Các chuyên gia đã đưa ra 10 lời khuyên giúp cha mẹ tận dụng tối đa thời gian đọc và giúp trẻ yêu việc đọc sách hơn.

Hỏi “Nếu như…”

“Cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi cụ thể để thu hút trẻ trong quá trình đọc, đồng thời kích thích tư duy sáng tạo và sự chủ động trong trẻ. Ngoài ra, việc trả lời các câu hỏi của cha mẹ còn giúp trẻ mở rộng vốn từ”, Kylie Bell - Giám đốc Nghiên cứu và phát triển chương trình tại Mindchamp cho biết.

Chẳng hạn, trước khi đọc sách, cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách hỏi trẻ về những hình ảnh ngoài bìa cho chúng thấy điều gì. Khi trẻ bắt đầu đi vào câu chuyện, cha mẹ có thể đặt ra nhiều câu hỏi hơn, ví dụ: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.

Sau khi trẻ hoàn thành xong cuốn sách, hãy cùng trò chuyện với trẻ bằng cách đặt ra nhiều tình huống khác nhau: “Câu chuyện này khiến con có suy nghĩ gì?”, “Nếu được tạo ra một kết thúc mới, con muốn câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào?”.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể hỏi trẻ yêu thích phần nào nhất. Thảo luận về một tình tiết trong cuốn sách cũng có thể giúp củng cố khả năng ghi nhớ và bao quát vấn đề của trẻ.

Quy tắc 3 giây

Khi đặt câu hỏi trong các cuộc thảo luận về sách, cha mẹ không nên đưa ra ý kiến của mình ngay khi trẻ còn chưa kịp trả lời. Theo bà Kylie Bell, cha mẹ cần chờ 3 giây để trẻ có thời gian suy nghĩ về câu trả lời. Ngoài ra, hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi này. Quá trình trẻ được suy nghĩ, tư duy mới là điều quan trọng nhất.

{keywords}

Thảo luận về một tình tiết trong cuốn sách cũng có thể giúp củng cố khả năng ghi nhớ và bao quát vấn đề của trẻ.

Hình dung

Cha mẹ có thể truyền cảm hứng đọc sách cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ hình dung về những gì mình đã đọc. Thậm chí, cha mẹ có thể mở rộng việc đọc thành hoạt động vẽ hoặc làm thủ công, trong đó trẻ có thể vẽ nguệch ngoạc hoặc tạo ra một mô hình nhỏ về những gì bé tưởng tượng được về những cảnh trong cuốn sách.

Xem phim chuyển thể từ sách

Hãy cho trẻ đọc sách, sau đó xem phiên bản phim hoặc ngược lại. Khi nhìn thấy những tình tiết mình từng đọc trên trang sách xuất hiện tại màn hình TV cũng sẽ trở thành một động lực tuyệt vời khiến trẻ hào hứng với việc đọc. Cha mẹ cũng có thể cùng xem với trẻ và thảo luận cuốn sách hay bộ phim hay hơn hoặc chúng khác nhau như thế nào.

Xây dựng một phiên bản mới

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ viết hoặc kể lại câu chuyện theo một phiên bản mới của riêng chúng. Ví dụ, nếu trẻ đang đọc một cuốn sách về các pháp sư, hãy để cho trẻ tạo ra một câu chuyện ngắn được xây dựng bởi những gì chúng tưởng tượng về một phù thủy đáng tin của riêng mình. Nếu trẻ chưa thể viết, cha mẹ có thể hỗ trợ con.

Áp dụng vào cuộc sống

Những câu chuyện có thể gợi lên cảm xúc. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ nói ra những cảm nhận của mình sau khi đọc xong cuốn sách. Thậm chí, tốt hơn là hãy để trẻ thể hiện ra bằng hành động. Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện bằng cách sử dụng đạo cụ cũng có thể khiến chúng trở nên thú vị hơn. Đồng thời, điều này cũng sẽ khiến việc đọc trở thành một trải nghiệm tương tác.

Trường Giang (Theo Young Parents)

Đáp ứng ngay việc này, cha mẹ sẽ “đánh cắp” tư duy của trẻ

Đáp ứng ngay việc này, cha mẹ sẽ “đánh cắp” tư duy của trẻ

Chắc chắn sự tận tình của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học hỏi của trẻ. Thế nhưng, cha mẹ không nhất thiết phải lý giải mọi câu hỏi cho con cái mình.