Hiệp hội Taxi thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Tổng cục Thuế thể hiện sự đồng tình ủng hộ của taxi chính thống với quy định thuế liên quan đến Grab thể hiện tại Nghị định 126.

{keywords}
Hiệp hội taxi: “cùng một thời điểm Grab đã tính toán để kéo mọi quyền lợi về cho mình"

Dẫn Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Hiệp hội này bày tỏ đồng tình khi hoạt động của Grab được xem là hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải.

Tiếp đó, với quy định về thuế tại Nghị định 126, Hiệp hội taxi TP.HCM cho rằng với nghị định này, vấn đề thuế VAT được áp dụng bình đẳng cho các loại hình vận tải.

“Chúng tôi cho rằng đây là hành lang pháp lý quan trọng để mọi loại hình kinh doanh vận tải phải tôn trọng và thực thi”, Hiệp hội này nêu trong văn bản.

Liên quan đến việc Grab bị đội ngũ lái xe phản ứng quyết liệt, Hiệp hội này đưa ra nhiều dẫn chứng và chỉ ra rằng “cùng một thời điểm Grab đã tính toán để kéo mọi quyền lợi về cho mình”.

Hiệp hội này cũng dẫn điểm c, khoản 5 điều 27 của Nghị định 126 về trách nhiệm kê khai và nộp thuế, “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế, tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng (VAT) với toàn bộ doanh thu của hoạt động…”.

Qua đó, Hiệp hội Taxi TP.HCM băn khoăn: Với quy định này, Grab rõ ràng là tổ chức phải khai thuế và nộp thuế VAT thay người tiêu dùng. Nhưng với cách tính nội bộ của Grab như hiện tại, gánh nặng lại đè lên vai lái xe (đối tác), vấn đề nữa là khi cơ quan thuế khấu trừ lại VAT thì ai là người thụ hưởng – Grab hay các lái xe (đối tác)?”.

{keywords}
Văn bản của hiệp hội taxi TP.HCM nêu về chính sách của Grab.

Cuối cùng, Hiệp hội này cho rằng quy định thuế với hoạt động như của Grab “sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh hơn giữa các loại hình kinh doanh vận tải, trong đó có taxi và loại hình vận tải tương tự”.

L.Bằng

Tổng cục Thuế phản bác Grab: Quy định mới không làm tăng giá cước

Tổng cục Thuế phản bác Grab: Quy định mới không làm tăng giá cước

Tổng cục Thuế không đồng ý với ý kiến cho rằng Nghị định 126 dẫn đến Grab tăng giá cước từ 8% đến 18% đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau, đồng thời giảm tỷ lệ chia cho tài xế 7%.