Sau nhiều năm cô lập ngoại giao, bỗng nhiên giờ đây ai cũng muốn hội đàm với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.


Nhật Bản cho biết nước này đang tìm kiếm một cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên, vì một số người ở Tokyo lo ngại sẽ bị gạt ra rìa giữa lúc tình hình trên Bán đảo Triều Tiên thay đổi từng ngày.

{keywords}
Ảnh: Express

Đầu tuần này, ông Kim Jong Un đã có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong tháng 4, ông sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Các kế hoạch cũng đang được chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến vào tháng 5 giữa Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Nhật Bản và Triều Tiên đã đàm phán thông qua nhiều cơ hội khác nhau và thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như qua đại sứ quán ở Bắc Kinh", CNN dẫn lời chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga ngày 29/3 giải thích sau khi có tin trên truyền thông Nhật Bản rằng Tokyo đang lo bị gạt ra bên lề vấn đề Triều Tiên.

Kể từ khi căng thẳng bất ngờ giảm bớt trong tháng 1, khi Triều Tiên nối lại quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc và nhất trí tham dự Thế vận hội Mùa Đông, có thể thấy rõ Nhật Bản đang dần "lu mờ ". Sau Olympic, Thủ tướng Shinzo Abe dường như rơi vào thế khó với Mỹ khi ông bình luận rằng "đối thoại vì mục đích đối thoại sẽ chẳng có nghĩa gì". Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tổng thống Trump đồng ý gặp trực tiếp Kim Jong Un.

Tân đại sứ Nhật Bản tại Washington, Shinsuke Sugiyama, khẳng định với CNN rằng "quan điểm cơ bản của Tokyo không thay đổi" đối với Triều Tiên.

Trước khi một hội nghị Trump-Kim được đưa ra thảo luận, chính quyền Abe là một trong những tiếng nói cứng rắn nhất trong khu vực, đẩy mạnh chủ trương gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng, đặc biệt sau khi Triều Tiên phóng thử hai tên lửa qua bầu trời đảo Hokkaido.

Tuần trước, trong một bài xã luận, báo Rodong Sinmun của nhà nước Triều Tiên chỉ trích lập trường của Tokyo, nói rằng Nhật đang "làm trầm trọng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên".

"Nếu Nhật tiếp tục hành động như hiện nay thì họ sẽ bị gạt ra bên ngoài", tờ báo khuyến cáo. Và giới chức ở Tokyo dường như cũng bắt đầu nghĩ như vậy.

Trước kia, các cuộc đối thoại giữa Nhật Bản và Triều Tiên thường xoay quanh các vấn đề an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là việc giải trừ hạt nhân.

Sự xuống thang căng thẳng và giảm bớt đe dọa từ Triều Tiên sẽ có lợi cho Tokyo, nhưng Nhật Bản vẫn có lý do để sợ bị gạt ra rìa, vì nước này hy vọng có cơ hội nêu ra với Bình Nhưỡng vấn đề người Nhật bị bắt cóc.

Hơn chục người Nhật hiện vẫn mất tích sau khi họ bị các điệp vụ Triều Tiên bắt cóc hồi những năm 1970 và 1980.  Chủ đề này hiện nay vẫn "rất nóng" ở Nhật Bản. Trong chuyến thăm tới Nhật năm ngoái, Tổng thống Trump nhận định "sẽ là một tín hiệu to lớn nếu Kim Jong Un trao trả họ". Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ đề này ít được nhắc tới. 

Thanh Hảo

Kim Jong Un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc vào 27/4

Kim Jong Un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc vào 27/4

Quan chức cấp cao Hàn Quốc thông báo cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae In và Chủ tịch Kim Jong Un sẽ diễn ra vào ngày 27/4 ở Vùng Phi quân sự.

Bên trong đoàn tàu bọc thép chở Kim Jong Un sang Trung Quốc

Bên trong đoàn tàu bọc thép chở Kim Jong Un sang Trung Quốc

Báo Rodong Sinmun vừa công bố những hình ảnh đầu tiên bên trong đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Kim Jong Un sang thăm Trung Quốc.

Ông Trump nói gì về chuyến thăm TQ của Kim Jong Un?

Ông Trump nói gì về chuyến thăm TQ của Kim Jong Un?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng có "cơ hội tốt" lãnh đạo Triều Tiên sẽ "làm những gì đúng đắn cho người dân của mình và cho nhân loại".

Thế giới 24h: Cam kết mạnh mẽ của Kim Jong Un

Thế giới 24h: Cam kết mạnh mẽ của Kim Jong Un

Lãnh đạo Triều Tiên cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cho biết hôm 28/3.

Hình ảnh đặc biệt về chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong Un

Hình ảnh đặc biệt về chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong Un

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và phu nhân Ri Sol Ri đã có chuyến thăm không chính thức Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.