{keywords}
Tàu sân bay Mỹ USS Enterprise trên Đại Tây Dương. Ảnh: Reuters/Hải quân Mỹ  

"Có khả năng thực sự rằng một cuộc khủng hoảng khu vực với Nga và hoặc Trung Quốc có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột liên quan các vũ khí hạt nhân", RT dẫn nhận định của Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) - Phó đô đốc Charles Richard trên tạp chí số ra tháng 2 của Viện Hải quân Mỹ.

STRATCOM - cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của Mỹ - đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân rất thấp. Tuy nhiên, với việc Nga và Trung Quốc đang phát triển năng lực và tiếp tục "phát huy sức mạnh toàn cầu", ông Richard yêu cầu STRATCOM phải hiểu rõ những gì họ đang phải đối mặt.

Vị Phó đô đốc nhấn mạnh, quân đội Mỹ đã tập trung chống khủng bố trong 2 thập niên qua mà bỏ qua "khía cạnh hạt nhân". "Tôi không hài lòng khi nghe Bộ Quốc phòng bị cáo buộc là đang mắc kẹt trong Chiến tranh Lạnh. Bộ này đã qua thời kỳ Chiến tranh Lạnh lâu rồi", ông bày tỏ.

Hãng tin RT dẫn lời Tư lệnh Richard cho rằng các lực lượng Mỹ đã đắm mình hoàn toàn vào cuộc chiến chống khủng bố.

"Chúng ta phải tích cực cạnh tranh để kiềm chế họ", ông nói, đồng thời cho rằng nếu không làm như vậy thì sẽ càng khuyến khích Nga và Trung Quốc trong khi khiến các đồng minh của Mỹ nghĩ nước này không thể hoặc không muốn "dẫn đầu".

Những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng như vậy leo thang, đặc biệt giữa Washington và Moscow, theo RT.

Nga đã điều chỉnh học thuyết hạt nhân vào năm 2018 để cho phép sử dụng các loại vũ khí như vậy trong đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công thông thường đe doạ sự tồn tại của đất nước. Năm 2019, một quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ giữ quyền thực hiện tấn công hạt nhân trước để đáp trả một cuộc tấn công thông thường.

Phó đô đốc Richard cho rằng Trung Quốc cũng đang có những "bước nhảy vọt về công nghệ". Từ cáo buộc kho hạt nhân của Trung Quốc có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc 4 lần trong thập niên tới, ông Richard khuyến nghị "Mỹ phải hành động ngay hôm nay để xác định vị trí cho mình trong tương lai".

Vị chỉ huy STRATCOM kết luận, quân đội Mỹ phải thay đổi lập trường, từ việc cho rằng chiến tranh hạt nhân sẽ không xảy ra chuyển sang đáp ứng và ngăn chặn khả năng thực sự của một cuộc xung đột như vậy. 

Thanh Hảo

Hiệp ước cắt giảm vũ khí Nga-Mỹ được gia hạn tới năm 2026

Hiệp ước cắt giảm vũ khí Nga-Mỹ được gia hạn tới năm 2026

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này cùng với Mỹ đã chính thức gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) tới năm 2026.

Bốn lần đến thăm Nga của ông Biden

Bốn lần đến thăm Nga của ông Biden

Ít người biết tân Tổng thống Mỹ Joe Biden từng đến thăm Nga tới 4 lần trước khi ông lên nắm quyền ở Nhà Trắng.