- Người Mỹ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong nên dù có đang yêu nhau, đi ăn cùng nhau thì vẫn cứ “của ai người ấy trả”.

Ở Việt Nam, các cặp đôi yêu nhau cùng nhau đi ăn thì 10 lần có đến 9 lần phái nam là người trả tiền. Đó là văn hoá của người Việt, và cũng có thể là một cách để đàn ông Việt thể hiện sự ga lăng.

Tuy nhiên, dùng bữa với người thân, người yêu hoặc những tình huống bạn chủ động mời, bạn trả tiền là một lẽ. Vẫn có không ít tình huống dùng chung bữa mà đến khi kết thúc bạn không khỏi băn khoăn “ai là người trả tiền”. Đôi khi vì ngại mà bạn sẽ tốn những khoản tiền “trời ơi đất hỡi” khi đi ăn chung với người khác.

Ví như đi ăn cùng một người đồng nghiệp không thân thiết lắm, một người bạn cũ hay một người quen bạn tình cờ bạn gặp ở quán ăn rồi ngồi chung bàn. 

Nếu bạn là đàn ông mà đi ăn với phụ nữ thì 99% bạn sẽ ngại chia hoá đơn mà tự động trả tiền. Các trường hợp khác thì một trong hai bên sẽ chịu thiệt thòi trả cả hoá đơn chứ ít khi có chuyện chia đều.

{keywords}

Đôi khi vì ngại chia hoá đơn mà bạn sẽ tốn những khoản tiền “trời ơi đất hỡi” khi đi ăn chung với người khác (ảnh minh hoạ)

Ở Mỹ thì khác, dù đang tán tỉnh nhau hoặc đã trở thành người yêu, đi ăn cùng nhau họ vẫn chia đôi hoá đơn, của ai nấy trả trừ khi một trong hai người nói là họ sẽ mời bữa đó. Với buổi hẹn hò đầu tiên thì thường nam giới sẽ trả để thể hiện sự ga lăng, nhưng các buổi sau sẽ chia đều. Hoặc với các cặp thường xuyên đi ăn chung với nhau thì họ sẽ đổi lượt, bữa nay anh trả, bữa sau em trả.

Nếu là hai cặp đôi đi ăn chung với nhau thì họ sẽ chia đôi hoá đơn cho từng cặp. Với mỗi cặp, ai là người đưa ra lời mời thì người đó trả cả hoá đơn. Nếu không ai mời ai mà chỉ đi ăn chung với nhau thì của ai nấy trả.

Đi ăn với người quen, đồng nghiệp cũ họ sẽ chia đều hoá đơn nếu các món ăn có giá khá tương đồng nhau. Nếu giá chênh lệch nhau nhiều, họ sẽ yêu cầu kiểm tra giá của từng món ăn rồi món của ai gọi người đó trả.

Vì đó đã là văn hoá Mỹ nên nhiều nhà hàng trước khi tính tiền sẽ đến hỏi khách có muốn chia hoá đơn hay không. Nếu nhà hàng không hỏi thì khách đề nghị chia hoá đơn là chuyện bình thường.

Vậy làm sao để đề nghị chia tiền ở văn hoá Việt Nam mà không khiến bạn ngại? Bạn có thể chủ động hỏi người kia “bạn muốn tự trả món của mình không?”, hay nói một cách tếu táo rằng “chúng ta cùng mời nhau bữa này nhé, mình trả cho món của bạn, bạn trả cho món của mình”. 

Đó cũng là cách các bạn Mỹ hỏi với những người bạn nước ngoài, người không cùng văn hoá với họ, tức không quen chuyện chia tiền nên cũng sẽ ngại ngùng như người Việt chúng ta.

Và nếu bạn là phụ nữ trong trường hợp đi ăn cùng nam giới thì bạn hãy chủ động đề nghị trả phần của mình để nam giới không rơi vào tình huống ngượng ngùng, khó xử. Hoặc khi họ thanh toán xong rồi, bạn có thể đưa lại phần của mình cho họ khi ra khỏi quán, không nhất thiết phải chia đôi hoá đơn “của ai người ấy trả” ngay tại cửa hàng.

Có rất nhiều cách để sống sòng phẳng, quan trọng bạn có muốn hay không mà thôi!

Nhiếp ảnh gia 86 tuổi và tình yêu nửa thế kỷ với người vợ tào khang

Nhiếp ảnh gia 86 tuổi và tình yêu nửa thế kỷ với người vợ tào khang

Chiếc máy ảnh số đầu tiên tôi có được cũng là bà ấy tiết kiệm mua tặng. Một lần tôi làm giúp vợ việc nhà, bà ấy giận mấy ngày, vì bà ấy không muốn tôi phải vất vả...

Giải mã tình yêu trong phim ngắn ‘Ngôn ngữ của hạc’

Giải mã tình yêu trong phim ngắn ‘Ngôn ngữ của hạc’

Phim ngắn “Ngôn ngữ của hạc” tái hiện tình mẫu tử thiêng liêng qua hình ảnh ngàn hạc giấy độc đáo chứa những cảm xúc bất ngờ đã chinh phục hàng trăm ngàn người xem chỉ hơn 1 tuần xuất hiện trên mạng.

Nữ sinh đẹp như thiên thần khiến con gái cũng phải yêu

Nữ sinh đẹp như thiên thần khiến con gái cũng phải yêu

 Vẻ đẹp thoát tục của nữ sinh Hàng Châu khiến dân mạng Trung Quốc xôn xao mấy ngày nay.

Kim Minh