Theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến nay mới chỉ có hơn 2.000 trong tổng số 800.000 DN tham gia Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Thông tin về phát triển bền vững cũng mới chỉ đến được với hơn 100.000 DN.

Trong bối cảnh đại dịch Covid hoành hành và xu hướng phát triển bền vững đang "nóng" chưa từng có, thì ở Việt Nam, chỉ một số DN lớn đi tiên phong, còn lại, 98% DN nhỏ và vừa vẫn rất thờ ơ.

{keywords}
Phát triển bền vững, không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng mà còn có giá trị về mặt kinh tế.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nhiều DN thờ ơ do suy nghĩ rằng, chuyển đổi kinh doanh sang phát triển bền vững đòi hỏi phải đầu tư thêm sẽ dẫn đến những chi phí tốn kém làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh nên không muốn.

Nhưng thực tế phát triển bền vững luôn mang lại những hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế. Nó giúp tiết kiệm các tài nguyên và nguồn lực, giảm thiểu tác hại tới môi trường, vì vậy đem lại lợi ích rất lớn. 

Đại diện tập đoàn Nestle (Thụy Sỹ) cho biết, khi theo đuổi yếu tố bền vững, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn lực. Điều đó có nghĩa sẽ giúp hạ thấp được các chi phí, cũng như quản lý được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

Công ty Heineken Việt Nam hàng năm tiết kiệm rất nhiều nước, giảm sử dụng hàng nghìn tấn nhôm (dùng làm vỏ lon bia), 99% chất thải và phụ phẩm được tái chế. Việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối để nấu bia, hàng năm giúp tiêu thụ hàng chục nghìn tấn vỏ trấu và phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, mang lại thu nhập lên tới hơn 50 tỷ đồng cho nông dân. Đây là minh chứng cho việc phát triển bền vững, không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn có giá trị về mặt kinh tế.

Theo nghiên cứu của Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững thế giới, chỉ riêng việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sẽ giúp tạo ra ít nhất 7,7 nghìn tỷ USD vào năm 2030 cho các DN và hơn 380 triệu cơ hội việc làm mới, đồng thời duy trì đà tăng trưởng bền vững của kinh tế toàn cầu.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI, đại dịch Covid-19 giống như một phép thử khắc nghiệt cho “sức khỏe” các DN. Nnhững DN có sự cam kết mạnh mẽ và kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững có khả năng chống chịu cao hơn so với các DN khác.

Khảo sát của VCCI, thực hiện vào tháng 9/2021, cho thấy 81% DN theo đuổi chiến lược phát triển bền vững nhanh chóng thích nghi, từ liên kết ngành đến đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, chuyển đổi số, kinh tế số... giảm phụ thuộc vào các thị trường, hình thức kinh doanh truyền thống. Những DN này đã tự tạo ra được “kháng thể”, duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng. DN nào áp dụng “Bộ chỉ số phát triển bền vững” sẽ đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn. 

{keywords}
DN nên theo đuổi triết lý, giải pháp cụ thể để xây dựng theo hướng bền vững ngay từ đầu

Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, các DN cần thay đổi tư duy kinh doanh, nhìn nhận phát triển bền vũng như một con đường tất yếu và duy nhất giúp trụ vững trên thương trường toàn cầu. Định hướng kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững cần được thấm nhuần và trở thành cam kết trong toàn bộ DN. Đây không chỉ là thách thức mà là cơ hội.

"Hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD sẽ từ phát triển bền vững tạo ra, sẽ là cơ hội cho tất cả chúng ta", ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Vũ Đức Đam khẳng định, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung, không thể đảo ngược. Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững, vào tất cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đừng coi phát triển bền vững chỉ là “sân chơi” của các DN lớn, mà gồm cả các DN nhỏ và vừa. Các DN nên theo đuổi triết lý, giải pháp cụ thể để xây dựng theo hướng bền vững ngay từ đầu.

“Chúng ta phải cùng nhau thực hiện những việc, dù là nhỏ nhất, để thay đổi thói quen ngay từ đầu vì sự phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nói.

Trần Thủy

Đừng tưởng nhất nhì, top này top kia mà đã hay

Đừng tưởng nhất nhì, top này top kia mà đã hay

Người đứng đầu ngành nông nghiệp tỏ ra băn khoăn khi nông nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.