- Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ở phần mục tiêu cần ghi thêm "Có được nền tảng kiến thức cơ bản để hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình".

Từ chuyện tình của tân Tổng thống Pháp

Nước Pháp nổi tiếng với sự lãng mạn cả trong văn học lẫn đời thực. 

Trong văn học là sự sửng sốt khi bắt gặp hình ảnh một cô gái điếm ngồi hàng giờ để ngắm bông hoa nở (trong Trà Hoa Nữ), là sự không thể tưởng tượng khi chứng kiến chuyện tình lãng mạn của một hoàng hậu với một chàng kỵ binh bình thường (trong Hoàng hậu Margot)… Và những câu chuyện lãng mạn đó sẽ còn nối dài mãi mãi trong văn học, trong đời sống của nước Pháp khi sự sống này còn.

{keywords}
Vợ chồng tân Tổng thống Pháp

Chuyện tình của tân Tổng thống Pháp là câu chuyện lãng mạn nối dài tiếp theo. Tuy nhiên, ở đây tôi lại muốn qua câu chuyện đó góp ý thêm vào dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại sao Emanuel Macron lại thành công đến vậy? Hiển nhiên, ông phải có tài năng xuất chúng. Tuy nhiên, có một điều cực kỳ quan trọng để ông thành công đến vậy chính là bà vợ Britgite Trogneux hơn 24 tuổi.

“Nếu không có vợ thì không có tôi ngày hôm nay” – Emanuel Macron nói.

Có được Britgite Trogneux là do ông đã “hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình”, vì ông hiểu mình nên đã quyết định cưới Britgite Trogneux dù có rất nhiều phản đối.

Hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình” là cực kỳ quan trọng. 

Với những nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Mỹ thì do xã hội tự do nên để mỗi con người “hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình” là điều đơn giản, thậm chí là đương nhiên, tuy vậy đôi khi vẫn còn gặp khó khăn,

Đến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới

Những người dám là chính mình ở Việt Nam chưa nhiều, phải là những người rất dũng cảm mà chúng ta gọi là cá tính, phải thấu hiểu sâu sắc câu nói của của thiên tài Steve Jobs: “Cuộc đời ngắn lắm, bạn hãy đừng sống cuộc đời của người khác. Nếu chưa tìm thấy mình thì hãy quyết tâm đi tìm”.

Điều này là rất vô lý vì giáo dục lẽ ra phải làm sao để mỗi con người bình thường chúng ta đều có thể trở thành người mà “người ta có thể, muốn là” chứ không phải là bị ép buộc để con người ta trở thành “người mà cha mẹ, mọi người muốn là”.

Nếu không thích làm tổng thống thì khi được làm tổng thống ta cũng chẳng vui vẻ gì. 

Ngược lại, thì “nếu yêu thích thì  khi đi cày ruộng ta cũng như là đang làm thơ vây” như ai đó đã nói. 

Bởi vậy, nên chăng trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, ở phần mục tiêu cần ghi thêm "Có được nền tảng kiến thức cơ bản để hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình"

{keywords}
Giáo dục phải làm sao để mỗi con người đều có thể trở thành người mà “người ta có thể, muốn là”, chứ không bị ép buộc để trở thành “người mà cha mẹ, mọi người muốn là

Trước đây, tôi có đọc một cuốn tiểu thuyết có nội dung đại ý: Có một anh chàng có khả năng và ước muốn để làm người như thế này nhưng gia đình đã không chấp nhận điều đó mà cương quyết hướng cho anh ta làm việc khác. Anh ta buộc phải theo ý của gia đình, làm những việc mà anh không muốn. Kết quả anh luôn là người thất bại và đau khổ. 

Kết cục rất ám ảnh của cuốn tiểu thuyết: Nếu một ngày bạn đi ra đường mà bắt gặp một chàng trai gầy gò bẩn thỉu, vai khoác ba lô, thất thểu, bước chân vô định đi bên đường thì đó chính là nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này.

Đúng là một cái kết ám ảnh. 

Tuy nhiên, điều ám ảnh hơn là những kết cục như vậy vẫn thường xuyên hiện hữu trong đời. 

Bằng sự hiểu biết của mình, tôi hiểu rằng “hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình” là điều cực kì quan trọng. 

Trong cuốn Thế giới phẳng, nhà báo Thomas Friedman có nói: Trước đây chiến lược phát triển của mỗi quốc gia là trở thành quốc gia hùng mạnh, ngày nay chiến lược của mỗi quốc gia là làm sao để mỗi công dân của quốc gia mình trở nên hùng mạnh – khi mỗi công dân có thể trở nên hùng mạnh thì đất nước sẽ hùng mạnh.

Để mỗi công dân có thể trở nên hùng mạnh thì mỗi công dân cần phải “hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình”, nhằm phát huy hết khả năng cá nhân.

Trên cơ sở của sự hiểu biết đó, với tư cách một con người, tôi luôn tuyệt đối tôn trọng người khác, luôn coi mỗi người là một chủ thể cần được tôn trọng tuyệt đối, dù người đó là trẻ em hay người lớn, người tàn tật hay người bình thường… Với tư cách một giảng viên, tôi tuyệt đối tôn trọng sinh viên của mình, không bao giờ áp đặt ý kiến của mình đối với các em. Những giờ dạy của tôi thì các em sinh viên được quyền phản biện mọi vấn đề, cho dù sự phản biện có là phi logic.

Bí quyết để có được những giờ lên lớp hiệu quả, để có được những mối quan hệ vui vẻ đôi khi lại rất đơn giản, đó chính là sự tôn trọng: Hãy để mọi người được là chính mình!

Tiếp theo, tôi xin mượn lời của ông Emanuel Macron và nêu một trong năm điều hối tiếc nhất của con người trước khi chết (theo Hiệp hội Y tá của Anh) để nhấn mạnh thêm việc “hiểu và nhận ra chính mình để có thể sống được là chính mình” quan trọng đến mức nào:

"Từ rất lâu, tôi luôn có niềm tin rằng không gì quý giá hơn quyền tự do được làm những gì bạn muốn, được theo đuổi mục tiêu bạn đã đề ra, được thừa nhận tài năng của bạn, dù trong bất cứ lĩnh vực gì" - Macron đã viết trong cuốn sách vận động tranh cử mang tên "Cách mạng" và “Không dám sống là chính mình”!

Giáo dục cần phải giúp con người hiểu bản thân mình, nhận ra mình là ai, mình muốn gì… Với giáo dục phổ thông thì học sinh cần phải được trang bị kiến thức nền tảng để làm được điều đó.

Nguyễn Cẩm Giang (Giảng viên Trường CĐ Sư phạm TƯ)