Tình trạng nguồn lao động Việt Nam luôn biến động

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào và khả năng thích nghi cao. Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm đến 75%, trong đó lao động trẻ từ 15 - 34 tuối chiếm 34%.

Hiện số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 40% lao động xã hội, cơ bản đạt mục tiêu giảm lao động nông nghiệp dưới 40% trong giai đoạn 2015 - 2020.

Ngoài ra, chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động cũng đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ đã được thu hẹp.

{keywords}

người lao động cần phải không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đối 

Tuy nhiên ông Cường cho rằng, thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là lao động chủ yếu vẫn còn làm việc trong khu vực nông nghiệp, phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro.

“Thị trường lao động Việt Nam vẫn ở trong tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp; lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ lớn. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng tỉ lệ thiếu việc làm vẫn còn nghiêm trọng và số việc làm không bền vững chiếm tỉ trọng khá lớn”, ông Cường nêu.

Đặc biệt, theo ông Cường, hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhất là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao. Một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị - nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế - vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng - có kỹ năng.

Nêu nguyên do về việc tình trạng nguồn lao động luôn biến động, chất lượng không cao, ông Cường cho rằng, một số ngành nghề còn thâm dụng nhân công giá rẻ với năng suất lao động thấp, tiêu biểu là các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến thực phấm.

Đối với các nghề như cơ khí, điện tử, máy công nghiệp..., thời gian đào tạo lâu hơn và lao động ổn định hơn do có thu nhập cao hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại khi tuyến dụng bởi các cơ sở đào tạo thiếu hệ thống máy móc, công nghệ đồng bộ để trang bị kỹ năng thực tế cho học viên.

“Năng suất thấp, thiếu lao động tay nghề, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác đang khiến các lao động của Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động khi hội nhập”.

Lao động kỹ năng bậc trung vẫn có nguy cơ thất nghiệp

Ông Cường cho rằng, đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực...) còn hạn chế, khi bước vào thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Vì thế, 43 triệu lao động chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia vào làm những công việc có mức thu nhập cao. Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là một số ngành, lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin,…

Tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng đặc biệt đối với nhóm lao động phổ thông và đối với lao động trong những ngành nghề có tính sản xuất đồng loạt như Dệt may gia công hay những ngành nghề có thể được tự động hoá, điều khiển được hành vi như Sản xuất chế tạo, Lắp ráp điện tử.

“Ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu như chậm trang bị kiến thức mới”, ông Cường cảnh báo.

Cuộc cách mạng cũng sẽ đẩy mạnh quá trình dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Do đó, ông Cường cho rằng, người lao động cần phải không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đối của sản xuất nếu như không muốn bị loại khỏi thị trường lao động, từ đó sẽ nâng cao chất lượng lao động nói chung.

Trường Giang

Tỉ lệ thất nghiệp bậc đại học trở lên cao hơn bậc cao đẳng, trung cấp

Tỉ lệ thất nghiệp bậc đại học trở lên cao hơn bậc cao đẳng, trung cấp

“Cơ cấu lao động theo bằng cấp phát triển lệch lạc khiến Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" là vấn đề nan giải mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới”.