiệu cho thấy họ sẽ không bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vào danh sách trừng phạt hiện có.
"Không hề có bất kỳ một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về nghị quyết đối với Triều Tiên" - một quan chức ngoại giao của HĐBA cho biết. "Với trạng thái tâm lý hiện nay của Trung Quốc thì sẽ pải mất thêm vài tuần nữa mới hoàn tất được bất kỳ việc gì và cũng chẳng có gì đảm bảo rằng họ sẽ thống nhất về các biện pháp [trừng phạt] mới" - một đại diện ngoại giao khác nói thêm.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice tuần trước đã yêu cầu HĐBA làm rõ một điều rằng Triều Tiên sẽ phải đối mặt với 'các hậu quả' vì những hành động của mình.
Các nhà ngoại giao giấu tên kể lại rằng bà Rice và Đại sứ của Trung Quốc tại LHQ là Li Baodong đã xung đột với nhau trong suốt các cuộc họp kín của HĐBA về việc đưa ra tuyên bố lên quan tới việc phóng tên lửa của Triều Tiên vào hôm thứ Tư tuần qua.
Những ngày sau đó, Bộ Ngoại giao trung Quốc nói rằng bất kỳ phản ứng nào của HĐBA đều phải 'thận trọng, thích hợp và mang lại hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên và tránh để cho tình hình leo thang'.
Với tư cách là thành viên thường trực của HĐBA LHQ, Trung Quốc có thể phong tỏa bất kỳ nghị quyết nào của cơ quan này khi cần đưa ra các lệnh trừng phạt mới.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao nói rằng trong danh sách trừng phạt mới hiện nay có thể sẽ bổ sung thêm các doanh nghiệp và thực thể mới của Triều Tiên. HĐBA LHQ vẫn chưa đưa bất kỳ cá nhân nào vào danh sách này.
"Có nhiều cách để gia tăng sức ép, nhưng rõ ràng là sẽ tốt hơn cho hội đồng nếu như họ thống nhất với Trung Quốc sau mỗi hành động đưa ra" - một nhà ngoại giao của HĐBA nói.
Ông Locke nói rằng Mỹ 'đang tham gia về ngoai giao với Trung Quốc và các thành viên khác của HĐBA nhiều hơn về các nghị quyết cứng rắn hơn, có thể trừng phạt Triều Tiên'.
"Trung Quốc tin rằng chúng ta cần cho Triều Tiên một cơ hội, rằng chúng ta cần giúp họ phát triển về mặt kinh tế" - ông Locke nói.
Trung Quốc muốn tái khởi động các đàm phán sáu bên về vũ khí hạt nhân Triều Tiên "và xem nếu chúng ta không thể khuyến khích hành động nào tích cực hơn từ phía Triều Tiên, chứ không phải là để ban hành thêm các lệnh trừng phạt vào lúc này và cố gắng đẩy Triều Tiên vào thế cô lập và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của họ".
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc gọi đó là 'một sự khác biệt về quan điểm trong chiến lược' giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán chính thức sáu bên về vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Mỹ, Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản lần cuối cùng được tổ chức là vào năm 2007.
Triều Tiên đã rút khỏi các đàm phán này vào năm 2009 sau khi HĐBA chỉ trích họ phóng tên lửa tầm xa.
- Lê Thu (theo CNA)