- Em hiện là sinh viên năm 2 thuộc một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Vì nhà ở tỉnh xa nên em phải thuê nhà trọ gần trường, nhưng khu vực quanh trường em nhà nào cũng yêu cầu tiền điện 5.000 đồng/số, tiền nước 30.000 đồng/khối. Xin hỏi họ thu như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì phải tố cáo ra đâu để chủ nhà trọ điều chỉnh?

Mất chứng minh thư cũ có được cấp thẻ căn cước công dân?

Xem mẹ bầu “tuyển chọn” hạt hạnh nhân cho con

{keywords}
Ảnh minh họa

Thông tư số 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện.

5. Sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 10 như sau:

“c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.”

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 10 năm 2018. Căn cứ theo quy định trên việc nộp tiền điện đối với sinh viên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3, từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Theo quy định trên, từ sau 26-10, các chủ phòng trọ phải lắp đặt công tơ riêng cho mỗi phòng trọ. Các hộ thuê trọ sẽ được hưởng giá điện như một hộ sinh hoạt độc lập và giá rẻ hơn, minh bạch, rõ ràng hơn. 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Sinh viên bị quỵt tiền cọc: cảnh giác khi thuê nhà trọ

Sinh viên bị quỵt tiền cọc: cảnh giác khi thuê nhà trọ

Để tiện cho việc đi học, vừa rồi em tìm được một phòng trọ ở gần trường Đại học của mình. Em đã đặt cọc cho chủ nhà số tiền 1 triệu đồng, hẹn 3 ngày sau chuyển đến.

Đến nhà trọ thăm bạn bị công an thu chứng minh thư

Đến nhà trọ thăm bạn bị công an thu chứng minh thư

Em đang ở trong tình huống vô cùng tế nhị. Ngày hôm qua em có đến xóm trọ của bạn chơi, khoảng 21 giờ công an xã đến kiểm tra và yêu cầu em xuất trình chứng minh thư nhân dân. 

Sinh viên làm thêm: coi chừng rủi ro bị lừa đảo

Sinh viên làm thêm: coi chừng rủi ro bị lừa đảo

Em hiện là sinh viên Đại học năm thứ nhất, vừa đăng ký đi làm thêm công việc bảo vệ cho một công ty.