- Sau nhiều năm được chú ý, văn học mạng dường như giảm nhiệt
trước con mắt của giới quan sát, bởi nó vẫn chưa tạo ra được một tác
phẩm văn học xuất sắc, có giá trị lớn, chứ chưa nói lâu dài.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và độ tuổi người sử dụng càng ngày càng trẻ hóa và dấn thân sâu hơn vào vùng không gian này, xu hướng đọc của thập niên thứ 2, thế kỉ 21 cũng đã có những bước chuyển đa diện. Buổi tọa đàm mang tên "Từ Blog đến sách", với chủ điểm tập trung vào văn học mạng và sân chơi người trẻ, một lần nữa lại làm dấy lên những luồng ý kiến mới xung quanh xu hướng viết và đọc không còn mới này.
Được hình dung là một dòng văn học mang tính độc lập, tự do, non trẻ và chưa hoàn toàn chuyên nghiệp, "văn học mạng" nhận được cả những ưu ái lẫn những quan ngại từ nhiều người đọc có kinh nghiệm.
Sự gần gũi với đời sống của cộng đồng mạng (vốn vô cùng đông đảo) là một trong những ưu điểm nổi trội của dòng văn học này; đồng thời cũng là điều mà nhiều tác giả văn chương trong đời sống văn học Việt Nam đương đại còn chưa chạm tới được. Tuy nhiên, sau nhiều năm được chú ý, văn học mạng dường như giảm nhiệt trước con mắt của giới quan sát, bởi nó vẫn chưa tạo ra được một tác phẩm văn học xuất sắc, có giá trị lớn, chứ chưa nói lâu dài.
Hà Kin đã nói về tác phẩm đầu tay thành công "Chuyện tình New York": “Tác phẩm của tôi chỉ là một dạng tự truyện, không phải là một tác phẩm văn học trong đó chỉ có những câu chuyện và bài học cuộc sống thực tế tôi cóp nhặt và muốn chia sẻ”
“Còn giọng văn, tôi đã cố gắng trau chuốt. Tuy nhiên chính bản thân tôi vẫn thấy không có được vẻ mượt mà, kín kẽ như những nhà văn chuyên nghiệp” (Keng, với "Dị bản").
Nhà văn Phong Điệp từng nhận định: "Truyền thông có vai trò quan trọng trong văn hóa đọc. Nhưng nó trở nên đáng sợ khi tạo ra những cơn sốt, có thể “điều khiển” thị hiếu đọc của bạn đọc, nhất là những người trẻ tuổi, đồng thời gây một “ám thị” rằng đời sống văn học chỉ có vậy. Các nhà sách “thấy bở đào mãi” và vì lợi nhuận, họ sẽ càng chuyên tâm khai thác dòng sách dễ tính này"
Với một cách nhìn khác, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng, "những tác động tiêu cực của văn chương mạng là không đáng kể so với vai trò mà nó mang lại".
Có thể thấy cách nhìn về văn học mạng không phải không có sự thay đổi thăng trầm trong những năm qua, có lúc được chú ý quan tâm, có lúc lại buông xuôi, thả nổi. Nhưng không thể phủ nhận, văn học mạng vẫn sống và tồn tại, trở thành một phần tất yếu của dòng chảy chung. Để nắm rõ hơn xu hướng này trong hiện tại, một buổi tọa đàm mang tên "Từ Blog đến sách" với sự tham gia của một số gương mặt có uy tín trong giới văn chương sẽ được tổ chức vào ngày 7/3 tới.
Đó là những cây đa cây đề như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà giáo Văn Như Cương, Đặng Thân; những gương mặt trẻ như: nhà văn Hoàng Anh Tú (trưởng ban biên tập HHT – SVVN), nhà báo – nhà văn Phong Điệp (báo Văn Nghệ Trẻ), Cấn Vân Khánh, Đặng Thiều Quang.. cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội - tác giả cuốn Những nghịch lý thời gian.
Một lần nữa, các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học sẽ cùng thảo luận, thử bóc tách những vấn đề nổi cộm hiện nay của văn học trẻ dựa trên những xu hướng sử dụng mạng xã hội và blog: chất liệu viết, ngôn ngữ, truyền thông mạng…
ĐD Cường Ngô: tin ở các mỹ nhân phim Việt
Chu Việt Cường nói về những va đập văn hóa
Tháng ba, cả loạt bom tấn "nổ" liên tiếp
Chu Việt Cường nói về những va đập văn hóa
Tháng ba, cả loạt bom tấn "nổ" liên tiếp
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và độ tuổi người sử dụng càng ngày càng trẻ hóa và dấn thân sâu hơn vào vùng không gian này, xu hướng đọc của thập niên thứ 2, thế kỉ 21 cũng đã có những bước chuyển đa diện. Buổi tọa đàm mang tên "Từ Blog đến sách", với chủ điểm tập trung vào văn học mạng và sân chơi người trẻ, một lần nữa lại làm dấy lên những luồng ý kiến mới xung quanh xu hướng viết và đọc không còn mới này.
Được hình dung là một dòng văn học mang tính độc lập, tự do, non trẻ và chưa hoàn toàn chuyên nghiệp, "văn học mạng" nhận được cả những ưu ái lẫn những quan ngại từ nhiều người đọc có kinh nghiệm.
Sự gần gũi với đời sống của cộng đồng mạng (vốn vô cùng đông đảo) là một trong những ưu điểm nổi trội của dòng văn học này; đồng thời cũng là điều mà nhiều tác giả văn chương trong đời sống văn học Việt Nam đương đại còn chưa chạm tới được. Tuy nhiên, sau nhiều năm được chú ý, văn học mạng dường như giảm nhiệt trước con mắt của giới quan sát, bởi nó vẫn chưa tạo ra được một tác phẩm văn học xuất sắc, có giá trị lớn, chứ chưa nói lâu dài.
Đối tượng đọc nhiều nhất của văn học mạng vẫn đang là người trẻ |
Hà Kin đã nói về tác phẩm đầu tay thành công "Chuyện tình New York": “Tác phẩm của tôi chỉ là một dạng tự truyện, không phải là một tác phẩm văn học trong đó chỉ có những câu chuyện và bài học cuộc sống thực tế tôi cóp nhặt và muốn chia sẻ”
“Còn giọng văn, tôi đã cố gắng trau chuốt. Tuy nhiên chính bản thân tôi vẫn thấy không có được vẻ mượt mà, kín kẽ như những nhà văn chuyên nghiệp” (Keng, với "Dị bản").
Nhà văn Phong Điệp từng nhận định: "Truyền thông có vai trò quan trọng trong văn hóa đọc. Nhưng nó trở nên đáng sợ khi tạo ra những cơn sốt, có thể “điều khiển” thị hiếu đọc của bạn đọc, nhất là những người trẻ tuổi, đồng thời gây một “ám thị” rằng đời sống văn học chỉ có vậy. Các nhà sách “thấy bở đào mãi” và vì lợi nhuận, họ sẽ càng chuyên tâm khai thác dòng sách dễ tính này"
Với một cách nhìn khác, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng, "những tác động tiêu cực của văn chương mạng là không đáng kể so với vai trò mà nó mang lại".
Có thể thấy cách nhìn về văn học mạng không phải không có sự thay đổi thăng trầm trong những năm qua, có lúc được chú ý quan tâm, có lúc lại buông xuôi, thả nổi. Nhưng không thể phủ nhận, văn học mạng vẫn sống và tồn tại, trở thành một phần tất yếu của dòng chảy chung. Để nắm rõ hơn xu hướng này trong hiện tại, một buổi tọa đàm mang tên "Từ Blog đến sách" với sự tham gia của một số gương mặt có uy tín trong giới văn chương sẽ được tổ chức vào ngày 7/3 tới.
Đó là những cây đa cây đề như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà giáo Văn Như Cương, Đặng Thân; những gương mặt trẻ như: nhà văn Hoàng Anh Tú (trưởng ban biên tập HHT – SVVN), nhà báo – nhà văn Phong Điệp (báo Văn Nghệ Trẻ), Cấn Vân Khánh, Đặng Thiều Quang.. cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội - tác giả cuốn Những nghịch lý thời gian.
Một lần nữa, các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học sẽ cùng thảo luận, thử bóc tách những vấn đề nổi cộm hiện nay của văn học trẻ dựa trên những xu hướng sử dụng mạng xã hội và blog: chất liệu viết, ngôn ngữ, truyền thông mạng…
- Vân Sam