Chuyển nhượng không đúng trình tự phê duyệt

Bộ Công thương vừa có văn bản kết luận nội dung tố cáo về một số sai phạm tại Công ty Cổ phần Kim khí TP.HCM (gọi tắt là HMC). Trong đó, có nội dung tố cáo Tổng giám đốc công ty này tự ý bán toàn bộ khu đất 9.125m2 tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM cho Công ty Bất động sản Đất Xanh với giá 102,1 tỷ đồng, không đúng quy định. Hiện khu đất đã được Đất Xanh xây dự án Luxgarden với 2 tòa chung cư để bán.

Theo Bộ Công thương, khi dự án chưa được Tổng công ty Thép Việt Nam cho phép chuyển nhượng, nhưng phía Bộ phận đại diện vốn đã hoàn tất hồ sơ trình duyệt là không đúng trình tự phê duyệt. HMC không thực hiện bán đấu giá tài sản mà tiến hành chỉ định đơn vị để thực hiện chuyển nhượng nên không đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ tiềm ẩn thiệt hại về kinh tế, vi phạm quy định của pháp luật về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

{keywords}
Hiện khu đất đã được Đất Xanh xây dự án Luxgarden với 2 tòa chung cư để bán.

Tiếp đó, từ cơ sở kết quả báo giá cạnh tranh, HMC đã phê duyệt giá đề nghị chuyển nhượng của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh là 102,1 tỷ đồng (tương ứng với 11,2 triệu đồng/m2). Giá trị chuyển nhượng không bao gồm tài sản trên đất.

Môi giới ‘quăng bom’ trên dự án lấp sông ở Long An

Ngày 6/1, Công ty Cổ phần MLand Vietnam (MLand Vietnam) đã tổ chức lễ mở bán dự án Long Thượng Riverside. Dự án được giới thiệu có hàng loạt tiện ích nội khu vô cùng hoàng tráng: Khu compound có camera an ninh 24/24; Trung tâm thương mại; Trường tiểu học, trường mẫu giáo; Cầu cảnh quan, khu vui chơi trẻ em.

Thực tế, tại dự án cũng có hàng rào chắn, với những hình ảnh quảng cáo về dự án, bao gồm những tiện ích nêu trên. Tuy nhiên, tất cả những tiện ích này đều không có trong quy hoạch 1/500, đã được duyệt điều chỉnh.

{keywords}
Nhiều tiện ích không có thật tại dự án Long Thượng Riverside được MLand Vietnam "vẽ" ra khi giới thiệu với khách hàng

Ngoài ra, trong bài giới thiệu về dự án của mình, ông Trần Hữu Đạt, Phó Tổng giám đốc MLand Vietnam cũng đưa ra số liệu tổng thể của dự án Long Thượng Riverside là 19ha. Trong đó 4,9ha được mở bán trong đợt 1. Còn đợt 2 sẽ được mở bán vào quý II/2019. Tuy nhiên theo quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 thì dự án này chỉ có diện tích 4,0195ha.

Dự án này được triển khai đã kéo theo ngập lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Long An. Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, nếu việc lấp sông làm dự án ảnh huởng tới đời sống người dân, thì người dân có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước. Cụ thể như UBND tỉnh, cơ quan thanh tra tỉnh, HĐND tỉnh để được bảo vệ quyền lợi.

‘Ông trùm’ xây dựng bị xử phạt và truy thu kỷ lục

Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons (Coteccons) vừa có văn bản gửi Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, công bố thông tin liên quan các quyết định xử lý vi phạm về thuế với số tiền gần 15 tỷ đồng.

Theo đó, Coteccons cho biết đã nhận được quyết định số 1870/QĐ-TCT ngày 14/11/2018 của Tổng cục thuế về việc xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế, thời kỳ thanh tra là năm 2017.

Cụ thể: Coteccons bị truy thu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 9,57 tỷ đồng; Số tiền thuế thu nhập cá nhân bị truy thu là 48,1 triệu đồng; Phạt tiền về hành vi khai sai không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp 2,1 triệu đồng; Phạt tiền về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp 1,9 tỷ đồng và số tiền chậm nộp tiền thuế là hơn 503 triệu đồng. Theo Coteccons, tổng số tiền khoảng 12 tỷ đồng trên đã được Coteccons nộp vào ngân sách nhà nước trong tháng 11/2018.

Cùng với đó Coteccons cũng cho biết công ty đã nhận được quyết định số 2715/QĐ-CT-XP của Cục thuế TP. HCM về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, thời kỳ năm 2016 với số tiền gần 3 tỷ đồng.

{keywords}
Coteccons bị xử phạt và truy thu gần 15 tỷ đồng tiền thuế

‘Canh bạc’ mới của bầu Hiển trên đất vàng thủ đô

UBND thành phố Hà Nội vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chấp thuận cơ chế triển khai dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy theo thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư mà không phải đấu giá quyền sử dụng. Doanh nghiệp được đề nghị giao khu đất này là Tập đoàn T&T của “bầu” Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T).

Lý giải về việc này, nêu tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội cho biết, về thủ tục đầu tư dự án, chủ trương giao doanh nghiệp quản lý, đầu tư khai thác vận hành SVĐ Hàng Đẫy có từ tháng 1/2017.

Tháng 5/2017, Bí thư Thành uỷ Hà Nội có buổi làm việc với Tập đoàn T&T về phương án thiết kế SVĐ Hàng Đẫy. Đến ngày 5/9/2017, UBND thành phố Hà Nội có báo cáo trình Thường trực Thành uỷ về đề án đầu tư xây dựng SVĐ Hàng Đẫy. Ngày 23/7/2018, UBND thành phố Hà Nội trình Thường trực Thành uỷ Hà Nội về việc T&T đầu tư xây dựng tổ hợp thể thao, SVĐ Hàng Đẫy theo hình thức xã hội hoá.

Theo thành phố Hà Nội, T&T là đối tác có năng lực tài chính, hoạt động trong lĩnh vực thể thao, đã có quá trình nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế, xây dựng lại sân vận động Hàng Đẫy.

{keywords}
Khu vực đề xuất nghiên cứu lập dự án Tổ hợp thể thao SVĐ Hàng Đẫy mới

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, về nguyên tắc xây dựng lại sân vận động Hàng Đẫy không phải việc cấp bách đến mức độ phải làm ngay lập tức nên quy trình “làm tắt làm nhanh” là không cần thiết.

Đặt vấn đề về việc thực hiện đấu thầu, theo TS. Nguyễn Minh Phong, từ giờ đến khi Seagame diễn ra đủ thời gian. “Các thủ tục mất 2,3 tháng trở lại. Có mất thời gian một chút thì nên đẩy nhanh và làm ngay từ bây giờ thì sẽ nhanh. Các cơ quan liên quan có thể nghiên cứu đẩy nhanh thủ tục thực hiện. Quy trình chỉ định thầu là rất dễ gây ra thất thoát trong trường hợp của sân Hàng Đẫy là không đáng để chỉ định thầu”, ông Phong nói.

Mạnh Đức

Nóng bỏng cuộc chiến 2 sắc thái địa ốc 2018

Nóng bỏng cuộc chiến 2 sắc thái địa ốc 2018

Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản năm 2018 có thể nói là đa sắc màu nhưng nổi bật vẫn là hai màu hồng - xám. Thị trường đã có nhiều thay đổi đáng kể, bao gồm cả hai mặt tích cực và hạn chế.