Văn hóa học đường là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ.
Do đó, xây dựng, phát triển văn hóa học đường Việt Nam trong thời kỳ mới không chỉ là trách nhiệm trực tiếp của ngành giáo dục đào tạo mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Thực chất văn hóa học đường là hệ giá trị chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ lời nói của người quản lý giáo dục, của thầy cô giáo, của học sinh, sinh viên trong giao tiếp với các thành viên trong nhà trường và với xã hội.
Văn hóa học đường là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
Thực hiện Thông báo số 815/TB-ĐHKTKTCN ngày 13/9/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, tuần từ ngày 6/5 – 11/5, đoàn kiểm tra liên đơn vị giữa phòng chính trị và công tác Sinh viên, đoàn thanh Niên – hội sinh viên, cùng thầy cô trong các khoa chuyên môn, các trung tâm, phòng ban chức năng với các tình nguyện viên đã đi tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở sinh viên thực hiện “văn hoá học đường sinh viên Uneti”.
Hoạt động trên được thực hiện tại ba cơ sở Lĩnh Nam, Minh Khai (Hà Nội) và Nam Định.
Hoạt động nhằm mục đích xây dựng văn hóa học đường văn minh, hiện đại, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng ý thức tự giác, tinh thần đồng đội của sinh viên Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.
Đó là học tập, rèn luyện, quan hệ thầy trò, bạn bè và các phong trào hoạt động của nhà trường, xây dựng được phong cách ứng xử chuẩn mực của người học góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh tạo nét đẹp văn hóa mang thương hiệu sinh viên Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp.