- Quả thật, trong chuyện uốn
nắn một anh chàng bướng bỉnh, quậy phá thì những lời của Bác Hồ quả là đúng
đắn quá.
Chặng 3: Nắm thắt lưng địch mà đánh
Spacial skill là một kỹ năng hết sức quan trọng đối với mình. Việc gì quan trọng việc gì không, việc gì gấp việc gì có thể tà tà, việc gì mất nhiều thì giờ việc gì nhanh gọn, mình cứ phân nhóm, đặt ưu tiên để giải quyết được cùng lúc nhiều việc. Và việc chăm con mình đặt lên ưu tiên số 1, do nó quan trọng, phức tạp, tuy gấp nhưng lại phải thực hiện lâu dài.
Nhiều người nói rằng họ quá bận nên bỏ qua cuộc gặp mặt của các phụ huynh. Mình thì hoãn một cuộc họp để tham gia bữa picnic với lớp con. Bọn mình thu xếp để cả hai bố mẹ cùng tham gia mọi hoạt động ở trường con. Chỉ trừ khi một người quá bận thì người kia mới đi một mình và không khi nào bọn mình bỏ lỡ các cuộc họp, cuộc gặp mặt, hoạt động ở trường của con. Bọn mình đến sớm gặp cô giáo của con ở trường để trao đổi vài phút mỗi ngày. Những chuyện con ở nhà cô cần biết, những chuyện con ở trường mình cần hay.
Mình trò chuyện với bạn bè con và bố mẹ của chúng. Mình đón bạn con về nhà chơi và cho con đến chơi nhà bạn khi bố mẹ bạn đồng ý. Bọn mình không chỉ gặp giáo viên chủ nhiệm mà gặp cả các thầy cô bộ môn. Mình viết thư và hỏi thăm tình hình của con.
Mình khuyến khích con viết thư cho thầy cô giáo của con. Thư từ trường gửi về thường là những lời khen con có nhiều tiến bộ (nghĩa là trước đó con dở ẹc nay có khá lên). Mình kể cho con nghe việc thầy cô khen con đã rất cố gắng để ngoan lên. Điều này giúp con rất phấn chấn và muốn làm tốt hơn nữa. Mình thường nói với con rằng mình muốn biết mọi chuyện về con vì điều đó rất thú vị hơn nữa là để mình có thể giúp con ngay nếu có chuyện gì không hay xảy đến với con.
Nhờ đặt việc chăm con lên ưu tiên số 1, bọn mình luôn sắp xếp được thời gian để chơi cùng con, dạy con học, trò chuyện cùng con. Nghĩ cho cùng, mỗi ngày mình chỉ gặp con 3-4h. Buổi sáng 1h từ lúc con tỉnh giấc đến khi con đến trường. Buổi chiều 3h từ khi mình đón con đến khi con đi ngủ. Sau 8h tối, khi con đã ngủ thì mình tha hồ muốn làm gì thì làm. Không lẽ 8h ở công sở cộng với 4-6h buổi tối không đủ để mình làm việc sao?
Giữa việc rửa bát và việc đọc sách cho con, tất nhiên đám bát đũa bẩn sẽ phải nằm chờ chứ mình không để con mình phải đợi mẹ. Bọn mình cùng con đi bơi, đi chơi hockey. Cả nhà cùng chuẩn bị cho các bữa picnic hay du lịch. Nội khóa ngoại khóa, lúc con ở trường khi con ở nhà... lúc nào con cũng yên tâm có bố mẹ ở bên con. Mỗi khi con cần con luôn biết con có thể tìm thấy bố mẹ.
Nhờ luôn theo sát con, mình đã hiểu con hơn, uốn nắn kịp thời những lỗi của con (trước cả khi tội lỗi xảy ra) nên con đã tiến bộ hẳn lên. Sau 2 tháng, đến các bạn trong lớp con cũng nhận ra là con đã tiến bộ rất nhiều. Con vui vẻ và bớt cáu bẳn. Sinh nhật con vào tháng 4, hầu như cả lớp con đến dự tiệc bơi của con, kể cả vài bạn chưa biết bơi.
Chặng 4: Kiên trì vô hạn, tấn công kiên quyết, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể
Quả thật, trong chuyện uốn nắn một anh chàng bướng bỉnh, quậy phá thì những lời trên của Bác Hồ quả là đúng đắn quá (mình chỉ thay chữ "trung thành" bằng chữ "kiên trì" thôi).
Trong nhiều bài viết, mình luôn nói về sự kiên nhẫn trong dạy dỗ con cái. Với những bạn cá biệt thì bố mẹ cần kiên nhẫn gấp nhiều lần. Sẽ không có đứa trẻ nào bướng bỉnh nếu bố mẹ chúng có đủ kiên nhẫn để chỉ bảo chúng. Mình không tin là trẻ con có thể ngoan ngay lập tức, nghe lời và hiểu chuyện tức thì.
Ngoan cũng là một quá trình con nhận thức, hiểu biết sự việc, biết phân biệt đúng và sai và đủ bản lĩnh để lựa chọn làm theo cái đúng. Có thể con bướng vì con chưa hiểu ra vẫn đề. Ngay cả khi hiểu rồi con vẫn chưa biết phải xử sự thế nào cho đúng. Ngay cả khi biết cái gì là đúng, con vẫn chưa sẵn sàng tâm thế để thực hiện theo, càng chưa tạo thành thói quen làm theo điều đúng ngay từ đầu.
Nhiều người bảo mình là "vitamin roi" có thể làm trẻ hiểu nhanh hơn, biết rõ đúng sai và vào nếp ngoan nhanh hơn. Vậy ra, lâu lâu hết "vitamin roi" ta lại phải bổ sung sao?? Mình thì tin là "kiên trì là mẹ của thành công". Hôm nay con chưa hiểu, chưa thay đổi thì mai mốt con sẽ hiểu, sẽ thay đổi, miễn là mình dành cho con đủ thời gian.
Nói như vậy không có nghĩa là con có thể hư bao lâu con muốn. Bọn mình khoanh vùng, tập trung sửa từng lỗi cụ thể cho con và dứt khoát không bỏ cuộc. Khi con suy nghĩ rất tiêu cực, hay nghĩ đến cái chết, hay nghĩ rằng mọi chuyện sẽ sai sẽ hỏng, bọn mình trao đổi, giúp con giải quyết dứt điểm chuyện này trước khi chuyển qua tội lỗi kế tiếp. Con có quota cho từ "chết". Mỗi ngày, sau khi con đã xài hết quota thì con không được nói đến điều đó nữa.
Ngày nào con không nói đến cái chết một cách lãng xẹt con sẽ được khen. Sau một thời gian tập suy nghĩ tích cực, con thật sự thấy vui vẻ và thoải mái. Trong một bài viết về những điều con có thể làm được, con viết rằng " Tôi có thể suy nghĩ tích cực (bên cạnh việc con có thể đi xe đạp, bơi, nấu cơm...) và đang luyện tập để không còn suy nghĩ tiêu cực nữa".
Bài viết đó của con được cô tặng hẳn 2 stickers. Bọn mình thì tất nhiên là rất đỗi vui mừng vì trong 6 tháng đó, thật tình nhiều khi mình cũng muốn chết quách để khỏi phải nghe con nói những lời đầy yếm thế.
Đoàn kết hiệp đồng là kinh nghiệm quý báu đối với mình và cả thầy cô giáo con. Nhờ việc trao đổi thường xuyên nên giữa mình và thầy cô giáo của con luôn nhất quán trong đường hướng uốn nắn anh chàng cá biệt. Cũng có những lúc một trong hai bên mệt mỏi, bên kia lại động viên và giúp đỡ thêm.
Con mình hiểu rõ là cô và mẹ luôn có liên hệ mật thiết (họ viết thư, gọi điện, kết bạn trên facebook) và luôn đồng thuận, ủng hộ quyết định của nhau nên con vững tâm hơn trong quá trình "cải tạo" của mình. Nhiều chuyện cô không tiện góp ý với con thì mẹ lên tiếng. Có những tội lỗi của con ở nhà mà "tự nhiên cô biết" để nhắc nhở khiến con càng tín nhiệm cô hơn.
Từ cô chủ nhiệm lớp 1, đến cô giáo dạy lớp 2 (nơi con học một số môn), đến các thầy cô dạy thể dục, dạy nhạc, sinh hoạt ngoại khóa cùng với bố mẹ đều hiểu về vấn đề của con và thống nhất cách thức giáo dục con. Mình nghĩ điều này đã giúp con loại bớt được nhiều âu lo, phân vân và dễ dàng hơn khi chấp nhận để người khác giúp đỡ con, chấp nhận thay đổi bản thân con vì "tất cả đều nói thế".
Sự tiến bộ của con khiến cả bố mẹ cả cô giáo đều rất đỗi vui mừng. Nhưng người vui nhất có lẽ là con. Trong buổi họp phụ huynh, con nói rằng "con vui vì thật dễ chịu khi người ta trở nên ngoan hơn". Con thấy mình vẫn còn những khuyết điểm (nói to, nói leo, đôi khi cáu bẳn...) nhưng con biết con phải làm gì vì tự con chủ động trao đổi cách thức giải quyết với cô và bố mẹ.
Thật sự thành công bước đầu này thuộc về tất cả mọi người. Cả bọn mình và cô giáo và đặc biệt là con đều tự hào vì đã kết thúc năm học đầu tiên với những tiến bộ vượt bậc của con.
Chặng 3: Nắm thắt lưng địch mà đánh
Spacial skill là một kỹ năng hết sức quan trọng đối với mình. Việc gì quan trọng việc gì không, việc gì gấp việc gì có thể tà tà, việc gì mất nhiều thì giờ việc gì nhanh gọn, mình cứ phân nhóm, đặt ưu tiên để giải quyết được cùng lúc nhiều việc. Và việc chăm con mình đặt lên ưu tiên số 1, do nó quan trọng, phức tạp, tuy gấp nhưng lại phải thực hiện lâu dài.
Nhiều người nói rằng họ quá bận nên bỏ qua cuộc gặp mặt của các phụ huynh. Mình thì hoãn một cuộc họp để tham gia bữa picnic với lớp con. Bọn mình thu xếp để cả hai bố mẹ cùng tham gia mọi hoạt động ở trường con. Chỉ trừ khi một người quá bận thì người kia mới đi một mình và không khi nào bọn mình bỏ lỡ các cuộc họp, cuộc gặp mặt, hoạt động ở trường của con. Bọn mình đến sớm gặp cô giáo của con ở trường để trao đổi vài phút mỗi ngày. Những chuyện con ở nhà cô cần biết, những chuyện con ở trường mình cần hay.
Mình trò chuyện với bạn bè con và bố mẹ của chúng. Mình đón bạn con về nhà chơi và cho con đến chơi nhà bạn khi bố mẹ bạn đồng ý. Bọn mình không chỉ gặp giáo viên chủ nhiệm mà gặp cả các thầy cô bộ môn. Mình viết thư và hỏi thăm tình hình của con.
Mình khuyến khích con viết thư cho thầy cô giáo của con. Thư từ trường gửi về thường là những lời khen con có nhiều tiến bộ (nghĩa là trước đó con dở ẹc nay có khá lên). Mình kể cho con nghe việc thầy cô khen con đã rất cố gắng để ngoan lên. Điều này giúp con rất phấn chấn và muốn làm tốt hơn nữa. Mình thường nói với con rằng mình muốn biết mọi chuyện về con vì điều đó rất thú vị hơn nữa là để mình có thể giúp con ngay nếu có chuyện gì không hay xảy đến với con.
Nhờ đặt việc chăm con lên ưu tiên số 1, bọn mình luôn sắp xếp được thời gian để chơi cùng con, dạy con học, trò chuyện cùng con. Nghĩ cho cùng, mỗi ngày mình chỉ gặp con 3-4h. Buổi sáng 1h từ lúc con tỉnh giấc đến khi con đến trường. Buổi chiều 3h từ khi mình đón con đến khi con đi ngủ. Sau 8h tối, khi con đã ngủ thì mình tha hồ muốn làm gì thì làm. Không lẽ 8h ở công sở cộng với 4-6h buổi tối không đủ để mình làm việc sao?
Giữa việc rửa bát và việc đọc sách cho con, tất nhiên đám bát đũa bẩn sẽ phải nằm chờ chứ mình không để con mình phải đợi mẹ. Bọn mình cùng con đi bơi, đi chơi hockey. Cả nhà cùng chuẩn bị cho các bữa picnic hay du lịch. Nội khóa ngoại khóa, lúc con ở trường khi con ở nhà... lúc nào con cũng yên tâm có bố mẹ ở bên con. Mỗi khi con cần con luôn biết con có thể tìm thấy bố mẹ.
Nhờ luôn theo sát con, mình đã hiểu con hơn, uốn nắn kịp thời những lỗi của con (trước cả khi tội lỗi xảy ra) nên con đã tiến bộ hẳn lên. Sau 2 tháng, đến các bạn trong lớp con cũng nhận ra là con đã tiến bộ rất nhiều. Con vui vẻ và bớt cáu bẳn. Sinh nhật con vào tháng 4, hầu như cả lớp con đến dự tiệc bơi của con, kể cả vài bạn chưa biết bơi.
Chặng 4: Kiên trì vô hạn, tấn công kiên quyết, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể
Quả thật, trong chuyện uốn nắn một anh chàng bướng bỉnh, quậy phá thì những lời trên của Bác Hồ quả là đúng đắn quá (mình chỉ thay chữ "trung thành" bằng chữ "kiên trì" thôi).
Trong nhiều bài viết, mình luôn nói về sự kiên nhẫn trong dạy dỗ con cái. Với những bạn cá biệt thì bố mẹ cần kiên nhẫn gấp nhiều lần. Sẽ không có đứa trẻ nào bướng bỉnh nếu bố mẹ chúng có đủ kiên nhẫn để chỉ bảo chúng. Mình không tin là trẻ con có thể ngoan ngay lập tức, nghe lời và hiểu chuyện tức thì.
Ngoan cũng là một quá trình con nhận thức, hiểu biết sự việc, biết phân biệt đúng và sai và đủ bản lĩnh để lựa chọn làm theo cái đúng. Có thể con bướng vì con chưa hiểu ra vẫn đề. Ngay cả khi hiểu rồi con vẫn chưa biết phải xử sự thế nào cho đúng. Ngay cả khi biết cái gì là đúng, con vẫn chưa sẵn sàng tâm thế để thực hiện theo, càng chưa tạo thành thói quen làm theo điều đúng ngay từ đầu.
Nhiều người bảo mình là "vitamin roi" có thể làm trẻ hiểu nhanh hơn, biết rõ đúng sai và vào nếp ngoan nhanh hơn. Vậy ra, lâu lâu hết "vitamin roi" ta lại phải bổ sung sao?? |
Nhiều người bảo mình là "vitamin roi" có thể làm trẻ hiểu nhanh hơn, biết rõ đúng sai và vào nếp ngoan nhanh hơn. Vậy ra, lâu lâu hết "vitamin roi" ta lại phải bổ sung sao?? Mình thì tin là "kiên trì là mẹ của thành công". Hôm nay con chưa hiểu, chưa thay đổi thì mai mốt con sẽ hiểu, sẽ thay đổi, miễn là mình dành cho con đủ thời gian.
Nói như vậy không có nghĩa là con có thể hư bao lâu con muốn. Bọn mình khoanh vùng, tập trung sửa từng lỗi cụ thể cho con và dứt khoát không bỏ cuộc. Khi con suy nghĩ rất tiêu cực, hay nghĩ đến cái chết, hay nghĩ rằng mọi chuyện sẽ sai sẽ hỏng, bọn mình trao đổi, giúp con giải quyết dứt điểm chuyện này trước khi chuyển qua tội lỗi kế tiếp. Con có quota cho từ "chết". Mỗi ngày, sau khi con đã xài hết quota thì con không được nói đến điều đó nữa.
Ngày nào con không nói đến cái chết một cách lãng xẹt con sẽ được khen. Sau một thời gian tập suy nghĩ tích cực, con thật sự thấy vui vẻ và thoải mái. Trong một bài viết về những điều con có thể làm được, con viết rằng " Tôi có thể suy nghĩ tích cực (bên cạnh việc con có thể đi xe đạp, bơi, nấu cơm...) và đang luyện tập để không còn suy nghĩ tiêu cực nữa".
Bài viết đó của con được cô tặng hẳn 2 stickers. Bọn mình thì tất nhiên là rất đỗi vui mừng vì trong 6 tháng đó, thật tình nhiều khi mình cũng muốn chết quách để khỏi phải nghe con nói những lời đầy yếm thế.
Đoàn kết hiệp đồng là kinh nghiệm quý báu đối với mình và cả thầy cô giáo con. Nhờ việc trao đổi thường xuyên nên giữa mình và thầy cô giáo của con luôn nhất quán trong đường hướng uốn nắn anh chàng cá biệt. Cũng có những lúc một trong hai bên mệt mỏi, bên kia lại động viên và giúp đỡ thêm.
Con mình hiểu rõ là cô và mẹ luôn có liên hệ mật thiết (họ viết thư, gọi điện, kết bạn trên facebook) và luôn đồng thuận, ủng hộ quyết định của nhau nên con vững tâm hơn trong quá trình "cải tạo" của mình. Nhiều chuyện cô không tiện góp ý với con thì mẹ lên tiếng. Có những tội lỗi của con ở nhà mà "tự nhiên cô biết" để nhắc nhở khiến con càng tín nhiệm cô hơn.
Từ cô chủ nhiệm lớp 1, đến cô giáo dạy lớp 2 (nơi con học một số môn), đến các thầy cô dạy thể dục, dạy nhạc, sinh hoạt ngoại khóa cùng với bố mẹ đều hiểu về vấn đề của con và thống nhất cách thức giáo dục con. Mình nghĩ điều này đã giúp con loại bớt được nhiều âu lo, phân vân và dễ dàng hơn khi chấp nhận để người khác giúp đỡ con, chấp nhận thay đổi bản thân con vì "tất cả đều nói thế".
Sự tiến bộ của con khiến cả bố mẹ cả cô giáo đều rất đỗi vui mừng. Nhưng người vui nhất có lẽ là con. Trong buổi họp phụ huynh, con nói rằng "con vui vì thật dễ chịu khi người ta trở nên ngoan hơn". Con thấy mình vẫn còn những khuyết điểm (nói to, nói leo, đôi khi cáu bẳn...) nhưng con biết con phải làm gì vì tự con chủ động trao đổi cách thức giải quyết với cô và bố mẹ.
Thật sự thành công bước đầu này thuộc về tất cả mọi người. Cả bọn mình và cô giáo và đặc biệt là con đều tự hào vì đã kết thúc năm học đầu tiên với những tiến bộ vượt bậc của con.
- (Mẹ KiKi)
Mẹ KiKi đã dạy đứa con được cho là "cá biệt" này như thế nào? Mời các bạn và các bố mẹ cùng theo dõi tiếp ở các phần sau! |