- Phụ huynh luôn muốn con học ở môi trường tốt, đặc biệt khi giáo dục Việt Nam chưa thực sự "đủ đầy" thì du học đang đáp ứng mong mỏi này.
Nối tiếp "truyền thống coi giáo dục là hàng đầu"
Theo ông Võ Văn Sen, nguyên hiệu trưởng, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, từ xưa, người Việt đã có truyền thống vươn cao, tiếp cận văn minh, văn hóa nhân loại. Cho tới thời kỳ Pháp thuộc hay kháng chiến chống Mỹ 1954-1975 khó khăn, gian khổ thì những gia đình có điều kiện cũng con đi học nước ngoài.
Phụ huynh tìm hiểu về thông tin du học |
"Như vậy, việc cho con đi học nước ngoài diễn ra xuyên suốt trong lịch sử dân tộc. Gia đình Việt Nam nào cũng đầu tư cho con cái học tập. Tôi tin có nhiều gia đình dành tận 90% kinh tế cho con đi học, thậm chí không có thì vay mượn. Đây là vấn đề ý thức sâu xa rằng người Việt Nam coi giáo dục là hàng đầu"- ông Sen khẳng định.
Tuy nhiên, ông Sen cũng nhìn nhận, đúng là giáo dục trong nước đang không đuổi kịp giáo dục thế giới khiến người dân phải đi ra ngoài. Đây là thách thức cho sự đổi mới giáo dục hiện nay.
"Nếu Việt Nam có nền giáo dục tốt như nhiều nước, giáo dục chúng ta cũng được chào đón như giáo dục các nước chào đón sinh viên chúng ta. Bằng chứng là nhiều trường có uy tín đang thu hút sinh viên không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Nói như vậy để thấy Việt Nam là một thị trường giáo dục có tiềm năng nhưng thách đổi mới giáo dục cũng rất lớn. Tôi nghĩ sự lựa chọn của người dân luôn đúng, vì vậy hãy nhìn vào nguyện vọng của người dân mà đổi mới ".
Đi tìm giáo dục hạnh phúc và có trách nhiệm
Ở góc độ phụ huynh, anh Nguyễn Thái, Gò Vấp, TP.HCM cho rằng, thứ mà giáo dục đang thiếu hiện nay là mang lại cho người học hạnh phúc và trách nhiệm.
"Những thông tin về giáo dục Việt Nam hiện nay chúng tôi thật sự mất niềm tin. Tôi không tin tưởng rằng giáo dục Việt Nam sẽ đem lại cho con tôi sự hạnh phúc và cuộc sống có trách nhiệm. Với những trào lưu dạy học thi đậu kết quả cao, dạy học để có việc làm, học để có bằng cấp cao không còn là sự lựa chọn của tôi cũng như không ít gia đình hiện nay. Thông tin về thi cử hàng năm khiến chúng tôi uể oải và thực sự lo lắng. Rồi con em học xong lại thất nghiệp nữa".
Anh Thái cho biết, dù con con nhỏ nhưng anh sẽ chọn phương án cho con đi du học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Nếu không đủ điều kiện thì đi học các nơi như Malaysia, Đài Loan. Nếu khá giả hơn tôi sẽ chọn Hàn Quốc, Nhật Bản và giàu có thì sẽ là Úc, Mỹ hoặc các nước châu Âu.
Còn chị Khánh, một bà mẹ có hai ở Sài Gòn có con đi du học ở Mỹ cho biết: "18 tuổi con tôi đã hòan toàn tự lập đó là điều đầu không ngờ tới. Tôi biết có những gia đình con đã ở 20 tuổi vẫn bám riết lấy gia đình. Những việc lặt vặt từ giặt quần áo, phụ việc nhà không bao giờ đụng tay thì con tôi đã tự làm, tự nuôi sống bản thân và rất tốt".
Chị Khánh cho rằng, 3 năm trước, gia đình quyết định cho con đi du học nước ngoài vì hiểu rõ giáo dục ở đây kích thích phát triẻn tư duy sáng tạo. Chị muốn con thoát xa những bài học rập khuôn. Không phải xem những bài văn mẫu và không phải làm những bài văn giống với kết quả nhất.
"Xa nhà nhưng cháu tự chủ và độc lập. Cháu hay kể cho tôi nghe rằng cháu được quyền tự do sáng tạo bất kì điều gì. Cháu tự đọc các cuốn sách, tự mua sách, tự nêu ý kiến và viết bài luận. Cháu tự đứng lên trình bày những quan điểm của mình và được tôn trọng, thậm chí được đánh giá rất cao. Con tôi đã rất tự tin, có quan điểm có ràng. Tôi nghĩ do được học tập ở nước ngoài nên cháu đã thực sự trưởng thành "- chị Khánh nói.
Học hết lớp 8 một trường dân lập ở Hà Nội, Minh Anh sang New Zealand du học tự tục tại trường Otaki College. Cô học sinh hiện đang học lớp 12 này cho biết, tại đây, các môn học trong chương trình được chú trọng đồng đều như nhau. Thay vì phải học 13 môn như ở Việt Nam, học sinh chỉ cần học trung bình 6 – 7 môn một năm. Có khoảng 3 môn bắt buộc, còn lại học sinh được lựa chọn theo ý muốn và năng khiếu của mình. Mỗi học sinh sẽ có một chương trình học khác nhau. Giáo viên cũng không ép phải học theo khuôn khổ nào mà sẽ để học sinh tự trải nghiệm, khám phá ra những điều mới lạ.
Nguyễn Mai Trang, một học sinh Trường THPT Cầu Giấy cũng chọn Waiuku, một trường cấp 3 ở ngoại ô thành phố Aucland để theo học tự túc từ năm lớp 12. Ấn tượng của cô là việc thay đổi phòng học: kết thúc mỗi môn, học sinh sẽ di chuyển sang phòng học khác, hoặc tòa nhà khác tại các “phòng học bộ môn”.
"Cách tổ chức lớp học như vậy giúp chúng em có nhiều cơ hội vận động, tăng tính chủ động cho cá nhân. Ngoài ra, việc kết thúc giờ học lúc 3h chiều, em còn có thời gian vận động xung quanh trường, vừa thư giãn, vừa là hình thức vận động cơ thể rất tốt".
Minh Trang thì cho biết một số kiến thức nền tảng về toán học hay ngữ pháp tiếng Anh mà các em được học ở Việt Nam cũng là một “thế mạnh”, giúp bản thân dễ dàng theo kịp bạn bè trong lớp.
“Có những thứ “dẫu biết là tốt” nhưng ở Việt Nam không dễ gì áp dụng được với thực tế lớp học đông, số tiết học bị “bó cứng” hay điều kiện vật chất hạn chế” – cô nữ sinh mái tóc nhuộm xanh ánh tím khá ấn tượng chia sẻ.
Nhưng sự khác biệt mà các em cảm nhận thấy là môi trường giáo dục ở đất nước phát triển này giúp mọi học sinh tự do bày tỏ suy nghĩ của mình. Các em không ngại hay xấu hổ khi hỏi những câu hỏi sai hoặc trình bày một ý tưởng được cho là khác thường...
Không chỉ là câu chuyện niềm tin giáo dục
Trong khi đó, nhiều vị lãnh đạo các trường cho rằng con số ngân sách đầu tư cho giáo dục 20% và 3-4 tỷ USD người dân đầu tư cho du học có lý do riêng.
Nguyên hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM, thừa nhận ngày càng nhiều người dân cho con đi du học là do giáo dục trong nước không đáp ứng được nguyện vọng của họ.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, cần nhìn việc du học ở góc độ cởi mở vì Chính phủ nhiều nước đã có xu hướng cho mượn tiền đi học nước ngoài.
"Nhiều gia đình hiện nay đang làm mọi cách bằng hùn tiền cho con đầu du học. Những người con đầu này sẽ là đầu tàu tìm kiếm cơ hội nuôi các em sau cùng du học bởi họ ý thức được ưu điểm khi du học. Nếu chúng ta có chính sách này tôi nghĩ người dân sẽ không đứng ngoài cuộc"- ông nói.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng,Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng, có nhiều nguyên nhân để người dân lựa chọn du học nước ngoài.
"Đầu tiên, việc này đến từ phía người học vì họ không tin vào chất lượng giáo dục hiện nay trong khi du học vừa có chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và nhiều kỹ năng được cải thiện. Mặt khác việc cho con du học đang là một trào và xu hướng vì điều này thể hiện đẳng cấp giàu sang và địa vị, vì vậy nhiều người luôn tự hào có con đi du học. Ngoài ra, nhà nước đã có chiến lược phát triển hội nhập nhưng việc quảng bá này chưa được cụ thể hoá bằng các hành động truyền thông. Các trường đại học thiếu tự tin về chất lượng đặc biệt tiếng Anh để quảng bá điều này, trong khi đó các nước khác có chiến lược marketing, luôn quảng bá tuyển sinh rất mạnh".
Còn lãnh đạo một trường đại học uy tín tại TP.HCM thắng thắn nhìn nhận, nhiều trường ở nước ngoài được người dân lựa chọn du học có chất lượng tương đương một số trường trong nước, nhưng vì sao người dân vẫn đi.
"Đương nhiên khi du học, ngoài kiến thức thì người học có kỹ năng rất tốt, đặc biệt cách sống tự lập. Đây là điều bất kì gia đình Việt Nam nào cũng nghĩ tới khi các trường ở trong nước chưa làm được"- ông nói.
Ông cho biết, nhiều trường đại học hiện nay đang có xu hướng mất sinh viên do du học. Các trường đại học "tốp trên", những em giỏi rất dễ giành được học bổng. Còn các trường top dưới cũng mất một lượng sinh viên lớn vì du học tự túc.
"Đầu tư cho giáo dục không lỗ. Ở trường tôi, nếu không có những người du học ở nước ngoài về công tác sẽ không có tầm nhìn. Du học nhiều minh chứng cho sự phát triển kinh tế. Dựa vào tri thức thì đất nước sẽ bền vững"- ông khẳng định.
Lê Huyền
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng liên tiếp trong 16 năm
Báo cáo mới nhất cho thấy, số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng năm thứ 16 liên tiếp. Việt Nam đứng thứ 6 trong các nước có số du học sinh tại đây.
Du học sinh VN bị tù 4 tháng vì đột nhập tài khoản giáo sư sửa điểm
Tran Gia Hung bị giam giữ 16 tuần theo luật về an ninh mạng của Singapore vì đã đột nhập tài khoản của giáo sư để sửa điểm, tờ Straits Times của Singapore đưa tin.
Những chuyện thú vị khi du học ở Phần Lan
Tối 23/10, đại diện Trường ĐH Khoa học Ứng dụng Lahti (LAMK) đã có buổi gặp gỡ ấm cúng, giới thiệu với các phụ huynh và học sinh về những cơ hội học tập tại xứ sở “ngôi sao phương Bắc” Phần Lan.
Nói tiếng Anh không chuẩn âm bản xứ, du học sinh VN có gặp khó?
Một số du học sinh Việt cho rằng việc phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ hay không không quan trọng bằng việc hiểu văn hóa địa phương và trang bị đủ kiến thức để bắt kịp với sinh viên quốc tế.
Nhà giàu Trung Quốc cho con du học từ thuở lên ba
Zhang Feiyu thậm chí là chưa được 5 tuổi, nhưng sắp tới cậu bé sẽ có một chuyến du học ngắn kéo dài 5 tháng ở Mỹ.
Nước mắt du học sinh Úc: Đi toilet cũng bị giám sát!
Nhiều sinh viên Việt Nam mới bỡ ngỡ qua Úc kỳ vọng những người chủ gốc Việt sẽ “chiếu cố” cho họ.
Quý tử Trung Quốc du học làm "nóng" thị trường bất động sản Úc
Là môi giới bất động sản ở Melbourne, Australia, Erik Zhang đã giúp nhiều sinh viên Trung Quốc mua nhà trong vài năm gần đây.