Giờ đây, David Cameron biết chắc tên tuổi ông sẽ đi vào lịch sử là người đưa nước Anh khỏi EU. Điều này là bởi chính ông đã chơi một "ván cờ quá liều" làm thay đổi lịch sử đất nước mình.


Ngay sau khi thất bại trước phe "Rời EU", Thủ tướng Anh đã công bố quyết định từ chức. Một Cameron xúc động liệt kê những thành tích đạt được trong 6 năm cầm quyền: cải thiện nền kinh tế, thúc đẩy các cơ hội sống, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông sẽ được nhớ đến như một nhà lãnh đạo đã đặt châu Âu lên sân khấu trung tâm và chính bằng cách này chấm dứt sự nghiệp của mình.

{keywords}
David Cameron thất bại cay đắng kh đánh cược sự nghiệp chính trị vào cuộc trưng cầu dân ý vừa qua. (Ảnh: Vice/Reuters)

Theo hãng tin The Independent, một lãnh đạo Bảo thủ mới - người sẽ chịu trách nhiệm khi hội nghị của đảng này diễn ra vào tháng 10 tới - có thể sẽ phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử sớm để bảo toàn vị thế, đặc biệt là khi các thành viên phe này tin chắc sẽ hạ gục Công đảng dưới quyền Jeremy Corbyn.

Vị Thủ tướng mới sẽ ý thức rất rõ rằng Gordon Brown từng bỏ lỡ một cơ hội vàng để giành chiến thắng tổng tuyển cử khi ông kế nhiệm Tony Blair năm 2007. Khả năng cao là nhà lãnh đạo mới sẽ là một người chủ trương rời EU.

Boris Johnson, đối thủ lâu năm của David Cameron, sẽ khởi động như một ứng viên hàng đầu. Bộ trưởng Nội vụ Theresa May thuộc phe "Ở" nhưng khá kín tiếng được đánh giá là đủ sức "Chặn đứng Boris". Một số nhân vật khác có thể tham gia cuộc chạy đua trong đảng Bảo thủ gồm có Margaret Thatcher, John Major, William Hague và Iain Duncan Smith.

Cameron thừa nhận ông không phải là vị thuyền trưởng có thể chèo lái con thuyền đất nước đến bến bờ tiếp theo. Chính trị gia 50 tuổi này là người đủ bản lĩnh để nhận trách nhiệm cho quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý mang tính "định mệnh" của mình. Ông tin vấn đề nhức nhối lâu nay về tư cách thành viên EU của Anh phải được giải quyết dù sớm hay muộn. Nhưng lẽ ra ông không cần phải tổ chức trưng cầu dân ý, bởi nó là một thử thách về năng lực quản lý của đảng Bảo thủ chứ không phải lời đáp trước bất kỳ yêu cầu nào của dân chúng.

George Osborne cũng phải trả giá cho việc Anh rời khỏi EU. Ông từng được đánh giá sẽ kế nhiệm Cameron nhưng giờ thì có lẽ không thể tham gia cạnh tranh ghế lãnh đạo. Được biết, vị bộ trưởng tài chính này từng cảnh báo trưng cầu dân ý quá rủi ro và khó dự đoán. Và sự thật đúng như vậy.

Có thể trong thâm tâm, Cameron hy vọng ông chưa từng phải thực hiện cam kết trong tuyên ngôn bầu cử của phe Bảo thủ, bởi ông sẽ vẫn ở yên trong liên minh với Đảng Dân chủ Tự do sau kỳ bầu cử năm ngoái, và họ có thể cùng hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý.

Cameron biết ông không thể trụ được lâu sau "đòn giáng chí tử" như vậy vào sự nghiệp của mình. Là một chính trị gia cao thượng khi bị thua trận, ông hiểu nghĩa vụ của mình là phải đảm bảo sự ổn định trong 3 tháng tiếp theo trong bối cảnh các thị trường tài chính chao đảo.

Có tới 84 nghị sĩ đã ký vào thư đề nghị Cameron tiếp tục tại nhiệm nhưng đó chỉ là một "vỏ bọc" tạm thời và Thủ tướng Anh quyết "nhảy" trước khi các nghĩ sĩ hết kiên nhẫn. Và cũng bởi rất khó để một nhà lãnh đạo từng nói rằng "Rời EU" không khác gì "cài một quả bom dưới nền kinh tế của chúng ta" tiếp tục lãnh đạo nước Anh.

Thanh Hảo

Anh rời EU

Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy, 52% dân Anh ủng hộ rời Liên minh châu Âu (EU) so với 48% ủng hộ ở lại.

Anh rời EU, điều gì xảy ra?

Người dân Anh quyết định rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6, điều gì sẽ xảy ra?

Các thị trường lao dốc thẳng trước khả năng Anh rời EU

Tâm trạng lo lắng của giới đầu tư đã tác động tiêu cực nghiêm trọng đến các thị trường trên toàn thế giới.