Gã khổng lồ công nghệ Google cam kết sẽ chi tới 25 triệu USD cho các ý tưởng tối ưu nhất về sử dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề xã hội.

Google phát động cuộc thi để kết hợp các tổ chức phi lợi nhuận

Dù đang phát triển, nhưng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vẫn đang vấp phải một số rào cản khá lớn trong việc áp dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề xã hội thay vì chỉ đơn giản là một phần mềm giúp tự động hóa các tác vụ. Điều này khiến cho trí tuệ nhân tạo khó có cơ hội được thử nghiệm để phát hiện lỗi hay những vấn đề sẽ xảy ra nội tại bên trong như những sáng tạo khác của con người trước đây.

{keywords}
Trí tuệ nhân tạo chưa có nhiều "đất" ứng dụng trong thực tế

Mới đây, Google, một trong những công ty hàng đầu thế giới theo đuổi phát triển phần mềm AI, vừa cho khởi động một cuộc thi toàn cầu để thúc đẩy phát triển các ứng dụng và nghiên cứu có tác động tích cực đến lĩnh vực này nói riêng và xã hội nói chung.

Cuộc thi có tên gọi "AI Impact Challenge" (Thách thức tác động của trí tuệ nhân tạo) đã được công bố ngày 29/10 vừa qua tại sự kiện "AI for Social Good" (tạm dịch: Trí tuệ nhân tạo vì lợi ích xã hội) được tổ chức tại văn phòng Sunnyvale, California và được giám sát và quản lý bởi tổ chức Google.org của công ty.

Google đang định vị cuộc thi này như một cách để kết hợp các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học và các tổ chức khác không nằm trong giới doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon vào việc phát triển tương lai nghiên cứu và ứng dụng của AI.

Công ty cho biết sẽ trao giải thưởng lên tới 25 triệu USD cho những cá nhân tham dự “giúp biến những ý tưởng thành hành động tốt nhất”. Google cũng sẽ cung cấp tài nguyên công nghệ của mình cho các dự án. Những ý tưởng xuất sắc sẽ được công bố tại hội nghị nhà phát triển Google I/O vào năm tới.

Goole muốn sự trợ giúp từ bên ngoài liên quan tới việc sử dụng Al

Có lẽ, mục đích quan trọng nhất của Google với sáng kiến này là sử dụng AI để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như khoa học môi trường, chăm sóc sức khỏe và bảo tồn động vật hoang dã.

Google cho biết AI đã được sử dụng để giúp định vị được vị trí của cá voi bằng cách theo dõi và xác định âm thanh của chúng. Những tín hiệu này sau đó có thể được sử dụng để giúp bảo vệ loài động vật này khỏi các mối đe dọa từ môi trường và động vật hoang dã khác. Công ty cho biết AI cũng có thể được sử dụng để dự đoán lũ lụt và xác định các khu vực rừng đặc biệt dễ bị cháy rừng.

Một mối quan tâm khác của Google đó là loại bỏ các thành kiến về phần mềm AI, điều có thể tạo ra các "điểm mù" trong suy nghĩ của con người. Một ví dụ đáng chú ý gần đây đó là vào tháng 1 vừa qua, Google công bố rằng họ không thể tìm ra giải pháp để sửa thuật toán trong gắn thẻ ảnh của mình để xác định người da đen trong tranh ảnh không phải là khỉ đột.

Thuật toán này ban đầu là một sản phẩm của lực lượng lao động phần lớn là người da trắng ở Google. Vì thế họ không hề biết trước phần mềm nhận dạng hình ảnh có thể tạo ra những sai lầm cơ bản như vậy. (Lực lượng lao động của Google chỉ có 2,5 % là người da đen).

Thay vì tìm ra giải pháp, Google chỉ đơn giản là xóa khả năng tìm kiếm một số động vật linh trưởng nhất định trên Google Photos. Đó là một trong những vấn đề mà Google cho biết họ gặp khó khăn và cần sự giải quyết và hy vọng thông qua cuộc thi có thể đưa ra những phép thử và giải pháp tối ưu hơn.

{keywords}
Google tổ chức cuộc thi để tìm kiếm những ý tưởng ứng dụng AI vì lợi ích xã hội.

Cuộc thi và chương trình "AI for Social Good" của Google được tiến hành theo một cam kết đã được công khai vào đầu tháng 6 vừa qua, trong đó công ty cho biết sẽ không bao giờ phát triển các vũ khí AI. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm AI sẽ được dựa trên một loạt các nguyên tắc đạo đức.

Theo một số điều khoản được đặt ra, Google sẽ không làm việc với các dự án giám sát AI vi phạm “các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận” và các nghiên cứu sẽ phải tuân theo “các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi bởi luật pháp quốc tế và luật nhân quyền”.

Người đứng đầu bộ phận Google Brain AI của công ty và là một chuyên gia nghiên cứu cấp cao, Jeff Dean cho biết, "AI Impact Challenge" không phải là động thái đối với những tranh cãi gần đây về việc tham gia vào hoạt động quân sự hay giám sát.

“Điều này vốn được thực hiện trong một thời gian khá lâu. Chúng tôi đang làm việc để mang lại lợi ích cho xã hội và không liên quan đến các vấn đề thương mại ”, ông nói, "Điều thực sự quan trọng đối với chúng tôi là thể hiện tiềm năng của AI và nghiên cứu về máy móc có thể làm gì và dẫn dắt bằng ví dụ cụ thể".

Theo VietQ/The Verge

Cảnh sát Tây Ban Nha dùng AI để phát hiện cuộc gọi báo tin giả

Cảnh sát Tây Ban Nha dùng AI để phát hiện cuộc gọi báo tin giả

Các đồn cảnh sát ở Tây Ban Nha đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp xác định các báo cáo án sai.

AI bắt đầu được ứng dụng trong dự báo các trận động đất

AI bắt đầu được ứng dụng trong dự báo các trận động đất

Các nhà khoa học hy vọng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo động đất sẽ giúp đem đến kết quả dự báo chính xác hơn, tránh để lại những thảm họa thảm khốc.

Facebook dùng AI để phát hiện và xóa ảnh khỏa thân trên mạng

Facebook dùng AI để phát hiện và xóa ảnh khỏa thân trên mạng

Không chỉ dùng AI để tìm và xóa ảnh khỏa thân, Facebok còn sử dụng công nghệ này nhằm ngăn chặn các nội dung xâm hại tới trẻ nhỏ.

AI giúp tìm kiếm người qua camera theo chiều cao, giới tính và quần áo

AI giúp tìm kiếm người qua camera theo chiều cao, giới tính và quần áo

Một nhóm các nhà nghiên cứu AI từ Ấn Độ đã phát triển công cụ giúp tìm kiếm nhiều người trong các video giám sát dựa theo theo chiều cao, màu sắc quần áo và giới tính.