- Sáng 4/10, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý 3 năm 2018.

{keywords}
Thứ trưởng Bùi Thế Duy trao đổi với báo chí trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng ngày 4/10

Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã báo cáo một số công việc mà Bộ KH&CN đã và đang làm được trong quý 3 năm 2018.

Trong đó, Bộ tập trung xây dựng các chính sách, pháp luật phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; triển khai các công việc nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các ngành kinh tế, phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị.

Trong quý 3, Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức một số chương trình như: Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018, Kết nối Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018.

Về nhiệm vụ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN đã tổ chức thành công diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả? Làm thế nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tranh thủ các cơ hội trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN”.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Phần Lan, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học”. 

Trả lời thắc mắc của phóng viên về việc hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta đang thiếu những “start-up thành công”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định: “Một hệ sinh thái gồm nhiều thành phần. Chúng ta có thể phải mất rất nhiều năm để cho ra thành quả".

"Nhưng khi nhìn vào đó có thể thấy được các thành phần đang phát triển, không phải chỉ khi ra được các start-up thành công mới là phát triển hệ sinh thái. Để hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho ra được những start-up hàng đầu thế giới, người ta phải mất 20 – 30 năm, qua rất nhiều các mô hình thành công và không thành công. Chúng ta có thể thấy sự phát triển của hệ sinh thái thông qua sự hình thành của các khu làm việc tập trung, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, sự vào cuộc của các quỹ đầu tư, hành lang pháp lý đã được thay đổi, chất lượng và số lượng các ý tưởng…”

Ông Duy cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp đang còn non trẻ phát triển bền vững và cho ra được nhiều “hoa thơm trái ngọt” cũng như có vị thế trên toàn cầu.

{keywords}
Các câu hỏi về hỗ trợ khởi nghiệp, vai trò của Bộ KH&CN trong nghiên cứu vắc-xin... được đặt ra trong buổi họp báo

Trả lời về đóng góp của khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu thành công một số loại vắc-xin, mà mới đây là vắc-xin cúm mùa (với 3 chủng A/H1N1, A/H3N2, cúm B) và vắc xin cúm đại dịch A/H5N1, đại diện Bộ KH&CN cho biết, hằng năm, Bộ này đều phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất danh mục và kinh phí hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức nghiên cứu về vắc-xin.

“Có thể khẳng định, với những thành công nói riêng về vắc-xin thời gian qua có sự tác động rất lớn từ các nhà khoa học, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của KHCN. Nói rộng ra, những tiến bộ mới nhất trong ngành y tế gần như đều có sự hỗ trợ KHCN từ Bộ KH&CN” – đại diện Bộ khẳng định.

Về tiến độ xử lý đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) cho biết, tình hình nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong 9 tháng năm 2018 so với 9 tháng năm 2017 tăng đáng kể và đó là một thách thức lớn.

Để đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, Cục này đã đưa ra một số giải pháp. Thứ nhất là tăng cường chất lượng cũng như số lượng nhân sự. Trong vòng 1 năm, Cục đã tuyển dụng 40 cán bộ, chủ yếu tập trung vào lực lượng cán bộ xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Thứ 2 là cải tiến hệ thống công nghệ thông tin – một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ xử lý đơn.

“Vừa rồi bên lề của cuộc họp đại hội đồng Tổ chức SHTT thế giới, Cục SHTT Việt Nam và Tổ chức SHTT thế giới đã ký thoả thuận về việc Tổ chức SHTT sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng, phát triển hệ thống quản trị đơn đăng ký SHCN. Trên thực tế, hệ thống này chúng tôi đã phát triển bằng dự án của Nhật Bản từ năm 2000, đã lỗi thời và không đáp ứng được số lượng ngày một tăng lên của SHCN”.

Bên cạnh đó, Cục cũng có những chính sách hỗ trợ để tăng chất lượng đơn đăng ký sáng chế, nhằm giúp công tác xử lý đơn nhanh hơn.

“Hi vọng với các pháp đồng bộ như vậy, việc tăng tốc độ xử lý đơn SHCN sẽ được giải quyết tốt hơn” – đại diện Cục này cho hay.

Nguyễn Thảo

3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam

3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam

Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015.  

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

Theo khảo sát mới nhất của Navigos Group, có đến 82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp trong tương lai

Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp

Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp

Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đã vinh dự đoạt Giải Nhất cuộc thi “Hành trình khởi nghiệp – Startup journey 2018”.

Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các ĐH, học viện, các trường ĐH, trường CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm yêu cầu xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo và bố trí giảng viên hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

3 kinh nghiệm Shark Vương khuyên sinh viên để khởi nghiệp thành công

3 kinh nghiệm Shark Vương khuyên sinh viên để khởi nghiệp thành công

Bên lề một cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên, Shark Trần Anh Vương – vị “cá mập” trong chương trình Shark Tank Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên thiết thực với những người trẻ có mong muốn khởi nghiệp thành công.