- 13 năm sau khi xuất bản tại Pháp, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp sẽ ra mắt độc giả Việt Nam vào ngày 26/9 tới đây tại Trung tâm văn hoá Pháp.

Mỹ nữ chảnh nhất 'Gạo nếp gạo tẻ' vượt qua cái nghèo như thế nào?

Trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 của tạp chí Nhà văn và Tác phẩm

Những câu chuyện tại bệnh viện gây ám ảnh người đọc

Tuổi 20 yêu dấu - cuốn tiểu thuyết kể vể cậu thanh niên 20 tuổi tên Khuê, một thanh niên thành phố, đang học đại học, có bố là một nhà văn nổi tiếng. Cậu luôn thấy cuộc đời quanh mình phức tạp, nhưng đấy mới chỉ là những quan sát ở bề mặt.

Một ngày kia, cậu bị bố đuổi ra khỏi nhà và chính thức dấn thân vào cuộc đời. Cậu cầm đồ, đi đua xe với đám bạn du côn, gặp những cô gái điếm, tham gia buôn lậu, hít heroin và bị đánh cho thừa sống thiếu chết.

Cho đến khi cậu ta bị ném ra một hòn đảo và lần đầu tiên thử sống một cuộc sống tự lập...

{keywords}
Tuổi 20 yêu dấu sẽ ra mắt ngày 26/9 tới đây tại Trung tâm văn hoá Pháp.


Nguyễn Huy Thiệp viết Tuổi 20 yêu dấu chỉ trong vòng một tháng, trong một căn phòng nhỏ trên đảo Cát Bà, tháng 12/2002. Tuổi 20 yêu dấu được Nhà xuất bản De L’Aube (Pháp) chọn là cuốn sách thứ 1000 được họ xuất bản, nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập. Cuốn sách cũng đứng vị trí thứ 3 trong danh mục sách bán chạy nhất của NXB De L’Aube năm 2015.

"Khi viết, tôi hay đặt người đọc giữa những ranh giới hay - dở, tốt - xấu, đúng - sai, cho họ tự nhận thức, chọn lựa. Bởi thế tôi thích viết về những thanh niên mới lớn. Lúc ấy, thế giới mở òa ra trước mắt, nó cảm thấy sức ép của những trật tự và muốn bứt phá", nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ.

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là "tiểu thuyết đầu tay" - cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông do Nhà xuất bản Công an nhân dân chính thức xuất bản.

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.

Ngoài ra ông còn viết kịch, thơ (chưa có tập thơ nào được xuất bản, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết và nhiều bút ký - phê bình văn học…

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn Việt Nam có tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất. Truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Pháp, Anh, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.

Từ năm 1990 rất nhiều các tác phẩm của ông như Tướng về hưu, Trái tim hổ, Sói trả thù, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Vàng lửa, Suối nhỏ êm dịu đã được dịch sang tiếng Pháp, nhờ đó mà công chúng Pháp có điều kiện khám phá nền văn học đương đại, đất nước con người Việt Nam.

Năm 2007, Chính phủ Pháp đã trao cho Nguyễn Huy Thiệp Huân chương Văn học Nghệ thuật vì những đóng góp của ông trong việc quảng bá văn học, văn hoá Việt Nam tại Pháp và trong khuôn khổ khối cộng đồng Pháp ngữ.

Tình Lê

'Tôi đã trở về trên núi cao': Một tập sách đáng đọc

'Tôi đã trở về trên núi cao': Một tập sách đáng đọc

Tập tản văn 'Tôi đã trở về trên núi cao' là cuốn sách thứ 19 của Đỗ Bích Thuý, sau 20 năm dịch chuyển từ miền núi về đô thị. Nói như nhà văn Nguyễn Văn Thọ, đó là 'một tập sách đáng đọc!".

Một góc Hà Nội những năm 1990 trong 'Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ'

Một góc Hà Nội những năm 1990 trong 'Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ'

"Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ" gợi sự tò mò để độc giả ghé mắt, đưa chân vào câu chuyện có thể lạ kỳ, hơi chút phiêu bồng như cái tên của người viết - Mây.

Hai lần đò, Phạm Phương Thảo ngậm ngùi: Hay gì cái 'lắm bến' mà khoe

Hai lần đò, Phạm Phương Thảo ngậm ngùi: Hay gì cái 'lắm bến' mà khoe

Đẹp, hát hay, ca sĩ Phạm Phương Thảo hết sáng tác nhạc giờ chuyển qua làm thơ... Thảo bảo thơ đưa cô rong chơi trong chính cái long đong của đời đàn bà truân chuyên rồi tự khai minh cho chính mình.