- Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính lưu ý, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 phải thực sự chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức.
Sáng nay, Đảng uỷ khối các cơ quan TƯ tổ chức hội nghị toàn quốc với Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính ghi nhận những năm qua, Đảng bộ khối các cơ quan TƯ, Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, TP đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vươn lên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính |
Khẳng định việc tiếp tục duy trì Đảng ủy khối các cơ quan là cần thiết và đúng đắn, ông thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận và biểu dương những thành tích, đóng góp của Đảng ủy khối các cơ quan TƯ và các cơ quan tỉnh, thành phố vào thành tựu chung của đất nước.
Tuy nhiên, Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng lưu ý cần nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, bất cập.
Cụ thể, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở một số tổ chức, cơ quan đơn vị vẫn còn hạn chế. Công tác nắm diễn biến, đánh giá và định hướng tư tưởng cán bộ đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng đòi hỏi tình hình thực tiễn đang diễn ra.
Thời gian tới, tình hình thế giới, trong nước có cả thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn hơn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đây là thời kỳ chuyển giao lớp cán bộ chủ yếu được tôi luyện trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo trong nước và các nước XHCN sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên trong môi trường hoà bình, được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế khác nhau”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nói và lưu ý đây là đặc điểm rất quan trọng.
Tránh tình trạng người tốt không được sử dụng
Ông Phạm Minh Chính đề nghị Bí thư Đảng uỷ khối TƯ và địa phương tập trung vào 5 nội dung.
Trong đó có việc đẩy mạnh việc thực hiện các nghị quyết TƯ khoá 12, chú ý 2 mục tiêu: Tinh giản bộ máy biên chế, gắn cơ cấu lại đội ngũ; nâng cao hiệu lực hiệu quả.
Ảnh: Thu Hằng |
Trưởng Ban Tổ chức TƯ lưu ý, việc sắp xếp bộ máy sao cho hợp lý, tránh tình trạng người tốt không được sử dụng, người không tốt lại được sử dụng.
Trước mắt, ông đề nghị tập trung rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy khối các cơ quan TƯ, các cơ quan tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn; tổ chức bộ máy tập trung vào một số nhiệm vụ, công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Thời gian tới, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan tổ chức Đảng liên quan, chuẩn bị tốt, kỹ càng, chất lượng nhân sự cho ĐH Đảng các cấp, tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 13. Công tác nhân sự phải thực sự chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng đề cập đến việc đổi mới công tác đánh giá cán bộ, theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm thông qua khảo sát công khai kết quả và so sánh với các chức danh tương đương.
Ông nhấn mạnh cần kiểm soát việc lợi dụng quyền lực, lạm quyền, vượt quyền. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và chấm dứt hành vi chạy chức, chạy quyền.
“Chúng tôi đang xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, tổ chức xây dựng Đảng. Quyết tâm của Đảng rất cao là ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền. Rất mong các đồng chí tập trung công việc này”, ông Phạm Minh Chính nói.
10% cán bộ được đề bạt có sai phạm
Một nội dung khác được Trưởng Ban Tổ chức TƯ lưu ý là việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát. Theo ông, đây là một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Mục đích trước hết là giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong Đảng chứ không chỉ tập trung kiểm tra khi có dấu hiệu sai phạm.
Ông dẫn chứng con số sai phạm 10% trong tổng số cán bộ được đề bạt, bố trí vào các vị trí trong 5 năm qua, theo báo cáo mới nhất của Bán cán sự Đảng Bộ Nội vụ. Đây mới là tiến hành kiểm tra theo thông báo 43 của Bộ Chính trị riêng trong hệ thống quản lý nhà nước.
“Tất nhiên sai phạm tương đối đa dạng, có cái nghiêm trọng, có cái do quá trình làm, do chủ quan, do nguyên nhân là xem nhẹ công tác xây dựng Đảng”, ông Chính nói và nhận xét con số này dù chưa được kiểm chứng nhưng cho thấy sai phạm công tác cán bộ tương đối nhiều.
Ông đề nghị phải khắc phục các sai lầm, khuyết điểm, hạn chế trong công tác cán bộ.
Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng 'hình ảnh' lãnh đạo chủ chốt
Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng "hình ảnh" các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Cán bộ cấp chiến lược: Quy hoạch các chức danh từ Tổng bí thư
Sau hội nghị TƯ 7, Ban chấp hành TƯ sẽ tiến hành quy hoạch nhân sự khoá 13, trong đó có quy hoạch đối với tất cả chức danh từ Tổng bí thư.
600 cán bộ cấp chiến lược: 3 độ tuổi, có đặc thù
600 cán bộ cấp chiến lược gồm các ủy viên TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh...
Cán bộ cấp chiến lược phải có sức đề kháng vượt lên cám dỗ
VietNamNet trò chuyện với PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Trung ương 7 là bước đệm quyết định thành công Đại hội 13
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị TƯ 7 với thành công của Đại hội Đảng 13.
Thu Hằng