Cặp vợ chồng người tộc Kazakh đã tử vong hôm 1/5 vừa qua ở tỉnh cực Tây của Mông Cổ có tên Bayan-Ulgii, giáp với biên giới Nga và Trung Quốc.

{keywords}
Nhiều người tin rằng tiêu thụ nội tạng của động vật gặm nhấm có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Một lệnh cách ly có thời hạn 6 ngày đã được ban bố trong khu vực, khiến 9 du khách đến từ Nga, Đức và Thụy Sĩ bị mắc kẹt và không thể rời khỏi đây.

Anh Sebastian Pique, 24 tuổi, một tình nguyện viên của American Peace Corps đã sống ở khu vực này 2 năm, cho biết anh và các du khách được mời đến văn phòng của cơ quan địa phương hôm thứ sáu (3/5) để được thông báo về tình huống đột ngột này.

“Sau khi lệnh cách ly được ban bố, không nhiều người dám ra ngoài đường, ngay cả dân địa phương, vì sợ bị lây bệnh”, anh Pique cho biết.

Lệnh cách ly dự kiến sẽ được gỡ vào hôm nay (7/5) sau khi không có ca dịch hạch nào được phát hiện thêm.

{keywords}
Bức tranh khắc họa nỗi kinh hoàng của Đại dịch Cái Chết Đen ở thế kỷ thứ 14.

Các nhà chức trách đã cảnh báo người dân không nên ăn thịt sóc sống vì nó có thể chứa Yersinia pestis – loại vi trùng gây dịch hạch. Tuy nhiên, nhiều người đã ngó lơ cảnh báo này vì họ tin rằng tiêu thụ nội tạng của động vật gặm nhấm có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Mỗi năm ở Mông Cổ có ít nhất một người chết vì dịch hạch, hay còn gọi là Cái Chết Đen, hầu hết từ việc tiêu thụ các loại thịt này.

Đại dịch Cái Chết Đen đã giết chết hàng triệu người ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên, ngày nay các ca bệnh này là khá hiếm gặp. Phổ biến nhất là dịch hạch thể bubonic, lây nhiễm qua bọ chét và gây ra hiện tượng sưng các hạch ở nách và háng. Thể bệnh nghiêm trọng nhất là dịch hạch thể phổi, có thể lây từ người qua người qua đường hô hấp.

Anh Thư