-Pháp luật về nhà ở không quy định ban đại diện lâm thời của cư dân được nhận tiền quỹ bảo trì trong tài khoản quỹ bảo trì của chủ đầu tư cũng như yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển tiền từ lãi suất không kỳ hạn sang lãi suất có kỳ hạn.

Bà Vũ Kiều Hạnh (TP. Hà Nội) tham khảo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thấy có nội dung: "Người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầu tư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở; khoản kinh phí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này).

Chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp; khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn".

{keywords}

Ban đại diện lâm thời có được quản lý quỹ bảo trì chung cư?

Tuy nhiên, hợp đồng mua bán của bà Hạnh và các cư dân ký với chủ đầu tư vào tháng 3/2015 lại ghi “chủ đầu tư có trách nhiệm mở một tài khoản để nhận khoản thanh toán 2% quỹ bảo trì, số tiền gửi vào tài khoản quỹ bảo trì sẽ được tính lãi suất theo tỷ lệ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn”. Trong khi đó, Luật Nhà ở 2014 không quy định chi tiết về tỷ lệ lãi suất tiền gửi.

Bà Hạnh hỏi, bây giờ cư dân yêu cầu chủ đầu tư phải chuyển số tiền quỹ bảo trì trong tài khoản quỹ bảo trì chủ đầu tư đã mở tại ngân hàng từ lãi suất không kỳ hạn sang lãi suất có kỳ hạn thì có được không? Nếu cư dân mới có ban đại diện lâm thời thì có được phép đại diện cho cư dân gửi yêu cầu với nội dung trên tới chủ đầu tư không?

Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo nội dung hỏi của bà Hạnh thì hợp đồng mua bán nhà ở ký với chủ đầu tư vào tháng 3/2015 là thời điểm Luật Nhà ở 2014 chưa có hiệu lực thi hành. Do vậy, các thỏa thuận trong hợp đồng, trong đó có quy định liên quan đến quỹ bảo trì phải tuân thủ quy định của Luật Nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005 do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và bàn giao tài khoản đó cho ban quản trị khi ban quản trị được bầu ra.

Ban quản trị quản lý tài khoản kinh phí bảo trì theo hình thức đồng chủ tài khoản (gồm trưởng ban quản trị và một thành viên do ban quản trị cử ra) để quản lý và sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính. Số tiền lãi phát sinh trong mỗi kỳ do gửi tiền tại ngân hàng phải được bổ sung vào kinh phí bảo trì.

Như vậy, việc thỏa thuận về lãi suất tiền gửi như trong hợp đồng mua bán là phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Hiện nay, việc lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng. Theo đó, kỳ hạn gửi tiền và tên người đứng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua.

Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

Như vậy, pháp luật về nhà ở không quy định ban đại diện lâm thời của cư dân được nhận tiền quỹ bảo trì trong tài khoản quỹ bảo trì của chủ đầu tư cũng như yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển tiền từ lãi suất không kỳ hạn sang lãi suất có kỳ hạn khi chưa thành lập ban quản trị nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

Hồng Khanh

Hà Nội: Chủ đầu tư tuyên bố làm ăn thua lỗ tiêu hết quỹ bảo trì chung cư

Hà Nội: Chủ đầu tư tuyên bố làm ăn thua lỗ tiêu hết quỹ bảo trì chung cư

Đại diện chủ đầu tư – Cty CP May Thăng Long khẳng định công ty hiện đang rất khó khăn, nguồn tiền mặt không đủ khả năng chi trả quỹ bảo trì

Chung cư 250 Minh Khai, Hà Nội: Gần 20 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì bị tiêu hết!

Chung cư 250 Minh Khai, Hà Nội: Gần 20 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì bị tiêu hết!

Chủ đầu tư dự án Chung cư Thăng Long Garden 250 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa thông báo do làm ăn thua lỗ nên quỹ bảo trì tòa nhà đã tiêu hết.