Cuối tuần qua, một cuộc tọa đàm với chủ đề "Học toán để làm gì?" đã diễn ra tại TP.HCM. Những nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam như GS Hà Huy Khoái, GS Nguyễn Hồng Sơn, GS Hồ Tú Bảo, TS Nguyễn Khắc Minh, TS Nguyễn Thành Nam đã đưa ra những giải đáp thú vị cho những câu hỏi "truyền thống" trong lĩnh vực toán học.

Học toán vì thấy hạnh phúc 

GS Hà Huy Khoái cho hay ông không thích câu hỏi "Học toán để làm gì?", bởi đây là câu hỏi chán nhất và có thể giết chết sự ham học. Nhiều người có thể phân vân, nhưng với ông học là một nhu cầu. Vì vậy, theo ông, nếu cần biết rõ học để làm gì thì không bao giờ học được nữa.

{keywords}
GS Hà Huy Khoái: "Toán học đưa đến cho tôi sự hạnh phúc"

GS Khoái kể rằng, thời phổ thông ông thích học tất cả các môn Văn, Toán, Sử, Địa, nhưng thích nhất là hai môn Văn và Sử, bởi các môn này hấp dẫn. Còn môn Toán với ông thời đó chẳng có gì, vừa đơn giản vừa dễ, không phải học thêm, không sách tham khảo. Nhưng rốt cuộc, ông vẫn chọn đi theo Toán vì môn học này đưa đến cho ông sự hạnh phúc.

"Chính Toán học là cách đưa đến cho chúng ta tận cùng của sự đơn giản. Tận cùng của sự đơn giản là hạnh phúc" - GS Khoái cho hay.

TS Nguyễn Thành Nam, cựu học sinh khối Chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội năm xưa, nay là người sáng lập ĐH trực tuyến FuNix, thì nói rằng ông sẽ không trả lời câu hỏi "Học toán để làm gì?" nữa mà trả lời câu "Toán đưa lại cái gì?".

Vị tiến sĩ này dí dỏm cho biết toán học đã giúp ông rất nhiều, đặc biệt là trong việc... kinh doanh, mặc cả, như một câu chuyện vui mà ông kể lại để minh chứng: Khi đi Châu Phi công tác và mua quà để làm kỷ niệm, nhận thấy người dân ở đây rất kém về toán nên ông quyết định không mua từng thứ một mà chọn rất nhiều đồ rồi mặc cả một lúc. Cuối cùng, nhờ cách này, ông đã mua được nhiều thứ với giá cả rất có lợi sau khi "đàm phán".

{keywords}
TS Nguyễn Thành Nam: "Toán học giúp tôi... mặc cả"

Trong khi đó, với GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm về Khoa học dữ liệu tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, cho hay nếu biết dùng toán sẽ có rất nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội việc làm.

Theo GS Bảo, chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi số, khái niệm trí tuệ nhân tạo được nhìn nhận rộng hơn. Do đó, lượng công việc liên quan đến việc dùng được toán rất lớn, và đó là những việc làm của tương lai. 

GS Bảo đưa ra dẫn chứng: Hiện tại, nhân lực về dữ liệu được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế - Trường ĐH Khoa học tự nhiên mới đào tạo 40 người, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 15 người; Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM 50 người. Trong khi đó, Hàn Quốc đã có chiến lược để 5 năm tới có 5.000 người được đào tạo về lĩnh vực này, trong đó có hơn 1.400 người chuyên về phân tích và nghiên cứu dữ liệu.

Còn GS Nguyễn Hùng Sơn, ĐH Tổng hợp Warsaw (Ba Lan), nhận xét toán học hiện như một con bạch tuộc với các xúc tu vươn ra và chạm vào mọi thứ.

Tất cả các ngành trong cuộc sống đều có va chạm với toán học. Làm trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu cũng phải trang bị kiến thức của đa ngành và phải có kiến thức tốt về tin học, toán học, kỹ năng mềm…. Theo GS Sơn, các bậc phụ huynh, các em học sinh hãy yên tâm, nếu có khả năng học toán thì sẽ có nền tảng của nhiều ngành khác.

{keywords}
GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm về Khoa học dữ liệu tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán

Làm thế nào để số đông không sợ toán?

Tại tọa đàm, một câu hỏi khác được đặt ra là "Làm thế nào để số đông hiện nay không sợ môn Toán?".

Tranh luận về vấn đề này, TS Nguyễn Khắc Minh, Phó tổng biên tập thường trực của Tạp chí Pi, cho hay khi học toán ngày trước và đến cả bây giờ - khi vẫn đang làm toán - ông chẳng bao giờ đưa ra câu hỏi trên. "Và trong tương lai phải xóa câu hỏi này trong đầu mọi người" - ông Minh nhấn mạnh.

Theo TS Minh, hiện nay số đông sợ toán là do cách dạy, cách học có mục đích chủ yếu là để vượt qua kỳ thi. Học sinh quá mệt mỏi với học toán do phải làm những bài tập phức tạp mà chẳng thấy ứng dụng gì. Nên sau mỗi kỳ thi với lượng kiến thức khổng lồ, ai cũng thấy sợ môn toán chứ không còn ham thích.

{keywords}
TS Nguyễn Khắc Minh, Phó tổng biên tập thường trực của tạp chí Pi

TS Minh kể lại câu chuyện trong buổi gặp thầy giáo cũ. "Một người bạn của tôi đã than với thầy rằng học toán chẳng để làm cái gì vì tất cả đạo hàm, tích phân, vi phân chẳng dùng vào việc nào hết. Lúc này, thầy tôi hỏi lại người bạn đó có phải ngày xưa suốt ngày anh phải chứng minh tam giác này bằng tam giác kia không, và để chứng minh được, anh có phải đưa ra đầy đủ các dẫn chứng không? Như vậy, chính điều này sẽ khiến anh suy nghĩ, trước khi kết luận một cái gì anh sẽ thấy cần phải có đủ chứng cứ để khẳng định. Đó chính là toán học trong cuộc sống".

Theo TS Minh, để số đông đừng sợ toán thì thay vì dạy làm toán, hãy chuyển sang dạy cho mọi người dùng môn học này. Tuy nhiên, cũng đừng để mọi người nghĩ rằng toán cực kỳ dễ đến mức khi cãi nhau, người không biết thì rất nhiều còn người biết về toán lại không dám nói.

{keywords}
Giáo sư Nguyễn Hùng Sơn, ĐH tổng hợp Warsaw

Đồng tình với quan điểm này, GS Hồ Tú Bảo góp ý nếu chương trình giáo dục phổ thông thay đổi cách dạy, cách học học và cách dùng toán thì số đông sẽ không sợ toán nữa.

Theo GS Bảo, nhà trường cần dạy toán một cách đơn giản hơn, đó là gắn chặt với thực tế, và sử dụng thuần thục. "Nếu học sinh học toán thực tế các em sẽ không còn sợ toán nữa" - ông khẳng định.

Còn theo GS Hà Huy Khoái, hiện nay, học sinh học nặng toán là do có quá nhiều bài tập. Ngoài bài tập trong sách, bài tập làm thêm, nhiều giáo viên còn đưa ra các bài tập đố mẹo nên các em mất rất nhiều thời gian. "Việc dạy cũng rất phức tạp, như những thứ hiển nhiên như định lý mà vẫn phải đi chứng minh" - ông bình luận.

Lê Huyền 

Trải nghiệm đặc biệt “trong xứ sở Toán học diệu kỳ"

Trải nghiệm đặc biệt “trong xứ sở Toán học diệu kỳ"

Bóng hơi chịu tải nặng không vỡ trên bàn đinh, chế tạo và điều khiển robot, thiết bị tự động, lý giải các quy luật cuộc sống bằng toán học,… là một trong những điều mà học sinh được trải nghiệm tại Ngày hội Toán học mở năm 2018.

Cơ hội học sinh trải nghiệm ứng dụng của Toán trong khoa học, kỹ thuật

Cơ hội học sinh trải nghiệm ứng dụng của Toán trong khoa học, kỹ thuật

Các học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội được thưởng thức vẻ đẹp và trải nghiệm ứng dụng của Toán trong khoa học, kỹ thuật tại Ngày hội Toán học mở do Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán tổ chức ngày 4/11 tới đây.

Nhà toán học nổi tiếng khẳng định đã giải được bài toán thiên niên kỷ

Nhà toán học nổi tiếng khẳng định đã giải được bài toán thiên niên kỷ

Michael Atiyah - một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới vừa trình bày cách giải giả thuyết Riemann trong một bài giảng vào hôm 24/9. Ông sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD nếu bài giải của ông được công nhận.

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

- Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.