“USS Chancellorsville đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) dựa trên luật pháp quốc tế. Hoạt động này phản ánh cam kết của chúng tôi nhằm duy trì sự tự do hàng hải và việc sử dụng biển một cách hợp pháp như một nguyên tắc. Mỹ đang bảo vệ quyền của mọi quốc gia trong việc tự do đi lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, thông cáo từ Hạm đội 7 của Mỹ đăng trên trang Navy.mil, viết.

Tuần dương hạm USS Chancellorsville của Mỹ hoạt động ở khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Navy.mil 

Theo thông cáo trên, những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông “đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng tới quyền tự do trên biển, trong đó bao gồm tự do hàng hải và vùng trời, tự do thương mại không bị cản trở và tự do tạo ra cơ hội kinh tế dành cho các quốc gia ven Biển Đông”.

“Không một quốc gia nào trong cộng đồng quốc tế phải chịu sự ép buộc để phải từ bỏ các quyền và sự tự do hàng hải của mình”, thông cáo kết luận.  

Trước đó vào ngày 17/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã tái khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông

“Bên cạnh đó, ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất vòng rà soát thứ nhất và đang tiến hành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thể hiện mong muốn của hai bên sớm đạt được một COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”, bà Hằng nói thêm.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trở lại Biển ĐôngMột tàu sân bay Mỹ và nhóm tác chiến đã quay lại Biển Đông sau khi ghé cảng Singapore. Nhóm tàu Mỹ được triển khai ở khu vực khi căng thẳng với Trung Quốc tăng cao, do liên quan tới chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) dự định của Chủ tịch Hạ viện Mỹ.