Có thể thấy, tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm.

Thực tế thời gian qua, một số trường đại học đã rất chú trọng công tác xây dựng mô hình “Văn hóa học đường” từ đó làm lan tỏa trong toàn trường.

Nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa học đường, Trường Đại học Bạc Liêu đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhằm thiết lập lại môi trường sư phạm với nhiều đặc trưng như trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả, tạo một môi trường học tập an toàn, thân thiện, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học một cách chủ động, sáng tạo, ở đó người học được hình thành và phát huy nhân cách văn hóa một cách tự giác.   

Nội dung của việc xây dựng văn hóa học đường xoay quanh một số vấn đề chính yếu sau: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, xây dựng "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp", “văn hóa trong chất lượng đào tạo”.

Trường Đại học Bạc Liêu cho biết, bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì việc xây dựng lối ứng xử, giao tiếp có văn hóa trong sinh viên là một việc vô cùng quan trọng. Cung cách ứng xử, giao tiếp thể hiện khá rõ trình độ, đạo đức, nhân cách… giúp tạo mối quan hệ giữa sinh viên với mọi người trong nhà trường, thái độ sinh viên khi gặp người lớn tuổi, mức độ chia sẻ, trao đổi ngôn ngữ với mọi người, hình thành văn hóa trong chất lượng đào tạo, tạo môi trường “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

dai hoc1.jpg
Sinh viên thanh lịch Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.

Còn tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải từ lâu, việc phát triển văn hóa học đường cũng được quan tâm. Theo đó, nhà trường yêu cầu người học phải có tư cách lịch sự, tôn trọng mọi người; không có những hành vi, biểu hiện thiếu văn hóa như nói tục, chửi bậy, cãi nhau; không sử dụng điện thoại trong giờ học, dự họp.

Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác. Khi tham gia hội họp, sinh hoạt, học tập phải đúng giờ, đúng thành phần; vắng mặt phải báo cáo xin phép trước với người chủ trì; phát biểu phải được sự đồng ý của người chủ trì, giữ thái độ đúng mực, không nói chen ngang khi phát biểu, thảo luận.

Về cách ứng xử với bạn bè, người học trong Trường phải luôn tôn trọng, chân thành và thân thiện; đoàn kết, cởi mở, cảm thông, chia sẻ, xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh, động viên và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thẳng thắn phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực.

Không ganh ghét, đố kỵ, xích mích, bè phái, mất đoàn kết, phản ánh sai sự thật làm tổn thương đến tinh thần và xâm phạm thân thể lẫn nhau. Không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che khuyết điểm.

Sử dụng ngôn từ trong sáng, không nói tục, chửi bậy; hành vi và cử chỉ đúng mực; Thể hiện đức tính khiêm tốn, cầu thị; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi sai sót.

Ứng xử với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường người học cần kính trọng, lễ phép, đúng mực với cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV-NV). Thái độ chào hỏi, ngôn ngữ trong xưng hô thể hiện sự "tôn sư, trọng đạo". 

Không sử dụng mạng xã hội, trang thông tin điện tử, diễn đàn mạng để đăng tin và bình luận thiếu tính xây dựng về Nhà trường; phán xét, nhận định không đúng sự thật theo chiều hướng tiêu cực đối với CB-GV-NV.

Có thái độ tích cực khi bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình, của tập thể đối với Nhà trường, các đơn vị trong Trường và với từng CB-GV-NV trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, trung thực và mang tính xây dựng.

Dũng cảm đấu tranh, lên án hành vi vụ lợi cá nhân; những cá nhân lợi dụng việc chung để thực hiện những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, làm xấu mối quan hệ thầy - trò trong Trường. Mạnh dạn báo cáo và đề nghị Nhà trường làm sáng tỏ mọi hành vi trù dập, đe dọa, gợi ý tiêu cực của CB-GV-NV với người học...