1. Vị vua Việt nào sống 56 năm ở châu Phi?

  • Bảo Đại
  • Khải Định
  • Hàm Nghi
  • Kiến Phúc
Chính xác

Vua Hàm Nghi (tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch) nổi tiếng là vị vua yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở châu Phi từ năm 1888 cho đến khi qua đời. Ông cũng là vị vua duy nhất trong sử Việt từng lấy vợ ở châu Phi và có 56 năm sống ở châu Phi.

2. Ông là vị vua thứ mấy của triều Nguyễn?

  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
Chính xác

Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn. Năm 1884, khi 13 tuổi, ông được các phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi. Ông lên ngôi ở giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam xảy ra đầy biến cố, rối ren. Chỉ trong 4 tháng cuối năm 1883, triều đại này trải qua tới 3 đời hoàng đế trị vì, gồm Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc.

3. Vị vua này là lãnh tụ của phong trào nào?

  • Phong trào Đông Du
  • Phong trào Duy Tân
  • Phong trào Cần Vương
  • Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Chính xác

Hàm Nghi lên làm vua chưa được một năm thì kinh thành thất thủ vào 7/1885. Nhận thấy con đường phía trước còn dài và gian lao, vua nói “gian khổ thế nào trẫm cũng chịu được, đi tới đâu cũng được, miễn là đuổi được giặc Pháp khỏi đất nước”. Ông được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, Tôn Thất Thuyết đệ trình vua một bản luận tội giặc Pháp và yêu cầu nhân dân nổi dậy chống Pháp.

Từ bản luận tội của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kể lại tình hình chiến đấu, lý do rời bỏ kinh thành, kịch liệt tố cáo tội ác của Pháp và hô hào toàn dân ứng nghĩa phò vua cứu nước. Sau khi chiếu Cần Vương được ban đi, khắp cả nước, phong trào kháng chiến chống Pháp bùng lên mạnh mẽ với khẩu hiệu “Cần Vương - giúp vua đánh giặc cứu nước”. Điều này khiến cho quân Pháp mất ăn ngủ. Chúng ra sức dụ dỗ vua Hàm Nghi đầu hàng nhưng không có tác dụng.

4. Sau khi bị bắt, vua bị đưa đi đày ở đâu?

  • Algeria
  • Nigeria
  • Liberia
  • Angola
Chính xác

Tháng 9/1888, bị Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội, vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, vua Hàm Nghi cự tuyệt mọi sự dụ dỗ, mua chuộc của địch. Bất lực trước tinh thần bất khuất của ông, năm 1888, quân Pháp bắt vua lên thuyền đưa đi đày ở Algeria - một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Dù bị bắt đi đày ở chốn xa lạ, tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi vẫn khiến người đời nể phục.

Đến năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe, Chánh án tòa Thượng phẩm Alger ở Algeria. Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc có với nhau 3 con, 2 công chúa, 1 hoàng tử. Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria vì ung thư dạ dày.

5. Trong thời gian lưu đày, ông đến với môn nghệ thuật nào?

  • Kiến trúc
  • Hội họa
  • Văn học
  • Âm nhạc
Chính xác

Năm 1896, trong tình cảnh bị cưỡng bức đủ điều, vua Hàm Nghi đã đến với hội họa và thực hiện bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung được vẽ theo ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục trong ảnh vẫn thuần túy phong cách hoàng gia Việt Nam.

Sau đó, ông đã in sao hàng loạt và tặng bức họa này cho những người ông gặp như, mục đích chính là muốn nói: “Tôi vẫn là vua của nước An Nam và người Pháp không thể khuất phục được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của vị vua như tôi”. Hành động của vua Hàm Nghi được đánh giá không chỉ là vị vua yêu nước, suốt đời hướng về cội nguồn, suốt đời chỉ mặc quốc phục mà còn là nghệ sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực hội họa.