- Cúi khẽ kéo ống quần chân trái, phóng viên ảnh chiến trường Nhật Bản Ishikawa Buyno chỉ vào một vết sẹo đậm vết, đùa rằng đó là "vết sẹo kỷ niệm" của ông trong những năm tháng ở Việt Nam.

"Tôi bị sập vào cái bẫy của bộ đội cách mạng Việt Nam gài địch. Chân bị bầm dập đến mức đã bị chỉ định phải cưa bỏ. Nhưng rồi nó vẫn nguyên vẹn. Vết sẹo còn lại gợi nhắc về một thời đáng nhớ của khi làm phóng viên ảnh chiến trường tự do. Vết sẹo không phải sự trả giá, mà là kỷ niệm." - ông cười hiền hòa nhớ lại thời cầm máy xông pha trên chiến trường từ 1965 đến 1968.

Xin lỗi, xin lỗi Việt Nam

Sinh trưởng ở Okinawa, trong ký ức của Ishikawa, đó là nơi từng phải chịu đựng sự khốc liệt của chiến tranh. Ishikawa đã đau đớn chứng kiến người thân của mình bị chết vì chiến tranh, chứng kiến những người dân vô tội, phụ nữ, người già, trẻ em trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa.

{keywords}

Rồi Ishikawa bắt đầu đến với nghiệp cầm máy khi làm trợ lý nhiếp ảnh của Mainichi Eigasha lúc 21 tuổi. 5 năm sau, ông bắt đầu đến Hong Kong khởi nghiệp trong vai trò nhiếp ảnh gia cho Farkas Studio. 

Bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời, đó là ông quyết định từ bỏ công việc ở Hong Kong chỉ sau 1 năm để trở thành phóng viên ảnh tự do. Nơi Ishikawa quyết định dấn thân: chiến tranh Việt Nam, đúng giai đoạn kháng chiến chống Mỹ diễn ra khốc liệt nhất.

{keywords}

"Tại sao Việt Nam?" - tôi hỏi. "Đó là ám ảnh về chiến tranh ở Okinawa. Đến Việt Nam có nhiều duyên cớ. Phong trào phản chiến chống chiến tranh của Mỹ gây chiến ở Việt Nam diễn ra ở Nhật Bản mạnh mẽ. 

Tôi vẫn nhớ hàng ngày trên các trang báo của Nhật Bản là những bức ảnh tường thuật chiến sự ở Việt Nam. Người Nhật Bản lúc bấy giờ rất phản đối sự ủng hộ của Nhật Bản đối với Mỹ. Họ ghét chiến tranh, chết chóc. Tôi nghĩ những đau thương ở Việt Nam cũng giống như tôi chứng kiến ở Okinawa" - cựu phóng viên chiến trường chậm rãi nói.

"Có động lực nào thôi thúc ông phải đến đây chụp ảnh?" - tôi cắt ngang.

{keywords}

"Có đấy. Đó là món nợ của Okinawa với Việt Nam, mà tôi nghĩ mình là một công dân của Okinawa, Nhật Bản phải có trách nhiệm làm một việc gì đó. Tôi không thể chỉ hô hào khẩu hiệu, biểu tình suông  vì nó dường như chẳng thể làm chính phủ Nhật khi đó thay đổi, không ủng hộ Mỹ nữa" - ông kể.

"Tôi không hiểu vì sao Okinawa liên quan?", câu hỏi khiến ông tiếp mạch ngay: "Bạn còn nhớ bom B52? Mỹ đã cho máy bay mang B52 rải xuống Việt Nam và Okinawa là một nơi đặt căn cứ của Mỹ để chở B52 sang".

{keywords}

Cựu phóng viên chiến trường kể lại, ông muốn ghi lại những hình ảnh, sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ gây ra để nhân dân Nhật Bản biết rõ hơn, qua đó thêm tiếng nói đấu tranh ủng hộ chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam.

Rồi Việt Nam trở thành nơi tác nghiệp lớn đầu tiên trong đời làm phóng viên ảnh chiến trường tự do của Ishikawa.

"Tôi đã luôn nói lời xin lỗi, xin lỗi Việt Nam trước mỗi cú bấm máy bất cứ khoảnh khắc nào, trước những phụ nữ, người già, trẻ em cũng bị đau đớn như những gì tôi thấy ở quê hương Okinawa. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm ghi lại sự thật của chiến tranh" - ông kể.

{keywords}

7 lần thoát chết

Người đàn ông giờ đã ở tuổi 77 không thể lý giải nổi vì sao mình đã thoát chết đến 7 lần khi tác nghiệp tại chiến trường ở Việt Nam. "Cuộc chiến quá khốc liệt. Dù may mắn thoát chết nhiều lần, tôi vẫn phải nói rằng, chiến tranh là đáng sợ. Tôi sợ chiến tranh" - ông dừng lại suy tư.

Chiến tranh trong những bức ảnh của ông có những số phận buồn.

{keywords}

"Hùng, 37 tuổi, cùng với con trai cả của mình tên là Hào 12 tuổi. Hào có khuôn mặt giống Hùng hồi nhỏ. Hùng bị mất dần các khả năng do chứng liệt não, hay một chứng bệnh gần giống như Parkinson làm cho anh hầu như không nói. Hai bố con ngồi trước ruộng nuôi tôm, nơi này chính là chỗ cánh rừng chết trong bức ảnh hồi năm 1976. Nhưng Hùng đã mất vào năm 2008, bệnh tình của Hùng đã không thể cứu chữa tại Cà Mau".

Đó là một bức ảnh kể chuyện trong hàng trăm bức của Ishikawa hiện đang được trưng bày tại bảo tàng chứng tích chiến tranh TP.HCM.

Phía sau chiến tranh là tình người

Ishikawa chỉ tay ra con đường trước mặt khách sạn lưu trú trên đường Đồng Khởi nói rằng, khó có thể hình dung ngày nay VN đã phát triển. 

"Sau sự kiện tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, cuộc chiến vẫn khốc liệt. Thậm chí lúc đó không người nào trong chúng tôi nghĩ về tương lai ở đây, rằng chiến tranh sẽ kết thúc. Rồi VN phát triển tự do, độc lập, đi theo con đường của riêng mình. Vậy mà nó là sự thực của hôm nay" - ông nói.

Ngày nay, ông có rất nhiều bạn bè cả Nhật Bản lẫn Việt Nam ở TP.HCM. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là một gia đình người Sài Gòn đã giúp đỡ ông suốt thời "đói kém, nghèo" khi làm phóng viên chiến trường tự do.

{keywords}

"Khi đến thường trú ở Sài Gòn, tôi thuê một phòng nhỏ trong một khu dân cư trên đường Trần Quang Khải. Lúc đó tôi rất nghèo, không có lương, chụp được bức hình nào bán cho báo Nhật được đăng mới có tiền. 

Gia đình người Sài Gòn đó đã rất tốt bụng, họ nấu nướng bữa ăn thường chia cho tôi. Tôi vẫn giữ liên lạc với họ và cho đến bây giờ, mỗi khi trở lại TP.HCM, tôi đều đến thăm mọi người".

Sau khi rời VN, ông trở lại Nhật Bản và có 20 năm làm việc cho tờ Asahi Shimbun.

{keywords}

Kể từ năm 1984, Ishikawa làm phóng viên tự do. Đến nay, ông vẫn gắn bó với nghiệp ảnh. Các dự án của ông đều liên quan đến ảnh, trong đó cuốn sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" từng gây chấn động. "Việt Nam - Chiến tranh và Hòa bình" cũng là cuốn sách chuyên đề có giá trị sống động.

Xuân Linh - Ảnh: Lê Anh Dũng